SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2052 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 821 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Vũ Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tươi Sáng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Vũ Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tươi Sáng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Khơi gợi hứng thú hoạt động tạo hình cho trẻ qua việc tạo môi trường trong và ngoài lớp.
3.2. Cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình một cách nhẹ nhàng, linh hoạt.
3.3. Chú trọng rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.
3.4. Linh hoạt và khéo léo trong việc đánh giá sản phẩm của trẻ và dạy trẻ biết nhận xét sản phẩm.
3.5. Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Giáo dục thẩm mỹ không chỉ là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn nhân hậu mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện. Chúng ta biết rằng hoạt động tâm lý của trẻ đặc biệt nhạy cảm với những hình tượng cụ thể, sinh động về các sự vật, hiện tượng của thế giới, trẻ tiếp thu những tri thức được biểu hiện dưới dạng trực quan – hình tượng là dễ dàng hơn hết. Tham gia những hoạt động giàu tính hình tượng sinh động và sáng tạo sẽ giúp phát triển tính mềm dẻo trong tư duy của trẻ, năng lực tư duy đặc biệt là tư duy trực quan – hình tượng phát triển mạnh.
Có thể nói rằng hoạt động tạo hình trong trường mầm non chính là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống. Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật giàu tính hình tượng sinh động và sáng tạo thì thông qua hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ phát triển các cảm giác, tri giác thẩm mỹ ban đầu, hay sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng phong phú, đặc biệt sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyền cảm đặc trưng cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màu sắc, bố cục, không gian…chính là con đường lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa thẩm mỹ rất phù hợp với lứa tuổi trẻ em, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu thẩm mỹ sau này của trẻ [1].
Mặt khác trong công tác giảng dạy qua nhiều năm tôi thấy ở các độ tuổi của trẻ mẫu giáo thì lứa tuổi mẫu giáo bé được coi là quan trọng nhất, lứa tuổi thuận lợi nhất để tạo tiền đề và phát triển khả năng thẩm mỹ đầu tiên của trẻ thông qua hoạt động tạo hình. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy cũng như việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng tạo hình cho trẻ còn cứng nhắc, nội dung chưa phong phú và khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế rất nhiều, tính thẩm mỹ chưa cao. Chính vì vậy là những giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ, chúng ta phải đặt ra câu hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ để từ đó giúp trẻ phát triển các cảm giác, tri giác thẩm mỹ ban đầu, làm cho các cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Làm thế nào để có thể bồi dưỡng, phát triển được cho trẻ khả năng cảm thụ, óc sáng tạo của trẻ. Làm thế nào để giúp trẻ có lòng đam mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống, giúp trẻ tự tin học tốt tât cả các hoạt động. Từ những lý do đã chỉ ra, từ các câu hỏi đặt ra như vậy và để trả lời được cho các câu hỏi đó nên tôi muốn thực hiện đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học ……..” để đưa vào nghiên cứu và thử nghiệm.
- Mục đích nghiên cứu.
Nắm vững những yêu cầu, nội dung của việc dạy trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với tạo hình để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ.
Giúp trẻ có lòng đam mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống, giúp trẻ tự tin học tốt các hoạt động ở độ tuổi tiếp theo. Góp phần hình thành thị hiếu thẩm mỹ sau này của trẻ.
Nâng cao hiệu quả quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của lớp nói riêng và
của nhà trường nói chung.
- 3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học ……..
- Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Thông qua các tài liệu sách, báo, tạp chí có liên quan đến vai trò của tạo hình đối với phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 – 4 tuổi. Các phương pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình. Từ đó đọc, phân tích tổng hợp lý thuyết để xác định cơ sở lý luận của đề tài cũng như nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, làm căn cứ đưa ra hệ thống các biện pháp tác động đến trẻ.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trao đổi với bạn bè đồng nghiệp, với giáo viên các trường mầm non để tích lũy thêm kinh nghiệm từ đó lựa chọn các biện pháp hữu hiệu nhất phù hợp với đặc điểm của trẻ ở lớp để phát triển thẩm mỹ cho trẻ qua các hoạt động tạo hình.
Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu: Thống kê, thực nghiệm trên trẻ, đánh giá kết quả đạt được, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
- NỘI DUNG.
- Cơ sở lý luận.
Theo chương trình giáo dục mầm non (Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT năm 2017 hợp nhất thông tư về chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng BGDĐT ban hành ngày 24/1/2017) thì mục tiêu của phát triển thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo là “Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình. Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp”[2]. Như vậy những nội dung của hoạt động tạo hình trong trường mầm non có vai trò rất quan trọng giúp trẻ nhận thức và phản ánh thế giới, qua đó phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
Mặt khác hoạt động tạo hình ở trẻ mầm non chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ, nó không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo thế giới hiện thực xung quanh nhưng nó là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, khả năng tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi [3], đây là giai đoạn đầu của tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]