SKKN Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3034 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2809 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Tuyên truyền, phối hợp phụ huynh chuẩn bị cơ sỏ vật chất, phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm phong phú phù hợp vói chủ đề.
2.3.3. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ thông qua hoạt động trong ngày ở mọi lúc mọi nơi.
2.3.4. Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3.5. Phối hợp với Trạm y tế Xã khám sức khỏe và cân đo theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên VSATTP.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Tên đề mục | Trang |
Mục lục | |
1. Mở đầu | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3.Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. | |
2.3.1. Tuyên truyền, phối hợp phụ huynh chuẩn bị cơ sỏ vật chất, phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. |
|
2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm phong phú phù hợp vói chủ đề. | |
2.3.3. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ thông qua hoạt động trong ngày ở mọi lúc mọi nơi. |
|
2.3.3.1. Giờ đón trẻ. | |
2.3.3.2. Lồng ghép nội dung GDDD và VSATTP thông qua các hoạt động có chủ định. |
|
2.3.3.3.Hoạt động ngoài trời. | |
2.3.3.4. Với hoạt động góc. | |
2.3.3.5. Thời điểm cho trẻ ăn. | |
2.3.3.6. Hoạt động chiều. | |
2.3.4. Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. |
|
2.3.5. Phối hợp với Trạm y tế Xã khám sức khỏe và cân đo theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên VSATTP. |
|
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường | |
3. Kết luận, kiến nghị | |
*Kết luận | |
*Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài .
Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ xảy ra ngộ độc thực phẩm ở các địa phương các bếp ăn tập thể trong cả nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.
“Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn yếu ớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”. Vì vậy ngành học mầm non đã đưa nội dung “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” vào chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở lứa tuổi này.[1]
Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo ngành học mầm non đã đưa nội dung chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là việc làm vô cùng cần thiết, nó tạo được sự liên thông chăm sóc nuôi dưỡng từ độ tuổi mầm non cho đến lứa tuổi học đường. Chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch lên tình cảm, lý trí của trẻ nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành động để trẻ tự giác chăm lo đến vấn đề ăn uống, vệ sinh sức khỏe, cá nhân, tập thể và cộng đồng.
Như vậy giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non là việc làm cần thiết, đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi nói riêng. Trẻ lứa tuổi này rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được ở trường, hình thành dấu ấn lâu dài, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng tạo ra lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, biết lựa chọn ăn, uống hợp lý, đúng cách, đảm bảo sức khoẻ tốt, thân thể hài hòa, cân đối….
Với tầm quan trọng của việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp, thủ thuật trong quá trình giáo dục trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động dinh dưỡng, sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm mọi lúc, mọi nơi một cách tích cực, đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy năm học này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi Trường Mầm Non Nga Yên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
– Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non Nga Yên, trên thực tế để phân tích tìm hiểu biện pháp khắc phục hạn chế nhằm giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường.
– Thu hút sự quan tâm của các cấp các nghành, các bậc phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ tại trường mầm non, để từng bước chuẩn hóa, đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ,… nhằm tạo cho trẻ môi trường tốt phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ. Từ đó giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách tốt hơn.
– Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP trong trường để phân tích thực trạng một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và VSATTP ở đơn vị.
– Rút ra các bài học về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh 4-5 tuổi tại Trường Mầm Non Nga Yên – Nga Sơn – Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp sau:
– Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này được sử dụng để phụ huynh và giáo viên trong trường thảo luận về các ý tưởng để phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP.
– Phương pháp nghiên cứu: Bản thân tôi đã tiến hành đọc tham khảo tài liệu liên quan để tìm ra một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục và VSATTP cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Phân tích tổng hợp hệ thống hóa để xây dựng cơ sở khoa học của đề tài.
– Phương pháp thực hành:Từ những kiến thức, những kinh nghiệm đã nghiên cứu ,thu thập được, thực hành làm ra được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ giáo dục dinh dưỡng và VSATTP, phục vụ giáo dục phát triển cho trẻ.
– Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để sử lý số liệu đã khảo sát giúp ứng dụng trên trẻ, giúp cho việc đánh giá kết quả thực trạng được chính xác.
– Phương pháp tuyên truyền: Sử dụng tuyên truyền để phụ huynh tham gia phối kết hợp chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân, sự phát triển của trẻ thời kỳ này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, có vai trò quyết định, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển về sau, xuyên suốt cả một đời người. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. Bên cạnh đó sức khỏe của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường… Trong đó dinh dưỡng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]