SKKN Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh đi học muộn giờ tại trường THPT

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 452
Lượt tải: 6
Số trang: 42
Tác giả: Đặng Thị Thu Phương
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT ĐÔ LƯƠNG 1
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 42
Tác giả: Đặng Thị Thu Phương
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT ĐÔ LƯƠNG 1
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh đi học muộn giờ tại trường THPT triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Biện pháp 1: Nêu cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
Biện pháp 2: Tổ chức điều tra nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh.
Biện pháp 3: Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chủ đề về vấn đề đi học muộn trong các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động trải nghiệm.
Biện pháp 4: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ lớp.
Biện pháp 5: Xây dựng lớp học thân thiện, hạnh phúc, nêu gương.
Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ với đoàn trường, với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục học sinh đi muộn giờ.
Biện pháp 7: Xây dựng một số tình huống học sinh đi học muộn giờ và cách xử lý mang tính giáo dục của để nhân rộng cho các lớp khác.

 

Mô tả sản phẩm

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tình hình đất nước đang hội nhập và phát triển như hiện nay, ngoài mặt tích cực đã được ghi nhận nó còn phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm. Một bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, thiếu niềm tin, thiếu ý chí trong cuộc sống. Một số gia đình bố mẹ mải lo làm ăn mà quên mất sự quan tâm đến học hành và sức khỏe của các con.
Gần trường học hàng loạt các quán xá mọc lên với đủ loại tạo điều kiện để một số thanh thiếu niên tụ tập và lôi kéo. Vì vậy mà từ đó nảy sinh hàng loạt vấn đề nghiêm trọng khác trong đó có việc cố tình vào học muộn giờ ở một số bộ phận học sinh.
Có thể nói đi học muộn giờ là vấn đề đáng được suy ngẫm ở học sinh hiện nay, mà ở đó lâu dần sẽ trở thành căn bệnh kinh niên của nhiều em học sinh. Nghiêm trọng hơn, đi học muộn chính là đang phá vỡ các quy chuẩn vận hành của một tổ chức, mà ở đây là trường học. Vấn đề này đã đươc kéo dài nhiều năm mà rất ít trường giải quyết triệt để. Đây là vấn đề rất nan giải và làm đau đầu đối với các nhà quản lí giáo dục, trong đó có giáo viên chủ nhiệm.
Việc học đi học muộn giờ ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều người:
Cá nhân học sinh: Ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đến việc tiếp thu bài, làm mất hình ảnh và uy tín của chính bản thân.
Với bạn bè: Làm xói mòn tinh thần, làm giảm sự chấp hành nội quy một số bạn, gây hình ảnh không tốt đến bạn bè.
Với tập thể: Ảnh hưởng đến nề nếp chung, đến thi đua của tập thể lớp.
Với thầy cô: Làm gián đoạn dòng chảy của bài giảng, gây khó chịu đối với giáo
viên.
Với nhà trường: Làm giảm vị thế của nhà trường trong suy nghĩ và ánh mắt của
các bậc phụ huynh, làm ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Trong suốt quá trình giảng dạy tại trường, chúng tôi rất áy náy và trăn trở khi học sinh của lớp mình chủ nhiệm có những em hay đi học muộn. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề cần phải giải quyết nên chúng tôi mạnh dạn đưa ra đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH ĐI HỌC MUỘN GIỜ TẠI LỚP 12A1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN VÀ
LỚP 12T1 TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1” để giảm thiểu đến việc đi học muộn giờ của học sinh, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân, chấn chỉnh nề nếp chung toàn trường.
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận:
+ Nhìn chung qua các đại hội của Đảng đều quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
+ Ở lứa tuổi 15 đến 18 tâm lí học sinh chưa ổn định, việc coi trọng đến sự phát triển tâm lý học sinh vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Chính vì vậy mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư 31/2017 về việc tăng cường tư vấn, tâm sinh lý cho học sinh THPT. Quá trình phát triển về tâm sinh lý của các em có tính giai đoạn. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để áp dụng các biện pháp cho phù hợp trong công tác quản lý học sinh ở trường THPT.
II. Cơ sở thực tiễn:
Trường THPT Ngưyễn Xuân Ôn và Trường THPT Đô Lương 1 nằm trên địa bàn khá phức tạp, xung quanh có nhiều quán internet, nhiều quán ăn, nhiều câu lạc bộ giải trí, trước cổng trường Nguyễn Xuân Ôn lại có quốc lộ đi qua nên gây khó khăn cho học sinh trong việc vào trường. Ngoài ra một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập nên ảnh hưởng đến việc đến trường của các em học sinh.
Mặt khác lớp 12A1, 12T1 mặc dù là lớp chọn, nhưng một số em học sinh học tập chưa tốt, ý thức chấp hành nội quy chưa cao, một bộ phận học sinh sống thiếu trách nhiệm với bản thân, với tập thể lớp, vấn đề đi học muộn xẩy ra khá phổ biến ở tại lớp, tại nhà trường.
III. Nguyên nhân học đi học muộn (gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan).
Nguyên nhân khách quan:
1. Xe hay bị hỏng dọc đường, bị hỏng lúc ở nhà.
2. Thời tiết không thuận lợi (trời mưa, trời quá lạnh, quá nóng).
3. Tắc đường, xẩy ra va chạm khi tham gia giao thông.
4. Giúp đỡ bố mẹ giải quyết công việc làm ăn vào sáng sớm rồi đến trường muộn.
Nguyên nhân chủ quan:
5. Cố tình vào học muộn: Như la cà ngoài quán, hay ăn sáng ngoài cổng trường.
6. Ngủ quên giờ.
7. Ham mê điện tử, ít có sự quan tâm của gia đình.
8. Bị bạn bè lôi kéo, rủ rê…

IV. Một số biện pháp
Biện pháp 1: Nêu cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
Vai trò: Giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng to lớn, quyết định đến sự thành công của lớp học. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò như những người cha, người mẹ trong gia đình.
Trách nhiệm: Phải thường xuyên quan tâm, nhắc nhở động viên, uốn nắn những em học sinh hay đi muộn giờ, thường xuyên bám lớp, theo dõi trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi hoạt động của lớp. Đó cũng là trách nhiệm cần có ở mỗi giáo viên chủ nhiệm.
Thực tế thấy rằng giáo viên nào mà quan tâm đến lớp, luôn bám lớp trong mọi hoạt động, luôn gần gũi với tập thể lớp thì chắc chắn nhận được sự phản hồi tích cực từ phía học sinh. Qua đó thầy trò hiểu nhau hơn, học sinh chia sẻ nhiều vấn đề trong cuộc sống cho giáo viên hơn.
Các hoạt động cụ thể:
1. Thường xuyên có mặt trong các hoạt động của lớp:
a. Sinh hoạt đầu giờ
Bảng theo dõi giáo viên chủ nhiệm khối 12 tham gia sinh hoạt lớp đầu buổi học tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn năm học 2021-2022 ở một số tuần (trích từ sổ theo dõi của đoàn trường).
Tuần 3: Từ ngày 20/9/2021 đến 26/9/2021

Lớp Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
12A1 X X X X X X
12A2 X X X
12A3 X X X X
12A4 X X X
12A5 X X X
12A6 X X
12A7 X X
12A8 X X
12A9 X X
12A10 X X
12A11 X X
12A12 X X X
Tuần 4: Từ ngày 27/9/2021 đến 3/10/2021

Lớp Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7

12A1 X X X X X X
12A2 X X X
12A3 X X X X
12A4 X X X
12A5 X X
12A6 X X X
12A7 X X X
12A8 X X X
12A9 X X X
12A10 X X
12A11 X X X
12A12 X X
Bảng theo dõi giáo viên chủ nhiệm khối 12 tham gia sinh hoạt lớp đầu buổi học tại trường THPT Đô Lương 1(trích từ sổ theo dõi của đoàn trường).
Tuần 5: Từ ngày 4/10/2021 đến 10/10/2021

Lớp Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
12T1 X X X X X X
12T2 X X X
12T3 X X X
12T4 X X X
12T5 X X X
12D1 X X X X
12D2 X X X
12D3 X X X
12D4 X X X
12D5 X X X X
12D6 X X
12D7 X X X X
12A1 X X X

 

Ngoài các buổi sinh hoạt đầu giờ, trong các hoạt động khác (hoạt động thể thao, hoạt động văn nghệ, hoạt động ngoại khóa…) nếu có sự xuất hiện của giáo viên chủ nhiệm thì học sinh cảm thấy nhận sự quan tâm hơn. Vì vậy hiệu quả công việc tốt hơn, đồng thời tạo không khí thân mật, gần gũi thân thiện hơn.
a. Hoạt động thể dục, thể thao.

b. Hoạt động ngoại khóa.
c. Hoạt động cùng nhau học tập.

d. Hoạt động đại hội chi đoàn.

e. Hoạt động 20/10.

f. Hoạt động 20/11.

2. Thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, nhắc nhở học sinh lập kế hoạch để khắc phục, hạn chế việc đi học muộn giờ.
a. Suy nghĩ về việc cụ thể mà bạn phải làm vào buổi sáng: Viết chúng ra một mẩu giấy và mất bao lâu để ta làm việc đó như: đánh răng mất 5 phút, ăn sáng mất 15 phút, thay đồ mất 10 phút từ đó bạn cộng thời gian lại với nhau rồi thiết lập thời gian để đặt báo thức.
b. Tạo một lịch trình thường xuyên cho kế hoạch ở trường của bạn: Điều này giúp bạn thực hiện các công việc có kế hoạch, chủ động và để đi ngủ đúng giờ. Như thế gần như mọi công việc diễn ra trong ngày của bạn đều có kế hoạch thời gian cụ thể.
c. Bớt thời gian cho máy tính, chơi game, facebook. Để tập trung vào các công việc chính trong kế hoạch, tránh cho bạn phải thức khuya vì chưa hoàn thành.
d. Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập trước khi đi ngủ. Như vậy, bạn sẽ không phải vội vàng vào buổi sáng hay dễ quên thứ gì đó.
e. Lấy quần áo chuẩn bị cho ngày mai và sắp xếp chúng ra ngoài. Điều này giúp bạn không mất quá nhiều thời gian để chọn quần áo vào buổi sáng.
f. Đặt báo thức: Tùy vào thời gian của bạn để đặt báo thức. Ví dụ nếu bạn thức dậy lúc 7h00 thì nên đặt báo thức lúc 6h50 và nên tránh báo thức một lần, tránh việc bạn ngủ quên vì quá mệt.
g. Đến lớp 15 phút trước khi bắt đầu vào học. Như vậy, bạn có thể trao đổi bài tập về nhà với bạn bè hoặc thầy cô hay hoàn thành bài tập về nhà mà mình chưa xong.
Biện pháp 2: Tổ chức điều tra nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh.
Cách tiến hành: Giáo viên chủ nhiệm cần lên kế hoạch điều tra về tình hình học tập, ước mơ, suy nghĩ, dự định tương lai, điều tra hoàn cảnh gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào, mức độ quan tâm của gia đình đối với học sinh…bằng cách cho học sinh điền thông tin theo mẫu, hoặc điện thoại bố mẹ…
Đối với việc học sinh điền thông tin theo mẫu, giáo viên thiết kế mẫu đầy đủ thông tin, chi tiết, dễ hiểu.
Giáo viên thiết kế mẫu điều tra thông tin, khoa học, chi tiết.

PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỌC SINH
I. Bản thân
1. Họ và tên:………………………………………………Giới tính ( Nam, nữ)………
Dân tộc: ………………………Tôn giáo…………………………………..
2. Ngày tháng năm sinh ………………………………………………………………………
3. Nơi sinh: (Xã, Huyện, Tỉnh)……………………………………………………………..
4. Chổ ở hiện tại: (Ghi rõ xóm, Xã, Huyện, tỉnh……………………………..
5. Số điện thoại (nếu có):…………………………………………………………………..
6. Kết quả xếp loại năm học 2020-2021: Học tập:………………………………….
Hạnh kiểm :……………………………………….
7. Đã tham gia cán bộ lớp chưa (Ghi rõ chức danh)………………………………..
8. Sở thích……………………………
9. Năng khiếu……………………………………………………………..…
10. Ước mơ tương lai…………………………………
11. Năm học 2020-2021 đi học muộn giờ bao nhiêu lần……………………
12. Mong muốn của em là gì ở giáo viên chủ nhiệm………………
II. Nhân thân:
13. Họ tên cha …………………………………….Nghề nghiệp:…………………………..
Nơi công tác: ………………………….Số điên thoại:………………………..
14. Họ tên mẹ …………………………………….Nghề nghiệp:…………………………
Nơi công tác: ……………………..Số điên thoại:…………………………
15. Hiện nay đang ở với ai (Bố mẹ hay ông bà, chú bác, cô dì, ghi họ tên đầy đủ)
…………………………………………………………………………………..
16. Hoàn cảnh gia đình (Con Thương binh, mồ côi, hộ nghèo, cận nghèo hay bãi ngang)…………………………………………………………………………………………………….
17. Ghi rõ vài nét khái quát về hoàn cảnh gia đình hiện nay như thế nào (khó khăn, đau ốm, thu nhập của bố mẹ, gia đình hạnh phúc không, hoàn cảnh anh chị em trong gia đình có gì khó khăn khăn, cần giúp đỡ):
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….
Ngày.…….tháng … năm …
Xác nhận của phụ huynh Học sinh ký tên

Sau khi tổ chức điều tra nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh, giáo viên kiểm tra độ chính xác một số thông tin bằng cách trao đổi trực tiếp hoặc điện thoại cho phụ huynh. Trên cơ sở đó chúng tôi phân tách ra các đối tượng, để từ đó

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)