SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4
- Mã tài liệu: BM4159 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 589 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Tạ Quang Bửu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Tạ Quang Bửu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp1: Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hình ảnh trực quan
Biện pháp 2 : Thay đổi nhiều hình thức dạy học phong phú, đa dạng
Biện pháp 3: Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, nâng cao chất lượng đại trà
Biện pháp 4: Phối hợp bài dạy với các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Biện pháp 5: Thay đổi ngữ liệu yêu cầu của bài trong Sách giáo khoa sao cho
phù hợp với thực tế và tư duy của học sinh
Biện pháp 6: Nắm vững phương pháp dạy một số dạng bài tiêu biểu
DẠNG 1: CẤU TẠO TỪ
DẠNG 2: TỪ LOẠI
DẠNG 3: CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI
Mô tả sản phẩm
A: MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Luyện từ và câu là phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn này, học sinh biết: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản về từ và câu. Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ và câu, sử dụng dấu câu phù hợp. Bồi dưỡng học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp. Có lẽ vì thế mà môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 4 thường được đánh giá là khô khan, trừu tượng trong các phân môn của Tiếng Việt.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em thường không thích môn học này. Sau khi nghiên cứu tôi thấy, nội dung phân môn Luyện từ và câu là phù hợp với năng lực nhận thức của các em. Nếu người giáo viên có phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tổ chức hướng dẫn các hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, thì các em sẽ rất hứng thú, chủ động nắm chắc kiến thức.
Vậy làm thế nào để dạy học tốt phân môn Luyện từ và câu góp phần nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt?
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4” ở trường Tiểu học mà tôi đã rút ra trong quá trình dạy học.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao chất lượng học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu lớp 4 nói riêng.
- Rèn kĩ năng nói đúng, nói hay, sử dụng đúng từ ngữ trong nói và viết. Qua đó giáo dục cho học sinh lòng tự hào, yêu quý và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III. Nội dung nghiên cứu:
- Các phương pháp dạy học Tiếng Việt.
- Một số dạng bài tiêu biểu trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thu nhận tài liệu.
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp cùng cấp học.
VI. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân môn Luyện từ và câu lớp 4 tại trường Tiểu học.
B: NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận:
Phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học thực hiện ba nhiệm vụ: giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ.
Trong ba nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ, phát triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì, đối với học sinh Tiểu học, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em hiểu được các phát ngôn khi nghe – đọc.
Ở một mức độ nào đó, phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất cơ bản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt.
II. Cơ sở thực tiễn:
Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kĩ năng của phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
- Nội dung chương trình: Học kỳ I: 5 chủ điểm.
Học kỳ II: 5 chủ điểm.
- Yêu cầu về kiến thức:
-
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ.
- Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu: Từ, cấu tạo từ, từ loại.
- Các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm.
- Thêm trạng ngữ trong câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện.
Các dấu câu: dấu hỏi, dấu chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang,…
- Yêu cầu về kĩ năng:
-
- Từ: Nhận biết được cấu tạo của tiếng, từ, từ loại, đặt câu với những từ đã cho.
- Câu: Nhận biết các kiểu câu, các trạng ngữ, tác dụng của dấu câu, đặt câu theo mẫu. Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp.
III. Thực trạng của việc dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4:
- Chương trình của phân môn Luyện từ và câu lớp 4 khá sinh động, phong phú và đa dạng. Nhiều dạng bài mới phù hợp, gần gũi với sở thích, tâm lí của học sinh lớp 4. Song, để học sinh nói đúng, sử dụng đúng từ ngữ trong khi nói cũng như khi viết đã là một điều rất khó và để các em có thể nói hay lại càng khó hơn. – Do vậy, ngay sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát học sinh. Qua khảo sát lớp 4A4 (thực nghiệm) và lớp 4A3 (đối chứng). Kết quả khảo sát như sau:
- Trong quá trình HS làm bài tôi nhận thấy, học sinh chưa biết trình bày bài khoa học, diễn đạt chưa rõ ràng, câu trả lời chưa đầy đủ, cách làm bài chưa có trình tự, mạch lạc từng bài,…
- Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy còn một số hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến việc học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Cụ thể là:
- Về phía giáo viên:
+ Ưu điểm:
- Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh và các đồ dùng dạy học hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy. Giáo viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học vào tiết học.
Được nhà trường thường xuyên tổ chức các tiết chuyên đề về phân môn Luyện từ và câu để nâng cao hiệu quả dạy học trong khối. Nhà trường tổ chức học hai buổi trên ngày nên giáo viên có thời gian rèn thêm vào buổi chiều.
- Mỗi giáo viên luôn cố gắng trau dồi kiến thức, rèn kĩ năng nghiệp vụ, nhiệt tình, chú ý học hỏi, tích góp các kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp, thích nghiên cứu và dạy Luyện từ và câu có hiệu quả.
+ Tồn tại:
- Còn một số giáo viên chưa quan tâm đến việc làm giàu vốn từ, sửa lỗi cho học sinh khi các em nói sai, viết sai,…
- Một số giáo viên chưa kích thích được sự ham muốn, yêu thích môn học này của học sinh.
- Về phía học sinh:
+ Ưu điểm:
- Các em có đủ sách giáo khoa, sách vở bài tập, từ điển Tiếng Việt.
- Được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
+ Tồn tại:
- Khả năng tiếp thu của học sinh trong lớp không đồng đều. Một số em chưa thích học phân môn Luyện từ và câu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]