SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi học vẽ tại trường mầm non
- Mã tài liệu: BC3001 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 723 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Đặng Thị Diễm Quỳnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tân Bình |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Đặng Thị Diễm Quỳnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tân Bình |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi học vẽ tại trường mầm non“ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân về tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua thể loại vẽ
2.3.2. Tổ chức nâng cao chất lượng học vẽ cho trẻ trong hoạt
2.3.3. Hướng dẫn trẻ vẽ thông qua các hoạt động khác ở mọi lúc mọi nơi, rèn các kỹ năng cơ bản và phối hợp các nét vẽ, cách cầm bút, tư thế ngồi
2.3.4. Tích hợp vào các hoạt động khác có nội dung phù hợp
2.3.5.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động vẽ
2.3.6. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh hướng dẫn trẻ học vẽ tại gia đình
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
1 | 1. MỞ ĐẦU | 1 |
2 | 1.1. Lý do chọn đề tài. | 1 |
3 | 1.2. Mục đích nghiên cứu. | 2 |
4 | 1.3. Đối tượng nghiên cứu. | 2 |
5 | 1.4. Phương pháp nghiên cứu. | 2 |
6 | 2. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM | 2 |
7 | 2.1. Cơ sở lý luận | 2 |
8 | 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu | 3 |
9 | 2.2.1. Thuận lợi. | 3 |
10 | 2.2.2. Khó khăn. | 3 |
11 | 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. | 4 |
12 | 2.3.1. Nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho
bản thân về tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua thể loại vẽ. |
4 |
13 | 2.3.2. Tổ chức nâng cao chất lượng học vẽ cho trẻ trong hoạt
động học. |
6 |
14 | 2.3.2.1. Rèn kỹ năng học vẽ cho trẻ theo từng thể loại. | 6 |
15 | 2.3.2.2. Quan tâm bồi dưỡng cho những trẻ có năng khiếu và
không có năng khiếu. |
8 |
16 | 2.3.3. Hướng dẫn trẻ vẽ thông qua các hoạt động khác ở mọi lúc
mọi nơi, rèn các kỹ năng cơ bản và phối hợp các nét vẽ, cách cầm bút, tư thế ngồi. |
|
17 | 2.3.4. Tích hợp vào các hoạt động khác có nội dung phù hợp. | |
18 | 2.3.5.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết
kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động vẽ. |
13 |
10 | 2.3.6. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh hướng dẫn trẻ học vẽ
tại gia đình |
15 |
20 | 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. |
18 |
21 | 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | 20 |
22 | 3.1. Kết luận. | 20 |
23 | 3.2. Kiến nghị. | 20 |
MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết. Ở lứa tuổi mầm non trẻ được đến trường học tập, vui chơi thông qua tất cả các hoạt động, tất cả các hoạt động đặc biệt là hoạt động tạo hình. Nhờ có hoạt động tạo hình trẻ được khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của thế giới xung quanh và thể hiện ước mơ trẻ thơ của mình. Chính vì thế mà “hoạt động tạo hình chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong trường mầm non hoạt động này góp phần giáo dục thẩm mỹ và hình thành phát triển toàn diện nhân cách của trẻ”[1]. Song trong “hoạt động tạo hình dạy vẽ cho trẻ không nhằm tạo trẻ thành họa sỹ mà thông qua vẽ để khơi gợi và phát huy năng khiếu thẩm mỹ vốn có của trẻ, gợi cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp – Tạo ra sản phẩm”[2].
Thông qua “hoạt động tạo hình trẻ biết được thế giới tự nhiên, cuộc sống của con người vô cùng phong phú, đa dạng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đó trẻ tái tạo lại những cảnh vật bằng sự cảm nhận ban đầu ngộ nghĩnh, hồn nhiên, đáng yêu của tâm hồn trẻ thơ hội tụ lại rõ nét qua bức tranh”[3].
Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hiểu một cách sâu sắc các mối quan hệ trong xã hội, các mối quan hệ của các hiện tượng tự nhiên như: cỏ cây, hoa lá, thế giới loài vật với con người. Và từ đó trẻ có thái độ, tình cảm thân thiện, và có hành vi ứng xử tốt qua việc thể hiện các sản phẩm tạo hình. Đồng thời hoạt động tạo hình trẻ còn phát triển các khớp cổ tay, ngón tay, các cơ bàn tay. Rèn sự khéo léo linh hoạt của đôi bàn tay qua vẽ, nặn, xé dán, tô màu, và nhất là qua thể loại vẽ.
Dạy cho trẻ vẽ bước đầu để trẻ làm quen với các “phương tiện ngôn ngữ tạo hình như: phát triển kỹ năng tri giác đồ vật về hình dáng, đường nét, cấu trúc, màu sắc, hình thành cho trẻ các thao tác tư duy nhằm phát triển kỹ năng sáng tạo ở trẻ”[4].
Hơn nữa hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành các đức tính tốt đẹp như yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp, giữ gìn cái đẹp. Từ đó có hành vi ứng xử tốt với môi trường, với các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh trẻ, giúp trẻ hình thành cảm xúc ban đầu về cái đẹp trong tâm hồn trẻ thơ và thị yếu thẩm mỹ khi trẻ được vẽ, được tạo ra cái đẹp.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình, đặc biệt là hướng dẫn trẻ thực hiện các nội dung vẽ góp phần hình thành nhân cách toàn diện của trẻ về các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ, thì bằng mọi cách tôi phải tìm ra các giải pháp hay để dạy trẻ học vẽ đạt hiệu quả. Xuất phát từ những yêu cầu đó đã thôi thúc tôi tìm tòi, suy nghĩ, đúc kết để tìm ra các biện pháp, các thủ thuật dạy trẻ sinh động, hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động tạo hình (thông qua thể loại vẽ) một cách tích cực, chủ động, tự tin sáng tạo sao cho đạt hiệu quả. Chính vì thế tôi chọn đề
tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi học vẽ tại trường mầm non Nga Điền” Làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn giúp trẻ phát huy năng khiếu thẩm mỹ vốn có và được đồng nghiệp rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy đặc biệt là trong thể loại dạy vẽ cho trẻ.
- Mục đích nghiên cứu
-
- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 4 – 5
tuổi.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng sự sáng tạo, tính tích cực trong các hoạt
động phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp, thích làm ra cái đẹp, biết bảo vệ cái đẹp và biết đặt tên cho sản phẩm mình tạo ra.
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trẻ mẫu giáo lớp Hoa Mai (4 – 5 tuổi) tại trường mầm non Nga Điền.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ của đề tài cần sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát những vấn đề liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, đàm thoại.
- Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm.
- Phương pháp trực quan – Minh họa.
- Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ.
- Phương pháp nêu gương, đánh giá.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận
Với sự phát triển về nhận thức, cảm xúc và các kỹ năng vận động tinh, trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi rất hứng thú tìm kiếm, khám phá, tích luỹ vốn biểu tượng, kinh nghiệm tạo hình, đồng thời biết sử dụng khả năng tạo hình nói chung và vẽ nói riêng một cách tích cực tự giác để tìm hiểu cuộc sống thế giới xung quanh trẻ. “Trẻ có khả năng tri giác không gian, tri giác thẩm mỹ, phát triển những nét đẹp độc đáo và biết thể hiện chúng bằng các đường nét, mảng màu theo ý thích riêng của chúng. Trẻ biết cảm nhận những cái đẹp thẩm mỹ trong các tranh vẽ nghệ thuật trang trí phù hợp với độ tuổi của trẻ, đồng thời học hỏi được các phương thức biểu cảm đơn giản khi thể hiện tác phẩm của mình”[1]. Trẻ biết lựa chọn màu sắc khi thể hiện tác phẩm theo ý kiến chủ quan của trẻ tập tìm kiếm thể hiện “sắc thái màu sắc
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]