SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua thể loại vẽ
- Mã tài liệu: BC2053 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1776 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phan Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vạn Hoa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phan Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vạn Hoa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua thể loại vẽ” triển khai các biện pháp như sau:
– Lập kế hoạch phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ.
– Giáo dục nề nếp thói quen cho trẻ.
– Tạo môi trường trong lớp và ngoài lớp để phục vụ hoạt động tạo hình cho trẻ.
– Sử dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp vào hoạt động tạo hình cho trẻ.
– Làm và sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ cho hoạt động tạo hình của trẻ.
– Bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi.
– Phối kết hợp cùng với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
“Trẻ em như búp trẻ cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan’’
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình, của toàn xã hội. Giáo dục mầm non là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân, nó có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Giáo dục mầm non giúp hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo. Giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Sự phát triển của trẻ em trong thời kì này rất đăc biệt, chúng hồn nhiên non nớt, buồn vui, khóc cười theo ý thích. Những gì trẻ được học, được trang bị ở trường mầm non có thể sẽ là những dấu ấn theo trẻ suốt cuộc đời. Vì vậy chúng ta cần phải giáo dục trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non.
Ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động, nhiều môn học giúp phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, đây là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Để trẻ biết sáng tạo, lao động trong tương lai thì hoạt động tạo hình trong trường mầm non nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ. Nó giúp trẻ có nhận thức tinh tế về cái đẹp, khơi gợi trí tưởng tượng phong phú vốn có của trẻ, để trẻ thêm yêu cuộc sống và quan tâm đến cuộc sống xung quanh, dần dần hình thành ở trẻ tình yêu cái đẹp và cảm thụ cái đẹp. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách con người, hoạt động này mang tính sáng tạo, trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan theo cách nghĩ, cách nhìn, theo khả năng của mình. Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng…điều đó giúp tăng thêm trí nhớ cho trẻ. Nó là một hoạt động nghệ thuật của trẻ thơ, tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, mầu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Khi tham gia các hình thức hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại bằng hình tượng các đồ vật, hiện tượng mà trước đó chúng đã tri giác được. Góp phần phát huy tính tích cực tư duy trực quan hình tượng, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, hoàn thiện dần cảm xúc thẩm mỹ. Giúp trẻ hình thành tính kiên trì, sự tập trung chú ý, bền bỉ, dẻo dai, khéo léo của đôi bàn tay, hoạt bát, tính sáng tạo, biết tạo ra cái đẹp có tính thẩm mỹ, từ đó trẻ luôn yêu quý cái đẹp, biết tôn trọng và yêu quý người lao động, hình thành thị hiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ.
Mặt khác, hoạt động tạo hình trong trường mầm non có vai trò hết sức quan trọng nó truyền đạt, biểu lộ nhận thức về thế giới xung quanh trẻ, là món ăn tinh thần của họa sỹ tý hon, qua đó giúp trẻ phát triển nhân cách trẻ toàn diện về mọi mặt.
Dựa theo đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3-4 tuổi đây là giai đoạn đầu của tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp ( kĩ năng cầm bút, thao tác cắt, xé, dán còn vụng về). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô, với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm cụ thể về cái gì. Bên cạnh đó vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh.
Xuất phát từ lý luận trên, tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình. Là một giáo viên mầm non, đứng lớp 3-4 tuổi nhiều năm, tôi đã trải qua một quá tính tìm tòi nghiên cứu, tích cực học hỏi và vận dụng những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong lĩnh vực này. Do đó tôi đã chọn đề tài :
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua thể loại vẽ ở trường mầm non Văn Lộc.”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua thể loại vẽ ở trường mầm non Văn Lộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
23 cháu lớp 3-4 tuổi A, trường Mầm non Văn Lộc, năm học ………
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Từ những kinh nghiệm đã được tích lũy kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu giáo dục Mầm non, qua đài-báo, tivi và qua thực tế chất lượng giảng dạy của hoạt động tạo hình tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, đọc, phân tích tài liệu nắm chắc nội dung, phương pháp giảng dạy của hoạt động tạo hình để xây dựng cơ sở định hướng cho đề tài.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động tạo hình của trẻ từ đó nhận xét, phân tích thực trạng của lớp, nghiên cứu, thực hiện.
+ Phương pháp đàm thoại: Căn cứ vào nội dung bài học, khéo léo đặt ra câu hỏi.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Mổ xẻ từng vấn đề để làm sáng tỏ vấn đề sau đó tổng hợp lại cái điển hình và chung nhất.
+ Phương pháp điều tra: Điều tra, khảo sát thực trạng, kết quả hoạt động tạo hình của trẻ 3 – 4 tuổi ở lớp.
+ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Thống kê số liệu và tính %, sử dụng số liệu thu được vào phân tích kết quả nghiên cứu.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non một cách toàn diện.
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì môn hoạt động tạo hình là một bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ những ấn tượng về cái đẹp, những cảm xúc chân thật và những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức được thực hiện thật khách quan bằng hình tượng nghệ thuật, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, kích thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng tri giác được. Đó chính là những biểu tượng được hình thành trong quá trình trực tiếp đồ vật hiện tượng trong khi dạo chơi, tham quan và vui chơi các đồ chơi trẻ em. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật. Như vậy, hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như “Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo” đồng thời trong quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo, thông qua hoạt động hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phận biệt được cái thiện cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau, cởi mở thân ái với bạn bè. Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]