SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 5
- Mã tài liệu: BM5180 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 220 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chữ viết cho học sinh và phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh nắm được mẫu chữ hiện hành.
2.2. Phân loại chữ viết, xây dựng nề nếp, phát động phong trào “Rèn chữ, giữ vở” cho học sinh.
2.3. Thường xuyên rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút và để vở cho học sinh.
2.4. Rèn kỹ năng viết chữ đúng, đẹp qua tiết chính tả và các giờ học khác.
2.5. Giáo viên tích cực rèn chữ mẫu để dạy các em viết đúng, đẹp. Rèn cách lia bút để chữ viết có nét thanh, nét đậm.
2.6. Rèn phát âm chuẩn, đọc tốt diễn cảm, hiểu văn bản để học sinh vận dụng viết tốt và phân công cho các em kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau.
2.7. Giáo dục học sinh nâng cao chất lượng chữ viết bằng hình thức nêu gương, động viên, khen thưởng các em kịp thời.
2.8. Khuyến khích các em luyện đọc, luyện viết trong giờ tự học và khi ở nhà.
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người. Từ khi ra đời chữ viết là công cụ đắc lực trong việc ghi lại, truyền bá toàn bộ kho tri thức của nhân loại. Chẳng những vậy con người còn coi chữ viết như một người bạn thường xuyên, gần gũi thân thiết với mình, nhưng ngày nay tỷ lệ học sinh viết chữ xấu đang có chiều hướng ngày càng tăng. Điều đáng quan tâm là càng lên lớp cao, càng có nhiều học sinh viết chữ xấu. Những nét chữ chân phương thẳng hàng ngay ngắn đúng chuẩn chính tả đang dần mất đi và thay vào đó là những nét chữ cẩu thả thiếu nét với rất nhiều lỗi sai về chính tả. Thực tế đáng buồn trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Trong thời hiện tại trước sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ nên xuất hiện tâm lý xem nhẹ việc rèn chữ viết, những dòng chữ viết tay xinh xắn ngày nào dần bị thay thế bởi chữ đánh máy. Nên hiện nay, học sinh cũng như các bậc phụ huynh chỉ chú trọng đi sâu vào trang bị hệ thống kiến thức các môn học mà chưa thực sự chuyên tâm coi trọng việc rèn luyện chữ viết. Nhưng bản thân tôi thiết nghĩ: chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho hoc sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em đức tính kiên nhẫn và ý chí của bản thân, rèn cho các em tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình. Luyện viết chữ đẹp rất hữu ích, chúng giúp trẻ đọc nhanh hơn, phát huy được tính sáng tạo và khả năng ghi nhớ
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy ngoài các em viết chữ đẹp ra vẫn còn một số em viết chữ còn xấu, trình bày bài còn bẩn thậm chí nhiều em còn viết sai lỗi chính tả, đặt sai vị trí dấu thanh, sai mẫu chữ, cỡ chữ, cự li các chữ chưa đúng, dẫn đến các em trình bày bài làm của mình không đẹp, không khoa học. Bởi vậy, là một giáo viên đang trực tiếp đứng trên bục giảng trong tôi luôn đặt ra câu hỏi phải làm gì? Làm như thế nào để các em viết đúng, viết đẹp? Đó chính là lý do khiến tôi chọn đề tài là: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Khánh Cư ” với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé giải quyết những thực trạng đã nêu ở trên.
PHẦN NỘI DUNG
- Giải pháp cũ thường làm:
1.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chữ viết cho học sinh và phụ huynh.
– Đầu năm học, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm ngoài việc phổ biến kế hoạch hoạt động của nhà trường, lớp trong năm học mới tôi đã tuyên truyền trong phụ huynh về việc cần phải quan tâm rèn chữ viết cho học sinh.
– Tuyên truyền giảng giải cho phụ huynh và học sinh về vai trò của chữ viết, vị trí, tầm quan trọng của việc rèn chữ viết đối với việc hình thành nhân cách, tính kiên trì, tính kỉ luật, chịu khó của các em trong quá trình học tập. Chỉ ra cho phụ huynh thấy được nguyên nhân học sinh viết chữ xấu và tác hại của việc viết chữ xấu trong quá trình học tập. Chữ viết đẹp sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc học các môn học khác.
– Vận động phụ huynh mua sắm đủ các loại dụng cụ học tập có chất lượng cho học sinh trong quá trình học tập như: bút, vở, mực, thước kẻ, vở luyện chữ mấu … Hướng dẫn phụ huynh dựa vào mẫu chữ ở vở luyện viết chữ đẹp lớp 5 để kiểm tra và thường xuyên quan tâm sửa chữa các sai sót cho con em mình.
* Ưu điểm: Phần đa phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết và có ý thức nhắc nhở con em mình viết cho đúng.
* Nhược điểm: Giáo viên đã phối hợp với phụ huynh học sinh để rèn chữ cho các em nhưng chưa thật sự có hiệu quả vì mới chỉ dừng lại ở sự tuyên truyền để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của chữ viết và nhắc nhở con em mình rèn chữ viết cho đúng cho đẹp nhưng có rất nhiều phụ huynh chưa nắm được cách viết và độ cao các con chữ, khoảng cách của các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ,…để dạy con em mình viết cho chuẩn.
1.2. Phân loại chữ viết học sinh – Xây dựng phong trào “Rèn chữ, giữ vở”.
– Vào đầu năm học mới tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh. Phân loại chữ viết của học sinh theo từng loại để có phương pháp luyện chữ cho phù hợp.
– Hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để luyện viết, hướng dẫn học sinh cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở như thế nào trong năm học. Hướng dẫn cách trình bày ở vở của học sinh trong từng thể loại bài, cách kẻ vở khi hết bài; cách trình bày các thể thơ, văn xuôi khi viết bài để thống nhất trong cả lớp.
– Hàng tháng tổng kết tuyên dương kịp thời những học sinh có tiến bộ về chữ viết.
* Ưu điểm:
– Giáo viên đã nắm bắt được các ưu nhược điểm của chữ viết của từng nhóm học sinh như đã phân loại và có biện pháp để rèn chữ, sửa sai cho học sinh.
– Học sinh đã chọn được vở và bút đảm bảo chất lượng khi viết để nâng cao chất lượng chữ viết.
* Nhược điểm: Tuy đã phân loại chữ viết của học sinh, song việc sửa sai cho học sinh chưa thực sự cá thể hóa. Việc sửa nhược điểm cho từng cá nhân học sinh chưa được triệt để nên chất lượng chữ viết chưa được nâng cao ở năm học ……….
1.3. Thường xuyên rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút và để vở cho học sinh.
Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết tôi đã quan tâm đến tư thế ngồi viết đúng của các em. Trước khi cho học sinh viết chính tả tôi thường cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm bút, để vở để các em thực hiện cho tốt: Ngồi thoải mái, không gò bó, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25cm đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc và tay trái tì nhẹ vào mép vở để vở không dịch chuyển. Cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay phải, điều khiển bút mềm mại và thoải mái. Để vở hơi nghiêng về bên trái…
* Ưu điểm: Học sinh được giáo viên gợi lên và được nhắc lại tư thế ngồi viết và các em tự điều chỉnh cách ngồi của mình.
* Nhược điểm: Chỉ chú trọng tới câu khẩu lệnh hơn là việc làm cụ thể. Giải pháp cũ chỉ nhắc chung chung và sửa lại cách ngồi nhưng chưa được sửa triệt để. Thao tác nêu lại cách ngồi ấy chỉ được diễn ra trong giờ chính tả chứ chưa được diễn ra thường xuyên ở tất cả các môn học.
1.4. Rèn kỹ năng viết chữ đúng, đẹp qua tiết chính tả.
– Như chúng ta biết rằng muốn viết đẹp thì trước tiên là phải viết đúng mẫu chữ, kích cỡ, độ cao, tốc độ viết đảm bảo. Vì thế trong các giờ chính tả trên lớp, giáo viên cần cung cấp cho học sinh nắm được tỉ lệ chiều cao các con chữ và khoảng cách các con chữ trong một chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút … Những quy tắc này học sinh đều nắm được song giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở nhất là đối với những học sinh tiếp thu chậm. Giáo viên có thể phân loại hệ thống chữ cái tiếng việt thành các nhóm để luyện viết. Giáo viên cần chú ý nhắc nhở học sinh điểm đặt bút và điểm dừng bút chính xác. Nếu có nhiều học sinh mắc sai cùng một lỗi thì giáo viên cần phân tích kỹ và viết mẫu để học sinh quan sát và sửa sai.
– Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện phục vụ giảng dạy như: Bảng phụ. Một số bảng chữ mẫu truyền thống, Một số bài viết đẹp của học sinh các năm học trước.
* Ưu điểm: Qua giờ chính tả giáo viên đã chú ý cho rèn cho học sinh viết đúng và đẹp thể hiện ở các khâu, các bước trong giờ chính tả từ đó học sinh ứng dụng viết tương đối tốt. Giáo viên đã chú ý sửa lỗi cho học sinh để học sinh nắm bắt kịp thời và sửa chữa.
* Nhược điểm: Trong giờ chính tả giáo viên vẫn chưa tỉ mỉ hướng dẫn thêm về kỹ thuật viết như: Lia bút, rê bút, cách viết liền mạch cho các em để chữ viết của các em có nét thanh, nét đậm rõ ràng. Giáo viên đã chú ý sửa lỗi cho học sinh để học sinh nắm bắt kịp thời và sửa chữa nhưng mức độ sửa còn chung chung, đã cá thể hóa học sinh trong quá trình dạy học nhưng sự cá thể hóa chưa thực sự rõ nét.
1.5. Giáo viên tích cực rèn chữ mẫu để dạy học sinh viết chính xác.
Việc viết mẫu chữ của giáo viên là một phương pháp dạy học trực quan rất hiệu quả. Vì vậy, tôi luyện chữ viết theo mẫu chữ mới hiện hành. Ngoài viết đúng ra tôi cố gắng rèn luyện để viết đều và đẹp. Bên cạnh đó tôi luôn chú trọng khâu trình bày bảng lớp sao cho khoa học và có thẩm mỹ ở tất cả các môn học.
* Ưu điểm: Học sinh nhìn vào mẫu chữ của giáo viên để rèn chữ và viết đẹp hơn.
* Nhược điểm: Tuy các em viết đều và đẹp nhưng do chữ mẫu của giáo viên chưa có nét thanh nét đậm nên các em viết cũng chưa có nét thanh nét đậm.
- Giải pháp mới cải tiến:
2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chữ viết cho học sinh và phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh nắm được mẫu chữ hiện hành:
– Đầu năm học, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm ngoài việc phổ biến kế hoạch hoạt động của nhà trường, của lớp trong năm học mới tôi đã tuyên truyền trong phụ huynh về việc cần phải quan tâm rèn chữ viết cho học sinh. Tuyên truyền giảng giải cho phụ huynh và học sinh về vai trò của chữ viết, vị trí, tầm quan trọng của việc rèn chữ viết đối với việc hình thành nhân cách, tính kiên trì, tính kỉ luật, chịu khó của các em trong quá trình học tập. Chỉ ra cho phụ huynh thấy được nguyên nhân học sinh viết chữ xấu và tác hại của việc viết chữ xấu trong quá trình học tập. Chữ viết đẹp sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc học các môn học khác.
– Nếu chỉ nhắc chung chung như vậy thì phụ huynh mới chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở con em mình viết cho đúng cho đẹp. Nhưng có rất nhiều phụ huynh chưa nắm được cách viết và độ cao các con chữ, khoảng cách của các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ,…để dạy con em mình viết cho chuẩn. Nắm được yếu điểm đó nên ngay từ đầu năm họp phụ huynh tôi đã dành một khoảng thời gian nhất định để hướng dẫn phụ huynh cách rèn chữ cho con ở nhà. Hướng dẫn tỉ mỉ cho họ về cách viết, khoảng cách giữa các chữ và các con chữ trong cùng một chữ, độ cao của từng nhóm chữ cái, điểm đặt bút và điểm dừng bút… Ví dụ: Đầu năm thực tế ở lớp tôi có hiện tượng học sinh viết các chữ có nét khuyết trên và nét khuyết dưới cao 3 dòng ly, có em lại viết chữ “d, đ” cao 2 dòng ly rưỡi, chữ “t” cao 2 dòng ly, điểm đặt bút và điểm dừng bút không chính xác. Có em thì viết thiếu nét, em thì lại viết thừa nét …Nguyên nhân là ở nhà bố mẹ hướng dẫn viết như thế. Nhưng sau buổi họp phụ huynh tôi triển khai cho cha mẹ cách dạy con ở nhà thì chữ viết của các em khác hẳn. Đó là do có sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh để có sự thống nhất trong việc hướng dẫn học sinh để các em tránh tình trạng không biết là nghe lời thày cô hay bố mẹ vì mỗi người dạy một kiểu.
– Vận động phụ huynh mua sắm đủ các loại học cụ có chất lượng cho học sinh trong quá trình học tập như: bút, vở, mực, thước kẻ … đặc biệt tôi vận động phụ huynh mua bút luyện chữ có nét thanh đậm, thống nhất sử dụng một loại mực. Tuyệt đối không cho học sinh sử dụng bút bi để luyện chữ. Sử dụng vở có chất lượng cao, không bị nhoè khi viết. Chính yếu tố này đã quyết định không nhỏ đến thành công của việc luyện chữ đẹp.
– Hướng dẫn phụ huynh dựa vào mẫu chữ ở vở luyện viết chữ đẹp lớp 5 để kiểm tra và thường xuyên quan tâm sửa chữa các sai sót cho con em mình.
* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Giải pháp cũ giáo viên đã phối hợp với phụ huynh học sinh để rèn chữ cho các em nhưng chưa thật sự có hiệu quả vì mới chỉ dừng lại ở sự tuyên truyền để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của chữ viết và nhắc nhở con em mình rèn chữ. Giải pháp mới giáo viên đã trao đổi và chỉ rõ cho phụ huynh nắm được những điểm cơ bản về mẫu chữ hiện hành trong buổi họp phụ huynh lớp đầu năm để họ cùng phối hợp với giáo viên trong việc rèn chữ cho các em, điều này đã thực sự trở nên rất hiệu quả
2.2. Phân loại chữ viết, xây dựng nề nếp, phát động phong trào “Rèn chữ, giữ vở” cho học sinh.
– Vào đầu năm học mới tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh. Phân loại chữ viết của học sinh cụ thể vào các nhóm nhỏ để có định hướng kèm cặp học sinh như: nhóm hay sai phụ âm đầu, nhóm hay viết sai dấu thanh, nhóm viết cẩu thả, nhóm viết sai cả tiếng, nhóm viết sai nét khuyết…. Việc phân loại học sinh như vậy mất khá nhiều thời gian nhưng dựa vào đó tôi có những yêu cầu khác nhau, vận dụng phương pháp khác nhau để luyện chữ. Trên cơ sở đó giáo viên xoáy sâu để sửa trực tiếp cho cá nhân, cho nhóm học sinh, xem các em sai đâu sửa đấy.
Ví dụ: Em nào viết nét khuyết còn gãy thì sửa tỉ mỉ cho các em từ điểm đặt bút đến điểm dừng bút,…em nào viết sai độ cao của các chữ phải tỉ mỉ nhắc lại độ cao của từng nhóm chữ cái cho học sinh và yêu cầu học sinh sửa trực tiếp, sửa cá nhân (chú ý cá thể hóa).
Học sinh luyện viết theo từng nhóm nhỏ
– Hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để luyện viết, hướng dẫn học sinh cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở trong năm học. Hướng dẫn cho học sinh các tiêu chuẩn cần phấn đấu để đạt danh hiệu “Vở sạch – Chữ đẹp”. Đồng thời cùng học sinh đưa ra quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu về phong trào rèn chữ viết và giữ gìn sách vở.
– Hướng dẫn cách trình bày ở vở của học sinh trong từng thể loại bài, cách kẻ vở khi hết bài, cách trình bày các thể thơ, văn xuôi khi viết bài để thống nhất trong
cả lớp.
– Hàng ngày, hàng tuần vào giáo viên phải kiểm tra chấm và nhận xét, động viên để học sinh cố gắng hơn ở những lần sau.
– Hàng tuần vào buổi sinh hoạt lớp giáo viên biểu dương khen ngợi những học sinh có nhiều cố gắng trong phong trào “rèn chữ, giữ vở”.
– Kết hợp tốt với chuyên môn, đoàn đội đánh giá phong trào “Vở sạch – chữ
đẹp” theo từng đợt, từng học kì và cả năm học một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Trong đó tiêu chí đánh giá về chất lượng chữ viết được đặt lên hàng đầu.
* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Giải pháp cũ giáo viên có sửa sai cho học sinh nhưng chưa thực sự cá thể hóa. Giải pháp mới đã thực sự dạy học theo từng đối tượng, cá thể hóa, thể hiện ở việc đầu năm học tôi phân loại chữ viết học sinh. Trên cơ sở đó giáo viên xoáy sâu để sửa trực tiếp cho cá nhân, cho nhóm học sinh. Ngoài ra tôi còn kết hợp với chuyên môn, liên đội đánh giá phong trào “Giữ vở sạch -Viết chữ đẹp” một cách nghiêm túc, chặt chẽ.
2.3. Thường xuyên rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút và để vở cho học sinh.
Chất lượng của chữ viết phụ thuộc rất nhiều vào tư thế ngồi và cách cầm bút, để vở của các em. Bởi vậy:
– Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết tôi rất quan tâm đến tư thế ngồi viết đúng của các em. Việc làm này không phải một sớm một chiều mà các em làm tốt được. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên và nhắc nhở liên tục thì các em mới có thói quen ngồi viết đúng tư thế, cầm bút và để vở đúng theo quy định: Ngồi thoải mái, không gò bó, lưng thẳng, đầu hơi cúi, không tì ngực vào bàn, mắt cách vở khoảng 25cm đến 30cm. Hai chân để song song thoải mái, và tay trái tì nhẹ vào mép vở để vở không dịch chuyển.
Hướng dẫn học sinh ngồi viết đúng tư thế
– Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh ngồi viết đúng tư thế thì việc hướng dẫn học sinh cầm bút đúng cũng là một khâu rất quan trọng, mặc dù bước này các em đã được làm quen và thực hành nhiều ở lớp dưới, song nhiều em vẫn còn rất lúng túng và cầm bút chưa chính xác. Nếu các em cầm bút không đúng thì viết chóng mỏi tay và sẽ không thể viết nhanh và viết đẹp được sẽ.Tôi hướng dẫn học sinh cầm bút:
+ Cầm bút bằng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
+ Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại, thoải mái.
+ Không nên cầm bút bằng tay trái.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]