SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3101 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 962 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo nề nếp, thói quen trong hoạt động làm quen với toán.
Biện pháp 2: Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với toán.
Biện pháp 3: Tạo môi trường trong lớp học.
Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin.
Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động làm quen với toán lấy trẻ làm trung tâm.
Biện pháp 6: Tích hợp hoạt động làm quen với toán vào các hoạt động khác.
Biện pháp 7: Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp 8: Cho trẻ thực hành – trải nghiệm.
Biện pháp 9: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em hôm nay là thế giới của mai sau, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Việc giáo dục một cách toàn diện cho trẻ là một điều rất quan trọng và cần thiết. Mục tiêu nội dung chăm sóc giáo dục mầm non hiện nay nhằm phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, đòi hỏi phải giáo dục trẻ 5 lĩnh vực gồm: Phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ… thì lĩnh vực phát triển nhận thức đặc biệt là hoạt động làm quen với toán nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về toán học là vô cùng quan trọng, là cơ sở, là tiền đề để trẻ tiếp tục tiếp thu kiến thức khó hơn ở bậc học trên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Đúng vậy, trẻ em luôn là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Muốn cho trẻ em trở thành Người lớn theo đúng nghĩa của nó thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn, ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời. Và hôm nay chúng ta đã dành tất cả những tình cảm yêu thương trìu mến nhất cho các bé. Để những mầm non đó đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết quả thì vườn ươm đầu tiên và sớm nhất chính là trường mầm non. Đến trường mầm non các bé được học tập vui chơi, được học các kiến thức văn hóa xã hội, chuẩn bị cho các bé hành trang bước vào cuộc sống. Với các bé cái gì cũng mới lạ, cái gì cũng hay cũng đáng yêu, mỗi khi nhìn thấy các bé mắt tròn xoe và hỏi cô ơi: tại sao? thế nào? Những khoảnh khắc đó lại đọng lại trong tôi niềm cảm xúc yêu thương, trìu mến đến vô cùng.
Giáo dục mầm non là một trong những khâu quan trọng trong những nấc thang hình thành nên nhân cách con người. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao và luôn luôn cải tiến phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng không vì thế mà chúng ta sao nhãng việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, sớm hình thành cho trẻ khả năng tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh, mối quan hệ tự nhiên – xã hội thông qua các hoạt động khác như: Khám phá khoa học, tạo hình, âm nhạc, văn học… trong đó Toán là một hoạt động không thể thiếu trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, nó đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay, đòi hỏi con người phải có vốn hiểu biết về toán học nhất định. Hướng dẫn trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, phân tích, phát triển ngôn ngữ và tư duy lôgic, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ thuở ấu thơ. Song để phát huy được khả năng đó thì không thể thiếu được sự giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là cô giáo phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm cơ
bản ban đầu về kiến thức toán học phải xuất phát từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phưc tạp, từ trực quan đến trìu tượng…
Trong những năm gần đây trường mầm non Lộc Tân chúng tôi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động học được hệ thống hoá nhằm cung cấp đến cho trẻ những kiến thức vừa mới vừa nhẹ nhàng. Trong đó hoạt động cho trẻ làm quen với Toán là một hoạt động không thể thiếu được. Qúa trình dạy trẻ làm quen với toán học theo phương pháp và hình thức tổ chức như trước đây tôi thấy mục tiêu yêu cầu đặt ra cứng nhắc, không dựa vào khả năng nhận thức của trẻ cho nên trẻ không hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Đặc biệt hình thức tổ chức chưa phong phú, không tạo cảm giác thoải mái mà gây căng thẳng, gò bó đối với trẻ nên kết quả giờ học chưa cao.
Chính vì vậy, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm ra giải pháp nào tốt nhất, hiệu quả nhất để tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với Toán đạt kết quả cao hơn nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 – 5 tuổi trường mầm non Lộc Tân” để giúp cho trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 – 5 tuổi trường mầm non Lộc Tân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 – 5 tuổi trường mầm non Lộc Tân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin.
– Phương pháp thống kê, sử lý số liệu.
– Phương pháp đàm thoại.
– Phương pháp trực quan.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp sử dụng trò chơi.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
“Làm quen với toán” là một trong những hoạt động quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, là bước đầu hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu. Thông qua việc hình thành biểu tượng ban đầu về tập hợp số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng trong không gian, bồi dưỡng cho trẻ khả năng tìm tòi quan sát, so sánh, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện phát triển tư duy và một số thói quen cẩn thận, chính xác.
Qua các giờ hình thành biểu tượng toán ban đầu đã chính xác hóa biểu tượng, những tri thức và kĩ năng cần thiết cho trẻ, rèn và củng cố tri thức, kĩ năng về tập hợp số lượng, phép đếm do đó trong giờ dạy cô đã cung cấp chính xác hóa tri thức mà trẻ đã có. Toán học là phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vì trong giờ học toán trẻ phải trả lời câu hỏi cô đặt ra, trẻ còn được nêu câu hỏi thắc mắc của mình, ngoài ra trẻ sử dụng ngôn ngữ toán thường xuyên sẽ giúp trẻ hiểu được chính xác không sợ nhầm lẫn.
Toán học còn góp phần phát triển khả năng chú ý lâu bền của trẻ và chú ý có chủ định của trẻ, rèn luyện và phát triển tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, góp phần hoàn thiện phát triển năng lực cảm giác, thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ, trong quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ phải có sự tham gia tích cực của giác quan mà chủ yếu là thị giác, xúc giác sau đó dùng ngôn ngữ để khái quát những nhận biết đó. Trẻ có khả năng đếm thành thạo trong phạm vi 10 nắm vững thứ tự gọi tên các số, trẻ hiểu số cuối cùng được gọi trong phép đếm chỉ số lượng trong tập hợp đó. Trẻ còn biết thêm bớt thành thạo trong phạm vi 5, mỗi số lớn hơn số liền trước là một đơn vị. Qua đó giúp trẻ dễ dàng trong quá trình nhận biết các đồ dùng trong thực tế, phát triển được trí thông minh ngay từ tuổi ấu thơ tạo tiền đề cho trẻ bước lớp lớn được dễ dàng hơn.
Hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở Trường Mầm non Lộc Tân chúng tôi đã thực hiện tương đối tốt, nhưng vẫn còn một số khó khăn không nhỏ một phần do phụ huynh chưa quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con em, một phần do cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là đồ dùng để tổ chức một hoạt động cho trẻ làm quen với toán.
Vì vậy để tổ chức hoạt động “Làm quen với toán” cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao không phải là vấn đề đơn giản. Đặc điểm tâm sinh lí trẻ em lứa tuổi mầm non là trẻ nhanh nhớ nhưng cũng rất chóng quên, tư duy của trẻ là trực quan minh hoạ, nhận thức đang ở mức độ đơn giản, trong khi đó hoạt động làm quen với toán rất khô khan, cứng nhắc, khó hiểu và không mấy lôi cuốn trẻ hứng thú vào hoạt động, làm cho việc tổ chức giờ học toán không mấy hiệu quả và nhàm chán. Trước nhu cầu phát triển của trẻ, chúng ta cần trang bị cho trẻ vốn kiến thức đơn giản về hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với toán như: Trả lời chính xác, đủ ý các câu hỏi của cô, hiểu được các biểu tượng toán học, nhằm phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, tạo tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Việc nâng cao chất lượng dạy toán sẽ giúp cho trẻ phát tiển trí
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]