SKKN Một số biện pháp hướng dẫn cho trẻ 3 – 4 tuổi phát triển thẩm mỹ qua hoạt động nặn
- Mã tài liệu: BC2055 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 686 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thông Minh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thông Minh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp hướng dẫn cho trẻ 3 – 4 tuổi phát triển thẩm mỹ qua hoạt động nặn” triển khai các biện pháp như sau:
1. Cung cấp kiến thức, vốn hiểu biết về cái đẹp cho trẻ thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học
2. Xây dựng nề nếp học tập, rèn luyện kiến thức, kỹ năng óc sáng tạo
3. Dạy trẻ kỹ năng nặn cho trẻ
3. Tích hợp nội dung nặn vào các hoạt động khác có nội dung phù hợp
4. Cung cấp củng cố kiến thức kĩ năng nặn ở mọi lúc, mọi nơi
5. Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng trẻ chưa đạt
6. Tổ chức hội thi “ Bé khéo tay ” tại lớp
7. Phối kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước. Do đó trẻ cần được chăm sóc yêu thương, quan tâm dạy dỗ, giáo dục chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Vì vậy việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay từ nhỏ là điều vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, bởi nó chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay 1 bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh… Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
Nội dung hoạt động tạo hình nói chung, hoạt động nặn nói riêng trong trường mầm non là có vai trò rất quan trọng để phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp ( kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động nặn chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
Chính sự quan trọng của hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động nặn nói riêng đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Nhưng thực tế hoạt động âm nhạc trong trường mầm non Long Biên, đặc biệt là trẻ lớp mẫu giáo bé của tôi thì trẻ học chưa tập trung, chưa hứng thú, đa số trẻ vẫn chưa có kỹ năng, thao tác tạo hình.mà tôi với vai trò là giáo viên mầm non tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc năng cao chất lượng giáo dục trẻ, đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp hướng dẫn cho trẻ 3 – 4 tuổi phát triển thẩm mỹ qua hoạt động nặn”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích của tôi là trao đổi với đồng nghiệp, khảo sát trẻ hàng ngày để giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động nặn trong trường mần non, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ cảm thụ cái đẹp. Đặc biệt giúp trẻ hứng thú trong giờ hoạt động tạo hình, mạnh dạn, tự tin , có kỹ năng nặn tốt, sáng tạo và biết đánh giá sản phẩm của mình, của bạn
Qua hoạt động này giúp tôi linh hoạt hơn để tìm tòi ra phương thức giáo dục trẻ trong các bài giảng để hoạt động giáo dục tạo hình nói chung và hoạt động nặn nói riêng đạt kết quả cao.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM :
- Đối tương nghiên cứu: Tìm hiểu một số phương pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển thẩm mỹ qua hoạt động nặn
- Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Trẻ 3 – 4 tuổi.
- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
– Học sinh 3 – 4 tuổi lớp mẫu giáo bé C2 trường Mầm non.
– Từ tháng ……..– tháng ……..
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp trực quan thính giác (Trực quan truyền cảm)
- Phương pháp dùng lời (Giảng giải, chỉ dẫn…) hướng tới ý thức trẻ. Đối với trẻ lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thưc đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.
- Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy và học: Việc sử dụng đồ dùng dạy và học được thể hiện như đồ dùng của giáo viên, của trẻ. Với giáo viên đồ dùng dạy như: Tranh mẫu, vật thật…tạo cho giờ học thêm hấp dẫn. Các phương tiện nghe nhìn như đầu DVD, CD, hay trình chiếu ứng dụng công nghệ thông tin…được áp dụng trong giờ.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÍ LUẬN
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp ( kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động nặn chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt giúp trẻ phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Giúp trẻ hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.
Trẻ mầm non trẻ rất thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu vẽ, tô màu theo ý thích, thích màu nước, thích xé giấy, vò giấy…để tạo ra sản phẩm, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thích… Từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ được đặt tên gọi, thể hiện trí tưởng tượng, sáng tạo của mình. Đặc biệt khi nhận xét sản phẩm trẻ được so sánh sản phẩm của mình với các bạn giúp trẻ nhận ra sản phẩm của mình đẹp hơn của bạn hoặc không đẹp bằng bạn. Điều đó kích thích trẻ hoạt động tạo hình tốt hơn, hăng say hơn ở lần hoạt động sau. Hon nữa khi trẻ được hoat động thực sự giúp trẻ thích thú, say mê hoạt động cũng giúp trẻ có tình yêu với cái đẹp, hướng tới cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết giúp trẻ hứng thú và học tốt môn tạo hình.
- THỰC TRẠNG
- Thuận lợi:
– Năm học ……..được sự phân công trực tiếp phụ trách lớp mẫu giáo bé C2, tôi luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, của các cấp lãnh đạo địa phương về việc tạo điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ các loại đất nặn để trẻ thực hành.
– Có đội ngũ đồng nghiệp nhiệt tình, trình độ chuyên môn tốt luôn tạo điều kiện để học hỏi lẫn nhau trong công tác.
– Các cháu đi học được sắp xếp vào lớp theo đúng độ tuổi của mình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]