SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
- Mã tài liệu: BC3013 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 713 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lưu Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Quận 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lưu Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Quận 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” triển khai các biện pháp như sau:
2.2.1. Biện pháp thứ 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ
2.2.2. Biện pháp thứ 2: Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ
2.2.3. Biện pháp thứ 3: Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi
2.2.4. Biện pháp thứ 4: Sử dụng các loại nhạc cụ, học cụ thu hút sự chú ý của trẻ
2.2.5. Biện pháp thứ 5: Âm nhạc kết hợp với các bộ môn khác
2.2.6. Biện pháp thứ 6: Tổ chức một số trò chơi phục vụ trong giờ âm nhạc
2.2.7. Biện pháp thứ 7: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Bác Hồ kính yêu đã nói:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người.”
Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm non, có nhiệm vụ dây xựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mỗi người mà của toàn xă hội.
Và như chúng ta đã biết! trong mọi thời đại giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Tùy theo mỗi độ tuổi giáo dục khác nhau, do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục cấp học mầm non được tiến hành theo phương châm “ Chơi mà học, học mà chơi”. Vì vậy giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết. Từ những âm thanh lời ca, giai điệu của bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, tập nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những mơ ước, những cảm xúc mạnh mẽ hay dịu dàng. Trẻ mầm non trong giáo dục âm nhạc điều quan trong không phải là dạy trẻ hát chuẩn xác, rỏ ràng một cách đơn giản mà trẻ phải được tham gia các hoạt động như nghe nhạc, vận động theo nhạc, múa hát, trò chơi âm nhạc. Được tiếp xúc với âm nhạc, ở một chừng mực nào đó, trẻ sẽ có cảm nhận, biết nhận xét trao đổi… ý nghĩa lời ca, âm điệu, tiết tấu. Âm nhạc chân chính có giá trị nghệ thuật cảm hóa trẻ cùng hướng tới cái đẹp trong tâm hồn vì vậy âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bên cạnh đó, thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, xúc cảm. Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non thì âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc là giáo dục cho trẻ lòng yêu con người, yêu quê hương đất nước…, giúp biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trẻ chơi trò chơi âm nhạc. Đối với trẻ 4-5 tuổi là giai đoạn trẻ cảm nhận âm nhạc tốt nhất, trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc, cùng với những kinh nghiệm được tích lũy từ trước, ở lứa tuổi này những năng khiếu âm nhạc đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở bất cứ lĩnh vực nào khác, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng những biểu tượng về âm nhạc, dần dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
Chính vì những lý do trên mà bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm hiểu những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen với giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc. Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc với việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng, tôi đã nghiên cứu để tìm ra “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
1.2. Phạm vi áp dụng và điểm mới của đề tài
1.2.1. Điểm mới của đề tài.
Trên thực tế có nhiều đồng nghiệp đã viết về đề tài này. Tuy nhiên mỗi đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc phù hợp với thực tế của đơn vị. Bên cạnh đó, qua việc vận dụng đề tài này vào thực tiễn bản thân tôi cảm thấy rất quan tâm, đam mê, yêu thích. Đặc biệt đối với trẻ có sự chuyển biến thật sự về mọi mặt đức, trí, thể, mỹ. Trẻ tự tin, mạnh dạn, chủ động trong mọi hoạt động.
Điểm mới của đề tài: Nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non hiện nay, muốn trẻ được phát triển một cách bền vững cần có một kế hoạch hoàn thiện để trẻ được làm quen với nội dung giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi và cần được lặp lại nhiều lần. Vì vậy lựa chon một số biện pháp giáo dục Âm nhạc cho trẻ cần được thực hiện trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục; Hoạt động âm nhạc cho trẻ trong tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi, trong hợp tác với cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế qua đề tài này tôi muốn đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần trong việc giáo dục trẻ cho trẻ tại trường mầm non nơi tôi đang công tác.
1.2.2. Phạm vi áp dụng.
Đây là một sáng kiến mới được tôi áp dụng lần đầu tiên tại trường và có thể sử dụng rộng rãi đối với các trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Việc nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này cũng như khi áp dụng vào thực tế đã giúp trẻ lớp tôi nói riêng và các lớp mẫu giáo trường tôi nói chung hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc. Trẻ có kỷ năng cảm thụ về âm nhạc: hát rõ lời rõ chữ, nhấn nhá đúng giai điệu bài hát, biết vận động theo nhạc một cách bài bản, có nghệ thuật, đa số trẻ tự tin, mạnh dạn và tham gia có hiệu quả trong các buổi biễu diễn văn nghệ của trường.
Việc phát huy tính sáng tạo của trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể áp dụng được, nhưng bản thân tôi là một giáo viên mầm non đang dạy lớp 4-5 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ trong phạm vi trường mầm non. Điều cụ thể hơn nữa là tôi hướng vào việc phát huy tính sáng tạo của trẻ vào khả năng cảm thụ âm nhạc.
Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động âm nhạc ở trường mầm non mà tôi đang công tác.
- PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng:
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo duc mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn nữa cho những giai đoạn tiếp theo trong đó có Âm nhạc. Trường Mầm non mà tôi đang công tác là một ngôi trường có bề dày về thành tích nhiều năm. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
2.1.1 Thuận lợi:
– Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất mua sắm đầy đủ đồ dùng và dụng cụ như ti vi, máy chiếu..
– Nhà trường luôn coi trọng đến việc rèn cho trẻ kĩ năng âm nhạc, trang bị cho mỗi lớp loa máy đầy đủ thuận tiện cho việc hoạt động âm nhạc.
– Thường xuyên tạo điều kiện cho tôi đi dự giờ đồng nghiệp, bồi dưỡng chuyên đề hoạt động giáo dục âm nhạc, được nhà trường quan tâm tận tình, chỉ đạo sát sao trong việc thực hiện chương trình giáo dục.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]