SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1
- Mã tài liệu: BM0012 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1226 |
Lượt tải: | 16 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | tiểu học Thị Trấn Nga Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | tiểu học Thị Trấn Nga Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp
2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
3. Xây dựng nề nếp lớp học
4. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp
5. Xây dựng lớp học thân thiện, sạch sẽ; bồn hoa xanh, đẹp
6. Thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh
7.Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội để xây dựng lớp thành một lớp tập thể tốt
8. Tổ chức đánh giá kết quả, thi đua, khen thưởng
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Theo Điều 27 – Luật Giáo dục -2005).Vì thế, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức nền tảng khoa học của các môn học, các trường Tiểu học phải đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục bồi dưỡng cho trẻ em những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cần thiết để góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Để thực hiện các nhiệm vụ đó không ai khác là những người thầy, người cô – những người “lái đò” cần mẫn không quản khó khăn, mệt mỏi trên “con thuyền tri thức”.
Như vậy, người giáo viên Tiểu học là một người thầy tổng thể, không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”, không những là người dẫn dắt đưa các em vào thế giới tri thức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật mà còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt động khác của học sinh để giúp các em mở rộng tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, là người tổ chức, cổ vũ tư tưởng cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều là tổng phụ trách đội, hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy- học-giáo dục học sinh trong lớp phụ trách. Người giáo viên chủ nhiệm lớp hầu như chịu trách nhiệm hoàn toàn về lớp mình phụ trách, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục trẻ em trước nhà trường, gia đình và xã hội. (Tham khảo tài liệu Module TH 34-Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)
Với lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng là lứa tuổi ngây thơ, trong trắng. Trẻ dễ dàng tiếp thu cái hay, cái đẹp nhưng cũng dễ bị lôi kéo vào những việc làm không đúng. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội. Kinh nghiệm của ông cha xưa đã đúc kết:” Bé không vin, cả gãy cành!”
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, trước hết phải xác định được vai trò của mình. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức và truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Vậy phải làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Đó là một câu hỏi khó không phải ai cũng tìm được câu trả lời. Từ những vấn đề trăn trở nêu trên, bản thân đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra một số biện pháp nhỏ để góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1ở trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
– Nghiên cứu lý luận và thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp, lựa chọn những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Nghiªn cøu mọi hoạt động liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp.
– Nghiên cứu tâm lí đối tượng học sinh lớp 1 để tìm ra biện pháp tốt nhất giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp.
– Tập thể học sinh lớp 1B trường tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động, biểu hiện tâm lí của học sinh lớp 1.
– Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Điều tra, thu thập các thông tin của từng phụ huynh, học sinh trong lớp.
– Phương pháp trao đổi: Dùng để trao đổi các đồng nghiệp có kinh nghiệm; trao đổi với học sinh; trao đổi với phụ huynh…
– Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm ra cái tốt để phát huy, cái hạn chế để khắc phục.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1 .
Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông. Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học nhất là giai đoạn lớp 1 với học sinh là hết sức quan trọng. Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này. So với tuổi mẫu giáo, nội dung và tính chất hoạt động cũng như mối quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội của học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 1 đã có những thay đổi cơ bản. Học tập trở thành hoạt động chủ đạo. Nhưng tư duy của các em vẫn còn mang tính trực quan, cụ thể. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động, chưa biết tập chung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Do đó, các em dễ nhớ nhưng cũng mau quên. (Tham khảo tài liệu Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm).
Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt là khi các em học ngày hai buổi thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè. Do đó, vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự hình thành nhân cách của các em ở giai đoạn này là rất quan trọng.
b. Vai trò và nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm.
Như chúng ta đã biết, Bộ giáo dục đã ban hành một số Quyết định, Thông tư quy định đối với Công tác chủ nhiệm lớp như Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Điều đó chứng tỏ rằng công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong nhà trường nhất là trường Tiểu học.
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học.(Tham khảo tài liệu Module TH 34-Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Đặc điểm tình hình trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn là trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ 2 đầu tiên của huyện Nga Sơn và cũng thuộc tốp đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Là một trường có bề dày thành tích trong công tác giáo dục, trường được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp. Dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, thành tích dạy và học của giáo viên và học sinh không ngừng nâng cao trong các năm học. Chất lượng giáo dục của các hoạt động phong trào khác cũng không kém. Nhà trương luôn được phụ huynh học sinh tin yêu, tín nhiệm.
b. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
a. Về phía giáo viên:
Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Thị Trấn đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Phần lớn giáo viên đều có tâm huyết với nghề, năng động, sáng tạo nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục học sinh. Nhà trường luôn đặt mục tiêu giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh lên hàng đầu “ Tiên học lễ – Hậu học văn”. Chính vì vậy, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp luôn được phần lớn các giáo viên trong trường chú trọng.
Song không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng nhận ra được điều đó. Vẫn còn có một số giáo viên chưa coi công tác chủ nhiệm là việc làm quan trọng đối với bậc học này.
– Một số giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn còn nặng về “dạy chữ” hơn “dạy người”. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ tập trung động viên các em học tập tốt mà quên đi việc động viên khuyến khích các em có tinh thần giúp đỡ tương trợ bạn trong học tập, vui chơi cũng như trong sinh hoạt khác.
– Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự sát sao với hoạt động của lớp. Giáo viên chưa nắm vững tâm lý học sinh, thường có thiện cảm với học sinh khá, giỏi và nặng nề ngôn ngữ với những học sinh yếu kém; chưa gần gũi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, chưa biết lắng nghe các em làm cho học sinh cảm thấy sợ sệt tự ti, mặc cảm, các em chưa dám thổ lộ, tâm tình với giáo viên.
– Mặt khác, giáo viên chưa phát huy tốt tính tích cực của học sinh. Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu , điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ .
– Một số giáo viên chủ nhiệm chưa biết phối hợp với giáo viên bộ môn, với các tổ chức khác trong nhà trường, phụ huynh học sinh để giáo dục các em.
Có thể coi đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc giảng dạy và giáo dục học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
b. Đối với học sinh
* Năm học ……….tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1B. Lớp có 32 em. Các em đều cùng độ tuổi và đã qua lớp mẫu giáo 6 tuổi nên đa số các em đã nhận biết được mặt 29 chữ cái và 10 chữ số.
– Học sinh trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn nói chung, học sinh lớp 1B nói riêng đa phần là con các gia đình có điều kiện, bố mẹ phần đông đều là cán bộ công chức nhà nước hoặc là những người đang làm kinh doanh nên cuộc sống vật chất của các em rất đầy đủ, các em được chăm sóc chu đáo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]