SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3030 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 572 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Giáo dục lễ giáo thông qua các môn học
Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi
Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc, mọi nơi
Biện pháp 4: Giáo dục lễ giáo thông qua xây dựng góc tuyên truyền
Biện pháp 5: Giáo dục lễ giáo thông qua xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học
Biện pháp 6: Giáo dục lễ giáo thông qua việc phối hợp với các bậc phụ huynh
Biện pháp 7: Cô gương mẫu chuẩn mực
Biện pháp 8: Cô nêu gương, khen ngợi trẻ
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
PHẦN I: MỞ ĐẦU | |
1. Lý do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
Phần II:NỘI DUNG | |
1.Cơ sở lý luận | |
2.Thực trạng | |
2.1 Thuận lợi: | |
2.2. Khó khăn: | |
2.3. Kết quả khảo sát | |
3. Các biện pháp đã áp dụng để giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoằng Cát | |
Biện pháp 1: Giáo dục lễ giáo thông qua các môn học | |
Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi | |
Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc, mọi nơi | |
Biện pháp 4: Giáo dục lễ giáo thông qua xây dựng góc tuyên truyền | |
Biện pháp 5: Giáo dục lễ giáo thông qua xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học | |
Biện pháp 6: Giáo dục lễ giáo thông qua việc phối hợp với các bậc phụ huynh | |
Biện pháp 7: Cô gương mẫu chuẩn mực | |
Biện pháp 8: Cô nêu gương, khen ngợi trẻ | |
4. Kết quả thực hiện | |
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị |
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, của cộng đồng. Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai. Vậy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình.
Như chúng ta đã biết giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phạm trù quan trọng trong nội dung giaó dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới của chủ nghĩa xã hội. Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn phát triển hài hoà cân đối, giàu lòng yêu thương, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh hình thành một số kỹ năng cơ bản như nhẹ nhàng, khéo léo. Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Qua giáo dục lễ giáo với nhiều hình thức khác nhau, trẻ sẽ tiếp thu và học theo sự thể hiện của từng nhân vật của các bài thơ, câu chuyện, hình ảnh biến những cái có trong bài thơ, câu chuyện thành sự hiểu biết và tiếp xúc hàng ngày cuả mình, trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn hơn, sẽ ngoan hơn, giỏi hơn .Vì vậy giáo dục lễ giáo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới như trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục mầm non có hiệu quả, đây chính là vấn đề mà cô giáo và phụ huynh luôn quan tâm. Đặc biệt hơn đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là dễ nhớ mau quên, hay bắt chước cho nên việc giáo dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn từ đầu, thực hiện thường xuyên như các cụ ta có câu:
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây”
Bên cạnh đó vì mục tiêu giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 của Nhà nước ta nên số con trong gia đình ít đi thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá muốn gì được nấy….đây cũng là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng đến giáo dục lễ giáo cho trẻ. Một số phụ huynh chưa hiểu về tầm quan trọng trong giáo dục lễ giáo cho con em mình ở tuổi mầm non nên thường phó mặc cho giáo viên ở trường. Là giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục lễ giáo được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa cao đâu đó vẫn còn những câu nói chưa đủ câu, những hành vi thiếu văn minh. Vậy làm thế nào và bằng cách nào để giáo dục lễ giáo mang lại hiệu quả. Đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội không phải của riêng ai. Trăn trở với mục tiêu chung của ngành giáo dục mầm non, vấn đề cấp bách của toàn xã hội, là giáo viên mầm non tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục lễ giáo cho trẻ hiện nay đang là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong giáo dục trẻ không riêng bậc học mầm non mà còn cả nhiều cấp học khác.
Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trường mầm non Hoằng Cát”. Qua tìm tòi và nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này mục đích là hình thành cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi những kỹ năng lễ giáo chuẩn mực, từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoằng Cát.
- Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, trường mầm non Hoằng Cát
- Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp điều tra thực trạng.
Phương pháp quan sát, thống kê.
Phương pháp dùng tình cảm, trò chuyện, nêu gương.
Phương pháp tuyên truyền với phụ huynh.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN 2: NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận:
Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt nên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau, nhưng đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con người. Việc giáo dục đạo đức, lễ giáo, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ còn rất hạn chế.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là một phần rất quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục trẻ mầm non ghi rõ: Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khoẻ mạnh nhanh nhẹn, phát triển hài hoà, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp mọi người, biết yêu thương và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số khả năng: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi.
Bên cạnh đó, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thương chiều con quá mức, con thích gì chiều đchưa biết kính trọng, lễ phép với người lớn và bạn bè. Trẻ 4-5 tuổi ở thời kỳ này phát triển về ngôn ngữ rất mạnh, nhanh nhớ và nhanh quên. Nếu trẻ được giáo dục trong một môi trường lành mạnh tức là gia đình, xã hội, nhà trường giáo dục trẻ về lễ giáo thì trẻ phát triển sẽ tốt hơn và ngược lại nếu gia đình mà không chú trọng vào việc giáo dục lễ giáo để trẻ tiếp thu hoặc nghe thấy mọi người nói những ngôn từ không đẹp thì trẻ sẽ bắt trước ngay. Là một cô giáo mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi hiện nay là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không chỉ riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm vào trẻ, vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]