SKKN Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng
- Mã tài liệu: BC1003 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 895 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Lê Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hạnh Phúc |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Lê Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hạnh Phúc |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng“ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1 Biện pháp 1: Phối kết hợp với BGH nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và cùng với các đồng chí giáo viên trong trường làm đồ dùng đồ chơi.
2.3.2 Biện pháp 2: Phối hợp với hội cha, mẹ phụ huynh sưu tầm quyên góp nguyên vật liệu và cùng cô làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ.
2.3.3 Biện pháp 3: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo sử dụng trong các hoạt động học có chủ định của trẻ.
2.3.4 Biện pháp 4: Làm đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ chơi tự tạo cho trẻ qua các hoạt động khác.
2.3.5 Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | NỘI DUNG | SỐ TRANG |
1 | Mở đầu | |
1.1 | Lý do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1 | Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2 | Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến | |
* Thuận lợi. | ||
* Khó khăn. | ||
2.3 | Các biện pháp, giải pháp | |
2.3.1 | Biện pháp 1: Phối kết hợp với BGH nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và cùng với các đồng chí giáo viên trong trường làm đồ dùng đồ chơi. | |
2.3.2 | Biện pháp 2: Phối hợp với hội cha, mẹ phụ huynh sưu tầm quyên góp nguyên vật liệu và cùng cô làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ. | |
2.3.3 | Biện pháp 3: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo sử dụng trong các hoạt động học có chủ định của trẻ. | |
2.3.4 | Biện pháp 4: Làm đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ chơi tự tạo cho trẻ qua các hoạt động khác: | |
2.3.5 | Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3 | Kết luận, kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Dưới mái trường Mầm non trẻ sẽ được chăm sóc và giáo dục phát triển toàn diện thông qua các hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ ở tuổi Mầm non là giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển nhân cách.[1]
Như chúng ta đã biết đối với trẻ ở độ tuổi mầm non vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ, qua vui chơi có thể phản ánh hiện thực xung quanh trẻ một cách sáng tạo và độc đáo. Nhưng trẻ sẽ chơi bằng cách nào và chơi như thế nào ? Để trẻ chơi một cách thoải mái và thích thú thì đồ chơi chính là phương tiện duy nhất khiến trẻ vui chơi một cách hứng thú nhất, đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chơi với đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.[2]
“Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đặc biệt là những đồ chơi tự tạo, khi được chơi với những loại đồ chơi tự tạo sẽ giúp cho trẻ chơi một cách hào hứng hơn, đồng thời tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện hơn với môi trường hơn nữa việc chơi với đồ chơi tự tạo sẽ phát huy được ở trẻ khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phá và trải nghiệm bằng cách có thể tự mình tạo ra những loại đồ chơi theo ý tưởng của trẻ. Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người”[3]. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi người lớn muốn trẻ tìm tòi khám phá . Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau.[4]
Đồ dùng đồ chơi của trẻ em hiện đang có bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, có rất nhiều đồ dùng đồ chơi không đảm bảo nguồn gốc nếu xét trên phương diện giáo dục, mà giá thành sản phẩm lại đắt như: Súng, gươm, dao… Những đồ chơi này lại mang tính bạo lực rất nguy hiểm đối với trẻ. Trong khi các phụ, phế phẩm từ thiên nhiên và trong cuộc sống có rất nhiều như: Các chai nhựa, lọ nhựa, các loại hoa, quả, rơm rạ, các hòn sỏi, hòn đá được nhặt ở các khe suối ở các vùng đồi núi… Đang sẵn có và có rất nhiều ở địa phương. Người lớn có thể tận dụng những nguyên vật liệu này làm đồ dùng đồ chơi cho con em mình chơi.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc trẻ chơi với đồ chơi tự tạo bản thân đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra : “ Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng trường mầm non Cẩm Qúy”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ thực tiễn về việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động của trẻ tại lớp học, tôi nhận thấy việc sử dụng “ Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng trường mầm non Cẩm Qúy”. là hết sức cần thiết nhằm phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ ở trường mầm non Cẩm Qúy – Huyện Cẩm Thủy – Tỉnh Thanh Hóa. Nhằm giúp cho trẻ hứng thú hơn vào các hoạt động học và vui chơi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tổng hợp một số kinh nghiệm làm ĐDĐC sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25- 36 tháng
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin tại nhóm trẻ 25 – 36 tháng;
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. phương pháp xây dựng kế hoạch; phương pháp thực hiện trên trẻ nhóm trẻ 25 – 36 tháng tuổi A Trường mầm non Cẩm Quý năm hoc ……….
Phương pháp thực hành làm đồ dùng đồ chơi.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết; đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương là những đồ chơi sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở thiên nhiên hoặc có sẵn ở địa phương như: Lá cây, cánh hoa, vỏ trứng, vỏ sò, vỏ ốc, các loại cành cây khô, chiếu hư, vỏ bao bì, các loại ống nhựa đã vứt đi, rơm rạ, lông gà, các tấm phọc, thùng đựng đồ đã qua sử dụng… Đây là những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm và ít tốn kém về kinh phí. Đồ dùng đồ chơi chơi có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển tâm sinh lý, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ và góp phần vào sự hình thành nhân cách trẻ thơ. Quá trình trẻ học và chơi với đồ chơi giúp trẻ khám trẻ khám phá các đặc điểm, thuộc tính của đồ chơi. Qua đó giúp trẻ hình thành sự chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần vào sự phát triển trí tuệ, tích lũy các biểu tượng là cơ sở cho hoạt động tư duy, tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ.
“Sự ảnh hưởng của đồ dùng đồ chơi là vô cùng quan trọng và cần thiết đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, bởi vì tư duy trực quan hình
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]