SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2003 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 906 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Lê Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hạnh Phúc |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Lê Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hạnh Phúc |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức về âm nhạc, trau dồi kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng âm nhạc cho cô.
Giải pháp 2. Hình thành và giáo dục nề nếp, rèn kĩ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ trong giáo dục âm nhạc
Giải pháp 3. Tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ thông qua hoạt động học âm nhạc.
Giải pháp 4. Lồng ghép giáo dục âm nhạc vào các hoạt động hàng ngày.
Giải pháp 5. Giáo dục âm nhạc thông qua các ngày lễ, ngày hội cho trẻ.
Giải pháp 6. Công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lý do chọn đề tài. | |
1.2. Mục đích nghiên cứu. | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu. | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận | |
2.2. Thực trạng vấn đề. | |
2.3. Giải pháp thực hiện | |
Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức về âm nhạc, trau dồi kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng âm nhạc cho cô. | |
Giải pháp 2. Hình thành và giáo dục nề nếp, rèn kĩ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ trong giáo dục âm nhạc | |
Giải pháp 3. Tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ thông qua hoạt động học âm nhạc. | |
Giải pháp 4. Lồng ghép giáo dục âm nhạc vào các hoạt động hàng ngày. | |
Giải pháp 5. Giáo dục âm nhạc thông qua các ngày lễ, ngày hội cho trẻ. | |
Giải pháp 6. Công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. | |
2.4. Hiệu quả sau khi áp dụng các biện pháp đã lựa chọn. | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Nghệ thuật là một trong những con đường, phương tiện giáo dục độc đáo để thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ. Về phương diện này nhà lí luận mĩ-EliotW.Eisnesr đã từng nói: “Giáo dục thẩm mĩ là giáo dục đạo đức cho con người trong và thông qua nghệ thuật”. Mà âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để thể hiện tâm tư, tình cảm, tư tưởng và những mong muốn của con người. Hình tượng của nghệ thuật âm nhạc được xây dựng trên nền tảng của 7 nốt nhạc với các thăng trầm của nó biến hóa vô tận như những chữ cái của ngôn ngữ [4].
Có thể nói rằng: Âm nhạc là một phương tiện mạnh mẽ, tinh tế, năng động để giáo dục thẩm mĩ, tình cảm cho trẻ. Do đó, âm nhạc là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Để gìn giữ nét đẹp bản sắc văn hoá trong tâm hồn người Việt. Đúng như Bác Hồ đã nói:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Chính vì vậy, mà công tác giáo dục được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu. Đặc biệt là giáo dục mầm non. Bởi “Giáo dục mầm non là giai đoạn nền móng của quá trình giáo dục”. Từ thực tế trong quá trình dạy học hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non tôi thấy những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu du dương, mượt mà, vui tươi, trong trẻo của tác phẩm đối với trẻ như là những dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và có tác dụng giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, những chuẩn mực về đạo đức – lối sống cao đẹp của xã hội con người như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, cỏ cây hoa lá….con vật gần gũi xung quanh trẻ. Chúng ta mang âm nhạc đến với trẻ không những mong mỏi sau này trẻ trở thành những nhạc công – nhạc sỹ, hoặc ca sỹ nổi tiếng mà chúng ta còn hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản về nhân cách con người – con người mới Việt Nam biết bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc, nét văn hoá quý báu mà ông cha ta từ bao đời xưa đã lưu truyền lại cho con cháu.
Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm này là hoạt động âm nhạc luôn lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ luôn tự tin thể hiện mình, trẻ hoạt động một cách thoải mái, không gò bó hay áp đặt trẻ phải tham gia, tôi luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng cô, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước vào giờ hoạt động. Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả các trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, được thể hiện bản thân và suy nghĩ của mình thông qua hoạt động âm nhạc.
Đặc biệt hơn, những giai điệu âm nhạc đã gắn liền với cuộc sống của trẻ, nó còn hình thành cho trẻ một số kỹ năng, kỹ xảo niềm đam mê âm nhạc để sáng tạo ra cái hay, cái đẹp dần dần biến đổi về chất trong hoạt động tri thức của trẻ.
Chính vì thế, hoạt động âm nhạc đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp mầm non. Tuy nhiên, trẻ mầm non còn nhỏ, tư duy chủ yếu bằng trực quan hình tượng dễ nhớ, chóng quên mang nặng cảm tính. Khả năng trẻ tư duy tổng hợp khái quát chưa cao. Cho nên yêu cầu cô phải linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt hơn là cô phải có năng khiếu âm nhạc, mang đậm những hình ảnh đẹp nói về quê hương đất nước con người Việt đến cho trẻ.
Nhưng thực tế cho thấy giáo viên mầm non còn hạn chế trong việc tiếp xúc với hoạt động này và chưa phát huy hết khả năng của trẻ. Việc đổi mới phương pháp và sự lồng ghép tích hợp nội dung còn đơn điệu, rườm rà, lúng túng chưa phù hợp với nội dung yêu cầu dẫn đến giờ học chưa cao. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi? Đây là một câu hỏi đặt ra cho tất cả giáo viên mầm non. Chính vì lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi” để làm nghiên cứu cho bản thân.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao trong thời gian sắp tới. Nhằm: giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc được tốt, mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động âm nhạc, hát đúng giai điệu bài hát, có kĩ năng vận động theo nhạc giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ và hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người, giúp trẻ phát triển toàn diện…
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn: Việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Nga Hưng. Nhằm mang âm nhạc đến với trẻ giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo được kết quả tốt tôi sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp trực quan
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp trải nghiệm thực hành
– Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ: đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, âm nhạc là hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật hết sức gần gũi, thân thiết nhất đối với cuốc sống hằng ngày của trẻ mầm non. Đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần của bé ngay từ khi lọt lòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ ở tuổi mầm non. Những giai điệu vui tươi, trầm bổng, sự phong phú của âm hình, tiết tấu và màu sắc âm thanh của
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]