SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập bằng phương pháp tổ chức trò chơi trong môn khoa học lớp 5 có hiệu quả
- Mã tài liệu: BM5038 Copy
Môn: | Khoa học |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 925 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập bằng phương pháp tổ chức trò chơi trong môn khoa học lớp 5 có hiệu quả” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo sự hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi học tập.
Biện pháp 2: Sử dụng sơ đồ tư duy để giúp học sinh hình thành, củng cố kiến thức.
Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp thí nghiệm.
Mô tả sản phẩm
PHẦN THỨ NHẤT 1: MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo đức được hình thành ở nhà trường đặc biệt là cấp tiểu học.
Trong những năm qua Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Krông Ana và Ban giám hiệu Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo giáo viên trong công tác dạy và học. Giáo dục cho học sinh Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ. Bởi vậy cùng với các môn học khác, môn Khoa học đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh. Để dạy tốt môn Khoa học, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như: Phương pháp quan sát; phương pháp thí nghiệm; phương pháp trò chơi học tập… Trong đó phương pháp Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học. “Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn… Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn…”
– Trò chơi học tập còn có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì:
+ Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm…
+ Quá trình học tập còn trở thành 1 hình thức vui chơi hấp dẫn.
+ Học sinh thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn.
+ Học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn.
+ Học sinh được hệ thống và củng cố kiến thức.
Tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, không những giúp học sinh tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh Tiểu học.
Qua nhiều năm giảng dạy tại Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, tôi thấy đa số học sinh rất muốn được tham gia trò chơi học tập nhưng vẫn còn không ít học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động này. Mặt khác, trong môn Khoa học lớp 5 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức.
Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5.
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp tổ chức trò chơi trong môn Khoa học lớp 5C năm học ………..Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu tập thể học sinh lớp 5C năm học ……….. Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai mà tôi chủ nhiệm. Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp trò chơi trong môn Khoa học, thời gian nghiên cứu một năm.
- Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Điều đó dẫn đến những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Chương trình mới chú ý đến phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy quá trình tự học của học sinh, tạo cho học sinh những kỹ năng và thói quen tự học để có thể học tập lên những cấp học tiếp theo và học tập suốt đời.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học, lứa tuổi học mà chơi – chơi mà học, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này. Vì vậy Trò chơi học tập được đánh giá cao trong giảng dạy.
Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh. Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống trò chơi và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như Bác Hồ đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của con người mới Xã hội chủ nghĩa.
Tổ chức trò chơi là một phương pháp dạy học, chơi là một biện pháp học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được hình thành ở các lớp học, và đặc biệt là các em học sinh lớp 5. Thông qua trò chơi, các em trong lớp sẽ được kết nối với nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm và trong lớp. Tạo niềm vui và sự phấn khởi trong học tập. Do đó tiết học sẽ đạt hiệu quả cao.
- Thực trạng
Huyện Krông Ana là một trong những huyện đi đầu trong các phong trào, đặc biệt là các phong trào dạy và học. Phòng Giáo dục đã trang bị cơ sở vật chất như: bàn ghế, sách vở, bảng máy chiếu, tranh ảnh,… cho các trường trong địa bàn huyện. Phòng Giáo dục đã triển khai kịp thời những thông tư, văn bản chỉ đạo đúng theo sự đổi mới của Đảng và Nhà nước. Thành lập các tổ tư vấn của mô hình trường học mới VNEN, tổ tư vấn về thông tư 30/2014 và 22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp giáo viên giải quyết những vướng mắc trong quá trình dạy học.
Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tham mưu với Phòng Giáo dục để đầu tư kịp thời về cơ sở vật chất, các tài liệu hướng dẫn xây dựng và thực hiện tốt các hình thức dạy học, trong đó có hình thức Trò chơi học tập, tổ chức chuyên đề, tập huấn cấp trường để giáo viên trao đổi học hỏi lẫn nhau nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngoài ra tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ kịp thời điều chỉnh những sai sót, chia sẻ kịp thời những vướng mắc mà giáo viên gặp phải trong quá trình xây dựng và thực hiện các hình thức dạy học, điều này giúp giáo viên và học sinh yên tâm trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Năm học ………..tôi được phân công dạy học lớp 5B, tôi đã dạy môn Khoa học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học nhưng do kinh nghiệm chưa được nhiều, khả năng tổ chức các hình thức dạy học cho học sinh còn nhiều hạn chế nên ít tổ chức trò chơi cho học sinh. Vì vậy khả năng tham gia chơi trò chơi học tập của học sinh không được cao. Cụ thể như sau:
– Tổng số HS : 29
– Số học sinh muốn được tham gia, hiểu mục đích và thu được kết quả sau trò chơi học tập: 60%
– Số học sinh muốn được tham gia, nhưng chỉ tham gia với mục đích vui chơi là chính mà chưa hiểu, chưa thu được kết quả sau trò chơi học tập: 20%.
– Số học sinh chưa muốn tham gia: 20%.
Sở dĩ các em chưa muốn tham gia hoặc tham gia mà chưa thu được kết quả là do một số nguyên nhân sau:
+ Các em chưa hiểu mục tiêu của trò chơi: chơi để làm gì? chơi nhằm mục đích gì?
+ Các em chưa hiểu rõ cách chơi, luật chơi, sự thi đua “thưởng – phạt”… giữa các đội chơi.
+ Trò chơi giáo viên đưa ra chưa thú vị, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn.
+ Trò chơi quá khó, các các em không thể tham gia.
+ Nhiều em còn hiếu thắng, tranh cãi, vi phạm luật chơi, dẫn đến giận hờn, buồn chán. Hiệu quả bài học không cao.
+ Giáo viên không chủ động về thời gian, về các tình huống xảy ra dẫn đến tình trạng trò chơi bỏ dở hoặc kết thúc trò chơi mà không thu hoạch được gì, học sinh không hứng thú với tiết học.
Đầu năm học ………..tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5C. Được nhà trường tạo điều kiện về mọi mặt và tôi luôn xác định được nhiệm vụ của mình trong công tác dạy học và tâm huyết với nghề mình đã chọn, quan tâm, thương yêu đến học sinh của mình. Từ đó luôn cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi các đồng nghiệp đi trước, luôn biết lắng nghe sự góp ý của đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân. Tôi đã lựa chọn được một số biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bằng phương pháp trò chơi môn Khoa học lớp 5.
- 3. Những biệnpháp đề ra
3.1. Giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học
Không phải tiết Khoa học nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập. Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này. Vì thế, với mỗi tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn. Tùy từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp. Khi đã lựa chọn được phương pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu để xây dựng hình thức tổ chức cho hoạt động đó.
Một số đểm giáo viên cần chú ý:
- Các hình thức dạy học theo mô hình VNEN
Trong dạy học môn Khoa học người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh giảng giải kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học.
Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốt của vấn đề đổi mới. Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học:
- Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập
Tổ chức trò chơi học tập mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, xong muốn tổ chức được trò chơi có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
– Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
– Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
– Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
– Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
– Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo.
– Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh.
– Trò chơi phải rèn luyện được cho học sinh một số kĩ năng.
- Cấu trúc của trò chơi học tập
– Tên trò chơi.
– Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
– Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
– Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với người chơi, qui định thắng thua của trò chơi.
– Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi
- Cách tổ chức chơi
– Thời gian tiến hành thường từ 5-7 phút. (tiến hành ngay đầu tiết học hoặc có thể lồng ghép trong mỗi bài tập, cuối bài học) nhằm thu hút sự chú ý và củng cố kiến thức một cách vững chắc hơn qua mỗi loại bài tập tương ứng với mỗi loại kiến thức.
– Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định chơi.
– Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi .
– Chơi thật.
– Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
– Thưởng – phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui như hát một bài, nhảy cò cò… Giáo viên cần khen ngợi, tặng thưởng cho những học sinh hoặc nhóm thắng cuộc (một tràng pháo tay, bông hoa thi đua,…) đồng thời cũng động viên, khích lệ những học sinh hoặc nhóm chưa dành thắng lợi để những lần chơi sau các em sẽ cố gắng hơn.
3.2. Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi
Trước khi tổ chức cho học sinh tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinh hiểu: Qua trò chơi, các em sẽ tìm được những kiến thức gì, cũng cố hay khắc sâu, hệ thống được những kiến thức gì?
Phần lớn Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 ở 2 dạng kiến thức: chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học. Cụ thể như sau:
+ Trò chơi để hình thành kiến thức mới
Bài | Tên trò chơi | Mục đích trò chơi |
Bài 1: Sự sinh sản | Bé là con ai? | Học sinh nhận ra, mỗi trẻ em đều có những đặc điểm giống bố, mẹ mình. |
Bài 2: Nam và nữ | Ai nhanh, ai đúng? | Học sinh biết phân biệt đặc điểm về mặt sinh học và xã hội của nam và nữ. |
Bài 3: Các giai đoạn của cuộc đời | Ai nhanh, ai đúng? | Học sinh hiểu 1 số đặc điểm chung của trẻ ở từng giai đoạn từ 3 đến 10 tuổi. |
Bài 7: Phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt | Ai nhanh, ai đúng? | Học sinh biết tác nhân gây bệnh, sự nguy hiểm của bệnh viêm não. |
Bài 9: Phòng tránh HIV/AIDS thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS | Ai nhanh, ai đúng? | Học sinh giải thích được HIV, AIDS là gì? các đường lây bệnh HIV. |
Bài 19: Sự chuyển thể của chất | Ai nhanh, ai đúng? | Học sinh biết đặc điểm của chất rắn – chất lỏng – chất khí. |
Bài 20: Hỗn hợp và dung dịch | Nhà khoa học trẻ | Học sinh biết các phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp. |
Bài 21: Biến đổi hóa học | Bức thư bí mật | Học sinh biết vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học. |
Bài 30: Sinh sản và chu trình sinh sản của động vật | Ghép chữ | Học sinh biết đặc điểm bên ngoài của động vật đẻ con, động vật đẻ trứng. |
Bài 31: Sinh sản và quá trình phát triển của côn trùng, ếch. | Bắt chước tiếng kêu | Học sinh biết thời gian, địa điểm sinh sản của ếch. |
+ Trò chơi để củng cố hóa kiến thức
Bài | Tên trò chơi | Mục đích của trò chơi |
Bài 3: Các giai đoạn của cuộc đời | Ai đang ở giai đoạn nào? | Củng cố hiểu biết về lứa tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. |
Bài 5: Thực hành nói không với chất gây nghiện | Chiếc ghế nguy hiểm | Thực hành để củng cố sự hiểu biết về tác hại của chất gây nghiện. |
Bài 6: Dùng thuốc an toàn | Ai nhanh, ai đúng? | Củng cố về giá trị dinh dưỡng của thuốc và cách sử dụng thuốc an toàn. |
Bài 10: Phòng tránh bị xâm hại tình dục | Ứng xử khôn khéo | Học sinh biết cách ứng xử khi bị xâm hại. |
Bài 22: Năng lượng | Ai nhanh, ai đúng? | Củng cố kiến thức về năng lượng. |
Bài 27: Sinh sản của thực vật có hoa | Ghép chữ | Củng cố kiến thức về thực vật có hoa. |
Bài 32: Sinh sản và chu trình sinh sản của động vật. | Ai nhanh, ai đúng | Củng cố kiến thức về sự sinh sản của động vật. |
Bài 34: Môi trường tự nhiên có vai trò gì đối với đời sống của cong người? | Ô chữ kì diệu | Củng cố về sự sinh sản ở thực vật có hoa. |
Bài 35: Con người tác động đến môi trường như thế nào? | Ai nhanh, ai đúng? | Hệ thống 1 số nguồn tài nguyên và tác dụng của chúng. |
Bài 36: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? | Ai nhanh,ai đúng? | Hệ thống kiến thức về môi trường. |
– Cách nêu mục tiêu của trò chơi, giáo viên cần đưa ra một cách khéo léo, hấp dẫn, có tính chất gợi mở để tạo sự tò mò khám phá cho học sinh.
– Sau khi các em đã hiểu được mục đích của trò chơi, thấy được sự hấp dẫn của trò chơi các em sẽ chủ động tham gia chơi mà không cần giáo viên ép buộc. Để có được điều đó, giáo viên cần xây dựng trò chơi học tập sao cho hợp lý, hợp lý về thời gian, hợp lý về hình thức chơi, về luật chơi, về hình thức khen thưởng…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]