SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3095 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 618 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Đổi mới trong cách nghĩ, cách làm
Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt điều kiện cần thiết cho việc tổ chức hoạt động làm quen với toán
Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
Biện pháp 4: Thiết kế, tổ chức nhiều trò chơi cho trẻ thể hiện hiểu biết và củng cố biểu tượng Toán
Biện pháp 5: Luyện kĩ năng trả lời câu hỏi và nêu kết quả hoạt động
Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | SỐ TRANG |
MỤC LỤC | |
I- PHẦN MỞ ĐẦU | |
1. Lý do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
1. Cơ sở lý luận | |
2. Thực trạng | |
3. Biện pháp tổ chức thực hiện | |
Biện pháp 1: Đổi mới trong cách nghĩ, cách làm. | |
Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt điều kiện cần thiết cho việc tổ chức hoạt động làm quen với toán. | |
Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động | |
Biện pháp 4: Thiết kế, tổ chức nhiều trò chơi cho trẻ thể hiện hiểu biết và củng cố biểu tượng Toán. | |
Biện pháp 5: Luyện kĩ năng trả lời câu hỏi và nêu kết quả hoạt động | |
Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng | |
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị |
I– MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, lúc sinh thời Người đã nói “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, chăm sóc cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, văn học, chữ cái, thể dục, âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng, thông qua các môn học trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như : Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ. Nhằm tạo cho trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một.
Giáo dục mầm non ngày càng được xã hội quan tâm. Bên cạnh hoạt động vui chơi, trẻ mầm non được lĩnh hội nhiều kiến thức, kĩ năng phù hợp lứa tuổi thông qua các hoạt động học tập về năm lĩnh vực phát triển. Vậy tổ chức các hoạt động học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất là điều mỗi giáo viên luôn trăn trở. Bởi khi dạy trẻ mầm non cần hiểu một tính chất: Học bằng chơi, chơi mà học. Với môn “Làm quen với toán” là môn học đòi hỏi độ chính xác cao, muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Đối với môn học này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng cho tiết mới mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Thông qua môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kién thức một cách chính xác, khoa học. Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Việc dạy trẻ mấu giáo 4- 5 tuổi nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Tuy nhiên đây là môn học khó đối với cả người dạy và người học. Làm quen với toán có nhiều biểu tượng khác nhau: biểu tượng toán về tập hợp, số lượng, phép đếm; định hướng không gian, phép đo, hình dạng, kích thước và với mỗi biểu tượng có các dạng tiết khác nhau. Vì vậy người giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và linh hoạt, sáng tạo mới dạy tốt môn học này.
Trên thực tế, đa số giáo viên mầm non chưa nắm chắc nội dung và pương pháp của hoạt động làm quen với toán. Việc thực hiện các tiết học còn lúng túng từ khâu xác định đề tài phù hợp lứa tuổi, lên giáo án đến tiến hành tổ chức hoạt động. Do đó chất lượng các hoạt động còn hạn chế. Để cải thiện thực trạng trên yêu cầu giáo viên phải nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống và chính xác, người giáo viên phải sự thay đổi mới trong phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ tự mình khám phá nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn học.
Tôi là một giáo viên trẻ cả về tuổi dời và tuổi nghề, song rất yêu nghề , luôn trăn trở, tìm tòi những biện pháp để tiến hành hoạt động làm quen với Toán hấp dẫn trẻ hcj tập và đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ tôi mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi ”.
- Mục đích nghiên cứu:
Nhằm tìm ra những biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trể 4- 5 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung, đồng thời phát huy cao nhất tính tích cực của trẻ.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, tổng kết về việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động làm quen với toán cho trẻ 4- 5 tuổi.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
II– NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận:
Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non mới. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp các hoạt động mà trọng tâm là hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Hơn nữa nội dung, phương pháp, biện pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Việc hình thành các biểu tượng toán học “môn toán” cho trẻ mầm non là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]