SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2029 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 972 |
Lượt tải: | 13 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Vũ Thị Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Bình Minh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Vũ Thị Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Bình Minh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục, phong phú, hấp dẫn.
2.3.2. Giáo dục và hình thành các kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai cho trẻ theo chủ đề.
2.3.3. Tích hợp và lồng ghép các nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai ở các thời điểm trong ngày.
2.3.4. Sưu tầm các trò chơi, bài thơ , hò vè, câu đố về biến đổi khí hậu và cách ứng phó
2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | SỐ TRANG |
1 | 1. MỞ ĐẦU | 1 |
2 | 1.1. Lý do chọn đề tài | 1 |
3 | 1.2. Mục đích nghiên cứu | 2 |
4 | 1.3. Đối tượng nghiên cứu | 2 |
5 | 1.4. Phương pháp nghiên cứu | 2 |
6 | 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | 2 |
7 | 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. | 2 |
8 | 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | 3 |
9 | 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | 4 |
10 | 2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục, phong phú, hấp dẫn. | 4 |
11 | 2.3.2. Giáo dục và hình thành các kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai cho trẻ theo chủ đề | 7 |
12 | 2.3.3. Tích hợp và lồng ghép các nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai ở các thời điểm trong ngày. | 9 |
13 | 2.3.4. Sưu tầm các trò chơi, bài thơ , hò vè, câu đố về biến đổi khí hậu và cách ứng phó | 14 |
14 | 2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh. | 18 |
16 | 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ,với bản thân ,đồng nghiệp và nhà trường | 20 |
17 | 3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ | 20 |
18 | * Tài liệu tham khảo | 23 |
- MỞ ĐẦU:
- Lý do chọn đề tài:
Biến đổi khí hậu là điều chúng ta có thể nhận biết được bằng sự quan sát từ việc tăng nhiệt độ của trái đất và đại dương, mực nước biển tăng, gió bão, lũ lụt hạn hán, sạt nở đất… Biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra và là một trong những mối đe dọa môi trường, kinh tế xã hội lớn nhất mà con người đang phải đối mặt. Biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật, thực vật, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường sống…). Biến đổi khí hậu diễn ra trong một thời gian dài và là một thực tế không thể xóa bỏ nó. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong công cuộc xây dựng đất nước, đảng và nhà nước ta trú trọng chủ chương phát triển kinh tế đi đối với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững. Giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu là cách hữu hiệu nhất, kinh tế nhất, bền vững nhất để cho con người hiểu rõ tầm quan trọng của khí hậu và cách bảo vệ môi trường.[1] Theo ông Mark Richmond – Giám đốc điều phối về Giáo dục của Liên Hợp Quốc nói “Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức toàn cầu và là chủ đề quan trọng của thập kỷ giáo dục bền vững 2005 – 2014/Liên Hợp Quốc – UNESCO” [2]. Để có được những thói quen, hành vi tốt đối với môi trường sống của mình, mỗi người phải qua một quá trình rèn luyện lâu dài và xuyên suốt ngay từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của đất nước. Như Bác Hồ đã nói “Cái mầm xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt trẻ em có được nuôi dưỡng hẵn hoi mới tự lập tự cường” [3]. Nhưng thật đau lòng khi chúng ta đọc được nhữngthông tin, theo điều tra của tổ chức Y tế thế giới mỗi năm có 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguyên nhân là do biến đổi các yếu tố về môi trường [4]
Theo ông Bernurth, giám đốc tổ chức Save The Children “Trẻ em đang chết vì biến đổi khí hậu và nếu không có những hành động khẩn cấp thì số lượng này sẽ không ngừng tăng lên”[5]. Để trẻ em được phát triển toàn diện về mọi mặt thì chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ trẻ vì trẻ rất dễ bị tổn thương bởi môi trường sống và sức đề kháng của trẻ đối với bệnh dịch do sự thay đổi của thời tiết còn yếu, khi trẻphải chứng kiến cảnh mất đi người thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc bệnh nhiễm khuẩn…những vấn đề đó có thể gây sang chấn động tâm thần mạnh với trẻ. Vì vậy chúng ta cần hình thành và trang bị cho trẻ có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu từ độ tuổi mầm non là việc hết sức quan trọng. Đó cũng là vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu, toàn xã hội, cần được giáo dục cho con người ngay từ độ tuổi mầm non.
Việc hình thành cho trẻ từ khi còn nhỏ tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên quan tâm tới thế giới xung quanh, có lối sống vệ sinh ngăn nắp phụ thuộc vào rất nhiều nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Do đó việc giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng là rất cần thiết đặc biệt là đối với những đứa trẻ thường xuyên phải chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai như những đứa trẻ ở quê tôi, một vùng quê ven biển.
Đối với trẻ lớp tôi phụ trách, mặc dù các cháu đã có những nhận thức cơ bản về các hiện tượng của thời tiết (bão, mưa dông, nắng nóng, sét, lốc, mưa đá…) các cháu biết thực hiện một số hành vi tốt như: chăm sóc cây, biết giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu chưa có như: Làm thế nào để ứng phó với biến đổi thời tiết, làm gì khi gặp cháy, mưa, giông bão, nắng nóng…
Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có tình yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống xung quanh, có lối sống vệ sinh ngăn nắp, hình thành thói quen, kỹ năng để bảo vệ chính mình trước những biến đổi của khí hậu. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, tôi thấy trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng để phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu rất tốt. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non Nga Bạch”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
– Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu cơ bản về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ.
– Tìm ra những giải pháp tốt nhất để giúp hình thành và giáo dục trẻ ứng phó với những biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ 3-4 tuổi đạt kết quả cao nhất.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
– Hình thành và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non Nga Bạch, huyện Nga Sơn
1.4 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi chọn lọc tài liệu cần tham khảo phải do bộ giáo dục và các nhà xuất bản nhà nước ban hành, tìm phần tài liệu liên quan đến nội dung cần nghiên cứu, đánh dấu, viết ra sổ tay theo từng nội dung.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài, sau đó đưa ra các giải pháp áp dụng cho sáng kiến.
– Điều tra thực tế thu nhập thông tin dựa trên đối tượng trẻ tại nhóm lớp mình nghiên cứu, hàng ngày quan sát các hoạt động của trẻ.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu. Mặc dù con người có công lao to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng là thủ phạm chính gây nên biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng như nhiều nước khác đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai do sự gia tăng dân số, do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá…[4]
Trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, trẻ dễ tiếp thu và hình thành những nền nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu. [5]
Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ từ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng có vị trí quan trọng trong chiến lược “giáo dục bảo vệ môi trường, phòng ngừa, giảm nhẹ thảm hoạ thiên tai” của ngành giáo dục là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này. [5]
Trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non chúng ta phải cung cấp cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng, vốn hiểu biết sơ đẳng về việc: “Làm gì? và làm như thế nào?” để ứng phó với biến đổi khí hậu trong những trường hợp xảy ra khi không có người lớn bên cạnh. Muốn hình thành những kỹ năng đó cho trẻ, tôi đã xây dựng nội dung, biện pháp và kế hoạch phù hợp theo độ tuổi, hoàn cảnh và tâm sinh lý của trẻ đó là:
+ Trẻ bước đầu nhận biết được một số nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, phân biệt một số dạng thiên tai thường xảy ra nơi trẻ sinh sống qua những dấu hiệu nổi bật.
+ Trẻ làm được một số việc cụ thể để tránh nguy hiểm cho bản thân: Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết, biết tìm đến chỗ an toàn, biết cách kêu cứu, biết mình phải nghe lời và làm theo chỉ dẫn của người lớn.
+ Trẻ có khả năng kể lại một vài thông tin đơn giản như nói được tên mình, tên bố mẹ, địa chỉ gia đình, gọi được số điện thoại cần thiết.
+ Trẻ bước đầu có khả năng phối hợp, giúp đỡ,thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với các bạn và những người xung quanh để tránh nguy hiểm, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh khi thiên tai xảy ra.
+ Trẻ thể hiện ý thức tiết kiệm, tái sử dụng nguyên liệu phế thải, yêu thiên nhiên và ứng xử thân thiện với môi trường xung quanh.
Những kiến thức đó sẽ ăn sâu và tạo thành ý thức cho trẻ trong suốt cuộc đời. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ cần giáo viên biết tích hợp nội dung một cách phù hợp về ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt động hàng ngày của trẻ thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]