SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2004 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 711 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hoa Mai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hoa Mai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
3.2.1 Biện pháp 1: Giáo viên tự rèn luyện nâng cao kỹ năng khi hát mẫu cho trẻ nghe
3.2.2 Biện pháp 2: Kịp thời sửa sai cho trẻ trong quá trình trẻ hát
3.2.3 Biện pháp 3: Thông qua các trò chơi âm nhạc
3.2.4 Biện pháp 4: Rèn luyện cách biểu diễn và thể hiện động tác
3.2.5 Biện pháp 5: Rèn kỹ năng ca hát mọi lúc, mọi nơi cho trẻ
3.2.6 Biện pháp 6: Rèn cách cảm thụ về âm nhạc cho trẻ
3.2.7 Biện pháp 7:Lồng ghép vào hoạt động lễ hội trong năm học như lễ hội
3.2.8 Biện pháp 8: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với con người đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bỗng, những giai điệu mượt mà,vui tươi trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ. Âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Âm nhạc đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ ý thức được vai trò to lớn của âm nhạc đối với trẻ nó được coi là phương tiện phát triển nghệ thuật cho trẻ, trẻ có khả năng tự tin mạnh dạn đứng trước mọi người chủ động thể hiện trong hoạt động nghệ thuật .
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ mầm non, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở các mức độ khó hay dễ.
Xuất phát từ những vai trò cụ thể trên cho nên hoạt động âm nhạc là hoạt động không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ .
Việc nâng cao chất lượng dạy trẻ bộ môn giáo dục âm nhạc là vấn đề rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Bên cạnh đó cho trẻ hoạt động âm nhạc là phương pháp hình thành nhân cách đạo đức trong sáng, ngôn ngữ cũng được phất triển .
Giáo dục âm nhạc cho trẻ là những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non một cách toàn diện bao gồm phát triển thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa.
Đối với trẻ mầm non âm nhạc được trẻ đón nhận rất nhanh. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc là con đường dạy trẻ phát triển nghệ thuật tốt nhất, hiệu quả nhất .
Thông qua âm nhạc giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp, khi trẻ tiếp xúc với âm nhạc ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển, trẻ phát âm cũng được rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú.Từ đó trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tích cực từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người, với nhiệm vụ khơi dạy ở trẻ tình yêu đối với nghệ thuật thông qua âm nhạc
Nhận thức được vấn đề này trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo các hình thức phương pháp giáo dục trẻ, nhận thức dược tầm quan trọng của âm nhạc đối với trẻ mầm non.
Chính vì thế, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, năm học …….., tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường MN Hoa Mai ” làm đề tài nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ tại trường mầm non.
Tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ tại trường mầm non đáp ứng việc phát triển toàn diện theo hướng tích cực cho trẻ.
- Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài nghiên cứu đã chọn với khả năng và trách nhiệm của mình, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Hoa Mai.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình lựa chọn, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi, tham khảo tài liệu có liên quan để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phục vụ cho quá trình khảo sát thực trạng trước và sau khi nghiên cứu.
– Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Phục vụ cho quá trình tổng hợp kết quả thực trạng và kết quả đạt được sau khi nghiên cứu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung….. Mặt khác, kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra, cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó, trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc. Để trả lời cho câu hỏi đó rất cần sự hỗ trợ đắc lực từ cô giáo. Vì vậy là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở tìm tòi khám phá những điều mới lạ về giáo dục âm nhạc áp dụng vào dạy cho trẻ hàng ngày ở lớp, nhăm để trẻ lĩnh hội và hoàn thiện những hạn chế về khả năng cảm thụ ậm nhạc.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a.Thuận lợi:
– Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của chuyên môn.
– Phụ huynh của lớp rất quan tâm, ủng hộ nhiệt tình trong các hoạt động của trẻ.
– Trẻ hào hứng, mạnh dạn, tự tin, thông minh và thích tham gia vào các chương trình biểu diễn âm nhạc.
– Nội dung của các bài hát phù hợp với trẻ.
- Khó khăn:
* Về phía trẻ:
– Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ l
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]