SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3084 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1868 |
Lượt tải: | 13 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập.
* Biện pháp 2: Chuẩn bị cho hoạt động tạo hình.
* Biện pháp 3: Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
* Biện pháp 4: Linh hoạt trong tổ chức hoạt động tạo hình thông qua thể loại vẽ.
* Biện pháp 5: Cho trẻ hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi.
* Biện pháp 6: Kỹ năng tạo hình của trẻ thông qua các hội thi.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là cấp học đầu tiên dặt nền móng cho các cấp học sau này. Là giai đoạn vàng để thiết lập nền tảng về thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội, những nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển hết tiềm năng của mình trong tương lai, hình thành những yếu tố đầu tiên trong nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất đạo đức, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tôi đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền móng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Người từng nói.
“ Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đây cũng là quan niệm của dân tộc ta về giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ thơ. Búp trên cạnh là phần lộc non, tươi mới và đẹp đẽ, cầm được chăm sóc và bảo vệ để trở thành cành lá xum xuê trong tương lai. Chăm sóc trẻ thơ, bảo vệ “ Búp trên cành” là hạnh phúc của chùng ta hôm nay, là chăm lo cho tương lai của chúng ta mai sau. Chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Vì giáo dục mầm non là bước đệm đầu tiên cho các cấp học để trẻ em được chuẩn bị tâm thế vững vàng bước vào trường phổ thông nên sự quan tâm về phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non đều được các bậc phụ huynh cũng như các trường mầm non mong muốn sao cho có hiệu quả tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách trở thành con người có ích sau này.
Ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi, trẻ học mà chơi, chơi mà học. Theo chương trình giáo dục mầm non các hoạt động được thực hiện theo hướng tích hợp chủ đề lồng ghép các hoạt đông soay quanh chủ đề bằng nhiều hình thức một cách linh hoạt sáng tạo tự nhiên qua các lĩnh vực khác nhau. Các quá trình giáo dục được sâm nhập, đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất, tác động đến trẻ trong một chỉnh thể toàn vẹn, Và hoạt động tạo hình cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.
Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện về mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẫm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực và sáng tạo. Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật trong đó trẻ không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn tái tạo nó theo quy luật của cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối…
Có thể nói rằng, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Bởi hoạt động này đã giúp trẻ được thử sức mình, thể hiện những ước mơ của mình qua cái nhìn và sự tưởng tượng trong ánh mắt trẻ thơ. Đó là trẻ được tìm hiểu, khám phá một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh mọi vật, cỏ cây hoa lá, con người, quê hương, đất nước…Trẻ rất thích sử dụng màu sặc sở mang tính chất phản ánh biểu tượng. Những gì làm trẻ dung động mạnh mẽ và gợi cho trẻ những cảm xúc, tình cảm tích cực. Thông qua đó, trẻ được trải nghiệm và tích lũy vốn sống, có ý thức và mong muốn thể hiện cái đẹp, giúp trẻ có những kinh nghiệm sáng tạo về nghệ thuật, qua đó hình thành năng khiếu thẩm mỹ ở trẻ. Hoạt động tạo hình còn hình thành ở trẻ những kỹ năng đơn giản như tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, phát triển sự khóe léo phối hợp giữa mắt và tay. Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ, chú ý có chủ định và tri giác đồ vật, rèn luyện tính kiên trì, sáng tạo và khả năng đánh giá, tự đánh giá. Đồng thời góp phần chuẩn bị về tâm thế bước vào học tập ở trường tiểu học, giáo dục ở trẻ lòng ham muốn nhận thức, ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, giúp trẻ hình thành thói quan học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và điều khiển hành vi của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.
Thực tế ở trường tôi vẫn còn một số tiết hoạt động tạo hình vẫn còn nhiều hạn chế như: Rập khuôn về các tình huống, các ý tưởng tạo hình khiến trẻ nhận ra ngay được, sắp phải làm gì và làm mất đi sự tò mò tìm hiểu về hoạt động đối với trẻ, trong khi tiến hành tiết dạy giáo viên mở đầu tiết dạy rất hấp dẫn, hứng thú gây được hưng phấn nhưng kết thúc không logic, xử lý tình huống chưa khéo léo dẫn đến ý tưởng bị vỡ không chọn vẹn, Mặt khác, tình huống đưa ra trong ý tưởng quá rộng khiến giáo viên chuyển vào bài dạy một các gượng ép, đột ngột. Ý tưởng tạo hình không hợp lý với lứa tuổi và khả năng lĩnh hội của trẻ.
Xuất phát từ thực tế trong hoạt động tạo hình trong đơn vị mình tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trường Mầm non Ngư Lộc ” để tìm ra một số biện pháp nhằm khắc phục nhược điểm đồng thời phát triển kỹ năng hoạt động tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động dạy vẽ tại trường mầm non Ngư Lộc năm học ……….
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trường Mầm non Ngư Lộc
Với mục đích giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Từ đó có thể giúp trẻ vẽ ra các nét trên trang giấy có ý nghĩa với con măt của trẻ thơ, giúp trẻ biết ứng sử với cái đẹp,
Làm nảy sinh cho trẻ nhu cầu tái tạo và sáng tạo ra cái đẹp, tạo nên nguồn cảm hứng đối với giáo dục thẩm mỹ. Đồng thời nhằm đánh giá thực trạng việc học tạo hình của lớp 4 – 5 tuổi trường mầm non Ngư Lộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trường Mầm Non Ngư Lộc
Nghiên cứu đề tài này tôi chỉ nghiên cứu riêng về lĩnh vực dạy vẽ ở hoạt động tạo hình trong phạm vi lớp 4 – 5 tuổi do tôi trực tiếp giảng dạy. Nhằm cung cấp cho trẻ có khái niệm chính xác về đặc điểm, đặc trưng về hình dáng, màu sắc và mối tương quan giữa các sự vật hiện tượng. Từ đó trẻ học được cách quan sat, phân tích, đánh giá, so sánh và ghi nhớ để sáng tạo lại trong tác phẩm tạo hình của mình.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu.
Dạy vẽ cho trẻ theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp giáo dục mầm non phải tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần giữi và có ý nghĩa đối vơi trẻ. Để thực hiện đề tài này tôi cần phải sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp điều tra, khảo sát.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp trò chuyện, thực hành – trải nghiệm tâm lý.
Phương pháp thống kê và phân tích số liệu khảo sát.
Phương pháp thực tiễn.
Phương pháp nhận xét, giáo dục – tuyên dương
Sử dụng các phương pháp để tổ chức hoạt động tạo hình theo nhiều cách khác nhau nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình luôn “lấy trẻ làm trung tâm” để trẻ được tự do trải nghiệm, khám phá; tạo môi trường tạo hình; cho trẻ tiếp xúc và làm giàu biểu tượng tạo hình; Hình thức, phương pháp tổ chức giờ hoạt động chung về hoạt động tạo hình và cho trẻ hoạt động tạo hình thông qua các hoạt động khác trong ngày.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]