SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học phân môn vẽ theo mẫu lớp 5
- Mã tài liệu: BM5058 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 256 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 36 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 36 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học phân môn vẽ theo mẫu lớp 5“ triển khai các biện pháp như sau:
1.Nghiên cứu kĩ nội dung, phương pháp dạy Vẽ theo mẫu lớp 5 và chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy
2.Giáo viên thực hiện tốt vai trò tổ chức hoạt động học tập của học sinh
3.Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy vẽ theo mẫu phù hợp với từng kiểu bài vẽ mẫu
4.Tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện mình trước các bạn
5.Tổ chức các trò chơi học tập trong giờ Vẽ theo mẫu
6.Dạy Vẽ theo mẫu kết hợp với các phân môn khác
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Vẽ theo mẫu là phân môn có vị trí quan trọng trong giáo dục mỹ thuật. Việc giúp cho học sinh xác định bố cục, hình dáng, đặc điểm, cấu trúc của các đồ vật bằng cách miêu tả đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc thông qua việc so sánh, phân tích là rất cần thiết. Nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng hình vẽ (quan sát, sắp xếp, miêu tả) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học Mỹ thuật,giúp học sinh có khả năng dùng hình vẽ để học tập, giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Vẽ theo mẫu nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về “nghệ thuật tạo hình”. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó, người học Mỹ thuật nói chung, học sinh tiểu học nói riêng có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của đồ vật (hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc). Những biểu tượng đó là cơ sở hết sức cần thiết cho sự phát triển khả năng sáng tạo ở các phân môn khác.
Trong chương trình Mỹ thuật lớp 5, Vẽ theo mẫu chính là một trong các phân môn rèn luyện kĩ năng sắp xếp bố cục, vẽ hình cho học sinh. Thông qua phân môn này, các em được rèn kĩ năng quan sát qua các vật mẫu có sẵn trên bảng, trong giờ thực hành và kĩ năng vẽ hình được rèn qua hình thức nhận xét vật mẫu đã được quan sát. Qua luyện tập thực hành, học sinh được củng cố, mở rộng và tích cực hóa về cách sắp xếp bố cục cân đối, phát triển tư duy logic trong bài vẽ tranh và vẽ trang trí, nâng cao tính kiên trì, chịu khó trong các bài học khác. Từ những hình vẽ các em được quan sát, được thể hiện, học sinh có được vốn tạo hình phong phú, đa dạng hơn, hiểu biết và tư duy của các em cũng được nâng lên. Đồng thời, phân môn Vẽ theo mẫu tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm tốt đẹp, trau dồi cho các em hứng thú vẽ hình và vẽ đậm nhạt. Những bài vẽ theo mẫu ở lớp 5 vốn là các bài tập vẽ về các hình khối( khối trụ, khối cầu…). Tác dụng của nó thấm thía hơn thông qua những môn học khác của học sinh bởi vì khi vẽ lại vật mẫu, học sinh có điều kiện tưởng tượng sâu hơn về không gian hai chiều hoặc ba chiều khi quan sát các sự vật ngoài cuộc sống. Như vậy, Vẽ theo mẫu thực sự là một phân môn đóng vai trò quan trọng góp phần vào việc bồi dưỡng khả năng quan sát và thể hiện hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc cho học sinh. Đồng thời đó là một phân môn gây hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh khi thể hiện khả năng vẽ hình.
Tuy nhiên, việc dạy và học phân môn Vẽ theo mẫu ở lớp 5 còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao. Trong chương trình Mỹ thuật lớp 5, phân môn Vẽ theo mẫu được dạy với số tiết học của mỗi lớp là 1 tiết / 4 tuần nên học sinh cũng không đủ thời gian hoàn thành bài trên lớp, về nhà thời gian dành cho môn mỹ thuật cũng không có nhiều từ đó dẫn đến bài học ít khi được hoàn thành.
Học sinh tiểu học đang còn bé nên sự tập trung đối với bài Vẽ theo mẫu có phần khô khan làm cho các em nhanh chóng chán và không hứng thú với bài vẽ.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 5? Đó chính là điều tôi suy nghĩ và qua thực tế giảng dạy, tôi đã thực hiện “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 5’’, tôi xin trình bày trong đề tài này.
- Mục đích của đề tài:
Với mục đích đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập phân môn Vẽ theo mẫu lớp5, tôi mong muốn giúp các em nâng cao kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, một kỹ năng cần thiết của con người đồng thời đem đến cho học sinh lòng say mê đối với môn học, tạo hứng thú cho các em qua các tiết học nhẹ nhàng, vui nhưng lại rất hiệu quả. Các em được phát huy tính tích cực trong học tập. Đồng thời, tôi muốn góp một phần nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
- Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 5, bao gồm những đối tượng sau:
- Nội dung dạy học Mỹ thuật lớp 5: Sách giáo khoa Mỹ thuật 5, sách giáo viên Mỹ thuật 5, một số sách tham khảo về dạy Mỹ thuật – phân môn Vẽ theo mẫu lớp 5.
- Thực trạng dạy – học Vẽ theo mẫu ở lớp 5.
- Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học phân môn Vẽ theo mẫu
lớp 5.
- Phạm vi nghiên cứu:
-
-
- Nghiên cứu một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 5 ở trường Tiểu học.
- Thời gian nghiên cứu: Từ
-
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê số liệu, đối chiếu
- NỘI DUNG
- Nội dung dạy học phân môn Vẽ theo mẫu lớp5:
Nội dung dạy Vẽ theo mẫu ở lớp 5 chính là những bài vẽ được học và làm quen trong bài vẽ ở lớp 4 đã học. Khác với lớp 4, bài Vẽ theo mẫu trong SGK Mỹ thuật lớp5 không vẽ ở dạng vật mẫu đơn giản nữa mà yêu cầu cao hơn, vẽ từ hai đến ba vật mẫu, vẽ nhiều bài hơn. Học sinh luyện vẽ hình và vẽ đậm nhật bằng bút chì chỉ ở trong khoảng 1tiết nên đòi hỏi phải nhanh và quan sát tốt.
Qua luyện tập thực hành, học sinh được phát triển chủ yếu về kĩ năng vẽ (vẽ hình, đậm nhạt và sắp xếp bố cục, vẽ nhiều mẫu vẽ khác nhau theo hướng nhìn khác nhau, kết hợp sử dụng các yếu tố phụ trợ về quan sát, miêu tả, đánh giá,…), kĩ năng vẽ (thực hành bài vẽ để nhận xét, bổ sung,…), được củng cố, mở rộng và tích cực hoá hình ảnh, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống phản ánh trong nét vẽ. Từ đó, học sinh còn được bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, được trau dồi hứng thú vẽ theo mẫu và tìm thấy niềm vui trong học tập.
Nội dung dạy học nói trên được thông qua các hình thức luyện tập chủ yếu
sau:
- Khi dạy phương pháp vẽ theo mẫu giáo viên cần khắc sâu cho học
sinh thế nào là vẽ theo mẫu. Cần giải thích thêm để các em phân biệt được vẽ theo mẫu khác với vẽ kỹ thuật.
- Vẽ kỹ thuật yêu cầu vẽ đúng, chính xác đến từng milimet, nét thẳng phải thẳng băng, đều đều; hình tròn , hình ovan phải thật chính xác, tròn trịa, đều đặn. Nét, hình của vẽ kỹ thuật phải dùng thước, compa để vẽ
- Ngược lại: Vẽ theo mẫu chỉ yêu cầu tả lại, mô phỏng lại hình mẫu, không đòi hỏi chính xác, đúng như mẫu, nét vẽ, hình vẽ ở vẽ theo mẫu tuyệt nhiên không được dùng thước, compa, mà chỉ dùng tay tả lại nét thẳng nét cong của mẫu.
- Phương pháp vẽ theo mẫu là cách vẽ, cách tiến hành bài vẽ từ
QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU → CÁC BƯỚC DỰNG HÌNH → VẼ ĐẬM NHẠT → HOÀN CHỈNH BÀI VẼ.
Phương pháp vẽ theo mẫu sẽ giới thiệu những gì làm trước, những gì làm sau, cách vẽ khoa học, có logic tư duy khoa học, làm việc khoa học.
- Thực trạng về việc dạy- học phân môn vẽ theo mẫu lớp 5:
- Thực trạng dạy Vẽ theo mẫu lớp 5 của giáo viên:
Qua thực tế giảng dạy của bản thân và tìm hiểu các đồng nghiệp về dạy học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 5 ở trường Tiểu học Khương Mai, tôi nhận thấy về phía giáo viên có một số ưu điểm và tồn tại sau:
- Ưu điểm:
-
- Giáo viên đã tìm hiểu kĩ bài dạy và đổi mới phương pháp dạy học trong giờ dạy.
- Có ý thức sử dụng đồ dùng dạy học .
- Tổ chức nhiều hình thức hoạt động cho học sinh trong giờ Vẽ theo
mẫu.
- Tồn tại:
-
- Giáo viên còn tập trung gọi những em học sinh có khả năng vẽ hình, bố cục sắp xếp tốt, chưa chú ý đến học sinh nhút nhát, diễn đạt chậm, vụng về.
- Chưa động viên kịp thời những em học có tiến bộ.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả chưa cao.
- Chưa phát huy khả năng ngôn ngữ hình vẽ của học sinh, đôi khi còn gò theo hình ảnh có trong sách giáo khoa, phương tiện phục vụ cho vẽ theo mẫu còn thiếu và mẫu vẽ chưa có quy chuẩn. Do vậy, chưa khai thác được vẻ đẹp về bố cục, hình mảng, tương quan đậm nhạt, tương quan chung nên chưa khích lệ được tinh thần hăng say học tập của học sinh.
- Thực trạng học Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 5:
Năm học , tôi được nhà trường phân công giảng dạy trực tiếp môn mỹ thuật lớp 5C, 5D, 5E. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành tìm hiểu, điều tra về việc học phân môn Vẽ theo mẫu của học sinh.
Khi học tiết Vẽ theo mẫu, một số các em nắm được nội dung bài, vẽ lại được hình mẫu, thể hiện bố cục, đậm nhạt tốt. Bên cạnh những ưu điểm đó thì còn lại đại đa số các em có những hạn chế như:
- Các em hiểu về vẽ theo mẫu còn hạn chế, chưa có thói quen quan sát, nhận xét hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt nên không hào hứng với vẽ theo mẫu. Nhìn chung kết quả còn yếu so với các phân môn khác, học sinh chưa vẽ được vật mẫu, bài hoàn thành chậm chiếm tỉ lệ cao trên 70%.
- Phần lớn các em dùng thước kẻ để vẽ.
- Vẽ hình quá nhỏ hoặc quá to so với khổ giấy.
Đầu năm học, sau khi tiến hành kiểm tra khảo sát khả năng vẽ theo mẫu của học sinh, kết quả của các lớp tôi dạy như sau:
Số HS | HS có khả năng vẽ tốt | HS vẽ chưa tốt |
164 | 55 – 33 % | 109 – 67 % |
Kết quả trên cho thấy số học sinh có khả năng vẽ theo mẫu tốt là rất ít, vẫn còn nhiều học sinh vẽ theo mẫu chưa cân đối và còn có học sinh vẽ chưa đạt yêu cầu.
- Biện pháp thực hiện:
Từ thực trạng trên, qua quá trình nghiên cứu và bằng thực tế giảng dạy, để giúp học sinh học tốt phân môn Vẽ theo mẫu lớp 5, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
- Nghiên cứu kĩ nội dung, phương pháp dạy Vẽ theo mẫu lớp 5 và chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy:
Việc chuẩn bị chu đáo của giáo viên đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của tiết dạy. Nói đến việc chuẩn bị ở đây cũng có thể hiểu bao gồm nhiều yếu tố trong đó việc soạn giáo án với kế hoạch bài dạy cụ thể, đồ dùng dạy học và hình thức tổ chức dạy học là một việc làm cần thiết. Nếu làm tốt công việc này sẽ góp phần không nhỏ đến hiệu quả của tiết dạy. Bởi vậy, ngay từ đầu năm học, việc đầu tiên tôi làm đó là tìm hiểu nội dung chương trình Vẽ theo mẫu lớp5 ( có sự liên hệ với Vẽ theo mẫu lớp4 và 3). Đồng thời tìm hiểu các phương pháp dạy Vẽ theo mẫu ở lớp 5. Để giờ học Vẽ theo mẫu có hiệu quả cao, tôi luôn làm tốt công tác chuẩn bị cho tiết dạy như: nắm chắc yêu cầu của bài dạy, nghiên cứu kĩ các loại sách hướng dẫn để thiết kế bài giảng sao cho đúng đặc trưng phân môn, phù hợp với học sinh lớp mình phụ trách. Khi thiết kế bài giảng, tôi chú trọng việc soạn lời giới thiệu, hệ thống câu hỏi gợi mở sao cho dễ hiểu và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học.
Ví dụ:
Bài 8: Vẽ theo mẫu
Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
- Đối với bài này tôi xác định mục đích bài dạy cần đạt:
- HS nhận biết được vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
- Tạo được được hứng thú cho HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
Sau khi xác định mục đích bài dạy, tôi sẽ tìm hiểu về phương pháp chính sử dụng để dạy bài này như :
- Phương pháp quan sát: dùng để quan sát tranh, ảnh, vật mẫu…
- Phương pháp đàm thoại: trao đổi, làm việc theo nhóm…
- Phương pháp vấn đáp: dùng để hỏi và trả lời cho các hoạt động qua hệ thống câu hỏi như:
+ Cho biết hình dáng chung của các vật mẫu?
+ Mẫu gồm những đồ vật gì?…
Xác định những đồ dùng cần cho tiết học, nhất là với bài vẽ theo mẫu thì vật mẫu là không thể thiếu. Việc sử dụng vật mẫu sao cho sinh động và sát với câu hỏi là rất quan trọng. Đối với bài này tôi chọn 3 mẫu với cách bày khác nhau cho học sinh tham khảo sau đó chọn ra 2 mẫu để thực hành và cho học sinh bày lại theo hướng dẫn.
*Mẫu 1: Quả bóng và cái cốc:
*Mẫu 2: Cái chai và quả:
*Mẫu 3: Cái ca và quả:
Với cách chuẩn bị trước về vật mẫu cũng như ước chừng cách bày mẫu để học sinh phát huy khả năng của mình là đã góp một phần rất quan trọng cho thành công của tiết dạy.
Trong dạy học Mỹ thuật nói chung và dạy Vẽ theo mẫu nói riêng, phương pháp dạy học gắn liền với phương tiện dạy học – đó chính là tập hợp những đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức dạy học được giáo viên sử dụng để điều khiển nhận thức của học sinh. Các phương tiện dạy học hỗ trợ không nhỏ đến hiệu quả khi dạy học Vẽ theo mẫu. Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và các đồ dùng dạy học ở mỗi nhà trường. Chính vì vậy khâu chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết cho mỗi tiết học. Trong phương pháp dạy học mới, vai trò của đồ dùng dạy học là hết sức quan trọng giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới cũng như góp phần tạo nên không khí nhẹ nhàng, vui tươi, hiệu quả cho tiết học. Song điều quan trọng là sử dụng như thế nào cho hiệu quả. Để đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ, thể hiện được nội dung kiến thức cần tìm hiểu. Thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học, tôi luôn chú ý chuẩn bị và sử dụng chúng sao cho phù hợp. Đồ dùng mà tôi thường sử dụng trong giờ Vẽ theo mẫu là “vật mẫu”, tranh ảnh và một số bài tôi sử dụng phương tiện hiện đại như Power point, máy đa vật thể…
Đối với những bài Vẽ theo mẫu từ 2 đến 3 vật mẫu, tôi luôn chuẩn bị đầy đủ tranh minh hoạ phóng to, vật mẫu có sắc độ đậm nhạt rõ. Ngoài ra, tôi còn làm thêm một số bộ ghép các bước vẽ để học sinh sử dụng ở phần cách vẽ theo thứ tự của bài vẽ. Khi dạy bài Vẽ theo mẫu dựa vào gợi ý, tôi thường chuẩn bị sẵn một số vật mẫu để học sinh lên chọn và bày mẫu. Nếu chỉ đơn
thuần sử dụng một mẫu hoặc tranh phóng to thì tiết dạy Vẽ theo mẫu sẽ diễn ra đơn điệu và hoàn toàn thuộc vào năng lực sư phạm của người dạy mà không có một sự hỗ trợ đặc biệt nào. Vì vậy, ở một số tiết dạy, tôi đã xây dựng những bài soạn bằng giáo án điện tử với những hình ảnh đẹp, sinh động, có âm thanh làm nền, sát hợp với nội dung bài vẽ để tiết dạy hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn.
Ví dụ: Đây là 1 trong những sile của tiết dạy mà tôi đã chuẩn bị
(Quan sát những hình ảnh trên học sinh dễ dàng nhận biết đâu là đồ vật dạng hình trụ, đâu là đồ vật dạng hình cầu )
Qua việc nắm vững nội dung chương trình, nghiên cứu phương pháp dạy Vẽ theo mẫu và chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học, tôi thấy mình tự tin hơn trong các giờ lên lớp. Học trò của tôi hứng thú hơn trong học tập, các em dễ nhớ đặc điểm vật mẫu hơn, luôn tập trung chú ý vào giờ học và không khí tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động.
- Giáo viên thực hiện tốt vai trò tổ chức hoạt động học tập của học sinh:
Trong bất kì giờ học nào, giáo viên cũng là người tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Như chúng ta đã biết nội dung và phương pháp giảng dạy bao giờ cũng gắn bó với nhau, mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp tích cực, các kỹ năng không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển kỹ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì mục đích của môn Mỹ thuật ở trường tiểu học nói chung và ở khối 5 nói riêng chủ yếu là giáo dục thẩm mỹ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc , làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của mẫu vật sẵn có quanh các em với một lượng kiến thức cơ bản nhất định . Giúp các em hiểu được cái đẹp của đường nét, mảng hình, đậm nhạt, mau sắc,bố cục.
Nếu so với các giờ học khác thì hoạt động của giáo viên trong giờ Vẽ theo mẫu có phần “chìm” hơn. Giờ Vẽ theo mẫu lúc này thực sự trở thành “sân chơi” của học sinh. Giáo viên không phải đưa các hình vẽ minh họa ra nhiều cho học sinh xem mà chỉ nghe học sinh nhận xét vật mẫu, hướng dẫn các em trao đổi về cách quan sát, so sánh các vật mẫu với nhau. Tuy vậy, chúng ta không nên nghĩ rằng trong những giờ học này giáo viên không đóng vai trò gì, không tác động gì đến kết quả “cuộc chơi” của học sinh. Ngược lại có thể nói, giờ học không thể thành công nếu thiếu tác động của giáo viên. Vì vậy, ở mỗi giờ dạy Vẽ theo mẫu, tôi luôn chú trọng vai trò tổ chức của mình. Đó là giúp đỡ học sinh trong quá trình chuẩn bị và tập bày mẫu; tổ chức, khích lệ học sinh quan sát theo nhóm và trước lớp; tổ chức việc đánh giá kết quả bài vẽ theo mẫu của học sinh. Với mỗi tiết Mỹ thuật – Vẽ theo mẫu lớp5, trong phần Vẽ mẫu, tôi thường thực hiện các công việc sau:
- Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài thực hành Vẽ theo mẫu:
-
- Gọi học sinh quan sát vật mẫu, xác định yêu cầu của bài, GV cho xác định vị trí từng vật mẫu.
- Lưu ý độ đậm nhạt,tỉ lệ của 2 vật mẫu. Ví dụ: Hướng dẫn học sinh quan sát
+Vật mẫu nào ở gần con hơn? Vật mẫu nào ở xa con hơn?
+Hình dáng các vật mẫu như thế nào? Tỉ lệ ra sao?
+Ánh sáng chiếu vào vật mẫu từ hướng nào? Độ đậm nhạt của các vật mẫu như thế nào?
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]