SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình
- Mã tài liệu: BC3093 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 978 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình” triển khai các biện pháp như sau:
2.1. Tự học tự bồi dưỡng
2.2. Xây dựng nề nếp, thói quen, kỹ năng thực hiện các hoạt động
2.3. Hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản
2.4. Tạo cho trẻ yêu thích nghệ thuật (Cho trẻ tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp môi trường xung quanh và những sản phẩm đẹp)
2.5. Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động tạo hình.
2.6. Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện khuyến khích trẻ làm phong phú vật liệu tạo hình để thể hiện cảm xúc và sáng tạo
2.7. Thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời.
2.8. Phối hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
ĐỀ TÀI:
Một số biên pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đồng hành cùng sự phát triển không ngừng của xã hội là nhu cầu về mọi mặt của con người cũng nâng cao rõ rệt. Khi cuộc sống có đủ cơm ăn, áo mặc thì mọi người và mọi nhà đều muốn nâng cao chất lượng cuộc sống.
“Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai” là khẩu hiệu mà mỗi chúng ta ai cũng biết. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trẻ em như tờ giấy trắng mà cha mẹ các con rất kỳ vọng vào sự tô vẽ của thầy cô. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên của trẻ, Có thể nói việc hình thành, rèn luyện ở trẻ những nhân cách ban đầu để trẻ trở thành công dân tý hon hoàn thiện như: Cơ thể khỏe mạnh, thông minh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn lễ phép, Có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống…. đó chính là trách nhiệm của giáo viên mầm non.
” Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, đó chính là mong muốn của tất cả học sinh khi tới trường và cũng là mong muốn của những người giáo viên giành cho học sinh thân yêu của mình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, dựa vào tâm lý của phụ huynh, tâm lý của trẻ lứa tuổi mình phụ trách tôi luôn nhận thấy một thực tế: Môi trường đẹp sẽ làm ta yêu trường lớp hơn, lớp con mình đẹp cũng thấy con yêu lớp hơn, xung quanh mình đẹp mình cũng thấy vui hơn….Và nhất là: Tự tay mình làm đẹp mình càng thấy vui hơn, con mình biết làm đẹp mình cũng thấy tự hào hơn, mình làm đẹp được thì mình sẽ biết giữ gìn nó hơn… Đó chính là mong muốn của bản thân tôi, của phụ huynh và nhất là của những học sinh thân yêu của tôi.
- Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận:
Hoạt động “Tạo hình” đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ ở trường mầm non. Nó là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, tạo hình giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện lại một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản ( vẽ, nặn, cắt, xé dán )
Chính vì thế, là một giáo viên mầm non tôi luôn muốn được mở rộng, trau dồi kiến thức của bản thân, đồng thờì góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ những chức năng tâm lý, cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người và một số kỹ năng cơ bản để trẻ chuẩn bị vào trường phổ thông.
Giáo dục mầm non ngày càng đòi hỏi chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước. Nhu cầu của phụ huynh cũng đặt hy vọng vào thầy cô ngày càng cao nếu trẻ không được bồi dưỡng , phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo thì làm sao mà trẻ có thể phát triển toàn diện được. Hơn nữa đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi việc cho trẻ hoạt động “Tạo hình” cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động “Tạo hình” đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.
Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ yêu thích nghệ thuật và hứng thú tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực này.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Tuy nhiên trên thực tế điều mình muốn không phải lúc nào cũng thực hiện được dễ dàng: Khi trẻ chưa biết cảm nhận cái đẹp, thì trẻ sẽ chưa biết yêu cái đẹp, chưa có mong muốn, hứng thú tạo ra cái đẹp, trẻ sẽ chưa biết quý trọng những sản phẩm đẹp và cũng là trẻ chưa có được kỹ năng tạo ra những sản phẩm đẹp vậy thì làm sao mà trẻ có thể hứng thú, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tạo hình được.
Qua tìm hiểu đánh giá thực trạng các hoạt động ở trường Gia Thượng và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy được một số tồn tại trên thực tế như sau:
– Do số lượng trẻ trong nhóm lớp còn đông, trẻ bây giờ hay được gia đình phục vụ nên nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn, tự giác tham gia vào các hoạt động, trẻ chưa có nề nếp thói quen, kỹ năng sinh hoạt tập thể. Trẻ hay thích tự ý làm những điều mình muốn, chưa tập trung chú ý lắng nghe và thực hiện những hướng dẫn yêu cầu của cô, chưa biết kết hợp cùng các bạn hoạt động theo nhóm.
– Trẻ thường được gia đình cưng chiều nên rất muốn tự khám phá mọi thứ xung quanh, trẻ muốn mọi thứ mình thích thuộc về riêng của mình → chưa có ý thức giữ gìn môi trường chung. Khi tiếp xúc với môi trường mới trẻ ngắm nhìn, muốn tự tay sờ vào những hình ảnh, đồ dùng, tự tay cậy, bóc khám phá thậm chí còn bóc, xé, tự ý lấy những thứ mà trẻ thích để nó thuộc về mình.
– Vì số lượng cháu đông, trẻ lại hiếu động nên nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc rèn trẻ kỹ năng tự khám phá, cảm nhận cái đẹp. Thường thì giáo viên hay tổ chức hướng dẫn trẻ theo tập thể hoặc theo nhóm lớn, những trẻ chậm chạp chưa có kỹ năng tạo hình, chưa thể tự mình tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh, trẻ chưa biết trân trọng những sản phẩm đẹp và trẻ cũng chưa có mong muốn tự tạo ra những sản phẩm đẹp chưa được chú ý nhiều. Thường thì khi tiếp xúc với những sản phẩm tạo hình trẻ chưa tập trung tư duy, chưa biết cách cảm nhận, đánh giá ý nghĩa của sản phẩm mà trẻ chỉ cảm nhận vẻ đẹp bằng cách nhìn trực quan về mầu sắc, chưa chú ý đến đường nét, bố cục, ý nghĩa của hình ảnh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]