SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4
- Mã tài liệu: BM0093 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1209 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Ngọc Lâm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Ngọc Lâm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Nắm đặc điểm, tình hình học sinh của lớp
– Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học
– Giáo viên chủ nhiệm lớp phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh.
– Tạo hứng thú, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, xâydựng động cơ, phương pháp học tập
– Nâng bậc chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục
– Nâng bậc về năng lực, phẩm chất và thực hiện nề nếp
– Trang trí lớp học thân thiện
– Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc dạy kĩ năng sống
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục Việt Nam trong đó có giáo dục tiểu học đã trải qua nhiều chặng đường phát triển, luôn gắn liền với mỗi giai đoạn của cách mạng. Giáo dục tiểu học trưởng thành và phát triển mạnh về qui mô và chất lượng, cơ sở vật chất và công tác quản lí. Để đưa giáo dục Tiểu học Việt Nam phát triển lên một trình độ mới, một vị thế mới Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động chủ đề chính trong những năm học gần đây: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” và tích cực đổi mới dạy và học theo hướng tích cực , đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học. Giáo viên phải là người phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động, các hành động có ý thức .
Ở bậc tiểu học người giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm chính trước nhà trường, trực tiếp hướng dẫn mọi hoạt động của tập thể lớp mình phụ trách, nhằm phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường, của ngành. không những thế người giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động và ứng xử của học sinh thuộc lớp mình chủ nhiệm, đồng thời người giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chính để hình thành nhân cách cho học sinh lớp mình phụ trách, là cái cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội .Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực ”
Thực tiễn trong quá trình giảng dạy mấy năm qua là một giáo viên chủ nhiệm bằng năng lực của bản thân cùng với sự học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân tôi đã rút ra một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả . Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4 ở Tiểu học” đúc kết từ nhiều năm qua để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn
Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Công tác chủ nhiệm trong khối lớp 4.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thực hành
Phương pháp điều tra
Phương pháp thống kê, tổng hợp
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
Như người ta thường nói giáo viên tiểu học là “ông thầy tổng thể ” là giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài nhiệm vụ dạy tất cả các môn học còn có nhiệm vụ trực tiếp quản lí, giáo dục học sinh lớp mình phụ trách, xây dựng tập thể học sinh lớp mình vững mạnh về mọi mặt, là người chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời là cầu nối xây dựng và phát triển mối quan hệ, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”và thực hiện tốt chủ đề năm học “tiếp tục đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả về chất lượng giáo dục và đào tạo gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương ” thì người giáo viên chủ nhiệm học đóng vai trò rất quan trọng.
Thực tiễn cho thấy để có một nhà trường vững mạnh thì mỗi lớp trong trường phải là một lớp vững mạnh, để có một lớp vững mạnh thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên trăn trở tìm ra các biện pháp tối ưu nhất để giáo dục học sinh lớp mình hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh, nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới .
II.THỰC TRẠNG
Trong trường tiểu học Đông Hoàng các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp luôn luôn trăn trở tìm ra các biện pháp giúp cho công tác chủ nhiệm lớp ngày một tốt hơn và B.G.H nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp.
Năm học ………..có 13 lớp trong đó 6 lớp đạt xuất sắc, 7 lớp đạt tiên tiến
a. Thuận lợi- khó khăn
*Thuận lợi
Những giáo viên được giao làm công tác chủ nhiệm lớp luôn luôn nhiệt tình với công tác. Giáo viên chủ nhiệm lớp kết hợp với nhà trường, hội phụ huynh học sinh, hội đồng sư phạm, các tổ chức đoàn, đội, sao nhi đồng, tìm hiểu, học hỏi, thảo luận để tìm ra các biện pháp giúp công tác chủ nhiệm có hiệu quả thường xuyên qua hàng tuần, hàng tháng, học kì và qua các đợt phát động phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp .
– Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp và sự ủng hộ của đa số cha mẹ học sinh cũng như cộng đồng xã hội là động lực giúp cho công tác dạy học và giáo dục của nhà trường nói chung và cá nhân tôi nói riêng mang lại nhiều thành công đáng kể.
* Khó khăn
Vẫn còn một vài giáo viên năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp còn hạn chế, chưa nắm vững được đặc điểm, tình hình HS của lớp, chưa có kế hoạch cụ thể, sự phối kết hợp với các lượng lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa tốt,chưa tạo hứng thú, động cơ, phương pháp học tập cho HS,việc dạy lồng ghép kĩ năng sống còn chưa được quan tâm sâu sát, phương pháp tổ chức, cách thức làm công tác chủ nhiệm chưa khoa học, chưa phát huy được tính tự giác tích cực của HS…
– Khảo sát chất lượng hai môn Toán và Tiếng Việt lớp 4A năm ………..
Về chất lượng văn hóa hai môn Toán và Tiếng Việt qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm đã thu được :
Môn ĐIỂM TOÁN ĐIỂM TIẾNGVIỆT
Số HS
36 9-10 7-8 5-6 dưới 5 9-10 7-8 5-6 dưới 5
4 10 15 7 3 10 17 6
– Về môn học và các hoạt động giáo dục
Hoàn thành tốt: 4/ 36 Hoàn thành : 25/ 36 Chưa hoàn thành: 7/ 36
Năng lực : Tốt: 16/ 36em , đạt : 10 /36, cần cố gắng : 10/ 36
Phẩm chất : Tốt: 20/ 36 em , đạt : 10/36, cần cố gắng : 6/36.
Trước thực trạng trên để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp tôi đã có : Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường tiểu học Đông Hoàng , Đông Sơn , Thanh Hóa
III. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải quyết, khắc phục những hạn chế, điểm yếu trong công tác chủ nhiệm lớp khối 4 ở trường tiểu học.
Xác định các bước quan trọng trong quá trình dạy học để phát huy vai trò tự học cũng như hình thành những kĩ năng xã hội cần thiết cho trẻ.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.
Bởi vậy ngay từ đầu năm, công việc đầu tiên tôi thường tập trung vào các nội dung sau đây:
* Biện pháp 1: Nắm đặc điểm, tình hình học sinh của lớp
Việc nắm được đặc điểm, tình hình của lớp, phân loại đối tượng học sinh là bước không thể thiếu trong quá trình tổ chức dạy học.Vì thế sau khi nhận lớp ngay từ đầu năm tôi đã bắt tay ngay vào việc điều tra nắm đặc điểm, tình hình học sinh bằng các hình thức :
– Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm lớp các năm học trước.
– Tìm hiểu qua hồ sơ của học sinh.
– Trò chuyện với từng học sinh hỏi thăm gia cảnh của các em.
– Trò chuyện với bạn của học sinh để hiểu thêm về học sinh, hoàn cảnh gia đình của học sinh ( vì có em rất ngại ngùng khi nói về gia đình mình )
– Trò chuyện với phụ huynh của học sinh(mỗi khi gặp phụ huynh đưa con, cháu tới trường )
– Trò chuyện với giáo viên chñ nhiÖm cò cña líp.
-Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học.
Qua các hình thức điều tra ở trên tôi đã nắm đặc điểm, tình hình học sinh của lớp như sau
a – Nhóm học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo
Stt Họ và tên Ngàysinh Con ông, bà Nơi ở
1 Lê Minh Tiến 2 .9 .2009 Lê Minh Tuyên đội 3
2 Lê Đức Đô 28.2.2009 Lê Đúc Thịnh đội 4
3 Lê Trọng An 5.6.2009 Lê Trọng Hà đội 3
b – Nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
Stt Họ tên Ngày sinh Con ông,bà Nơi ở
1
2 Lê Ngọc Hải
Lê Thành Đạt 18.6.2009
13.10.2009 LêThị Lan
Lê ThịPhương đội 4
đội 4
( Bố mất, ở với bà ngoại . Bố mẹ li dị – ở với ông bà ngoại.)
c – Nhóm học sinh bố mẹ đi làm ăn xa –gia đình chưa quan tâm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]