SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3063 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 966 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
*Giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 – 5 tuổi.
*Lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội trong các hoạt động học.
*Lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua các hoạt động khác và mọi lúc, mọi nơi.
*Tuyên truyền tới cha mẹ trẻ nội dung giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ
và phối hợp với cha mẹ trẻ để hình thành, rèn và giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ.
*Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | NỘI DUNG | Trang |
1 | Mở đầu | |
1.1 | Lí do chọn đề tài. | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu. | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu. | |
2 | Nội dung | |
2.1 | Cơ sở lý luận. | |
2.2 | Thực trạng của vấn đề. | |
2.2.1 | Thuận lợi. | |
2.2.2 | Khó khăn. | |
2.3 | Biện pháp. | |
2.3.1 | Giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 – 5 tuổi. | |
2.3.2 | Lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội trong các hoạt động học. | |
2.3.3 | Lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua các hoạt động khác và mọi lúc, mọi nơi. | |
2.3.4 | Tuyên truyền tới cha mẹ trẻ nội dung giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ và phối hợp với cha mẹ trẻ để hình thành, rèn và giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ. | |
2.3.5 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. | |
2.4 | Hiệu quả. | |
3 | Kết luận và kiến nghị | |
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Kiến nghị |
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển của trẻ. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với tập thể, xã hôi. Khi trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự chủ và tự tin hơn thì sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tôn trọng. Nếu trẻ không đạt được sự phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này.
Kết quả khảo sát về sự sẵn sáng đi học của trẻ 5 tuổi (EDI) cho thấy có hơn một nửa số trẻ bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt một lĩnh vực phát triển, trong đó kĩ năng cảm xúc – xã hội của trẻ đạt thấp, tỷ lệ % trẻ bị thiếu hụt và nguy cơ bị thiếu hụt còn cao.
Trong thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, song đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày để lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế.
Mặt khác, tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gởi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,…hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh…
Là giáo viên mầm non trải qua nhiều năm công tác, đã chủ nhiệm nhiều nhóm lớp và độ tuổi trẻ khác nhau tôi nhận thấy việc giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 – 5 tuổi” để nghiên cứu nhằm đưa ra một số kinh nhiệm của bản thân mình góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 – 5 tuổi. Nhằm góp phần vào việc hình thành những tình cảm tích cực và rèn luyện các kỹ năng xã hội cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 – 5 tuổi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp đó là:
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Qua nghiên cứu sách vở, chuyên đề, tài liệu có liên quan đến giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 – 5 tuổi.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ 4 – 5 tuổi ở lớp mình và qua các giờ dự hoạt động của đồng nghiệp.
Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Tôi thực hiện cuộc phỏng vấn với giáo viên, cha mẹ trẻ, đồng thời hỏi trẻ một số câu hỏi liên quan đến giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ.
Phương pháp thống kê, toán học: Từ những thông tin và số liệu thu thập được, tôi thống kê, chọn lọc những thông tin, phân loại rồi tính toán đưa ra những kết quả xác thực nhất phục vụ cho việc nghiên cứu.
Phương pháp nêu gương, khích lệ, tổng kết kinh nghiệm…
- Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm về phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội đối với trẻ
Phát triển tình cảm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu, động cơ của họ gắn với một đối tượng cụ thể.
Phát triển tình cảm ở trẻ em là phát triển năng lực:
– Nhận biết và hiểu cảm xúc của bản thân: Cảm xúc có sức mạnh rất lớn trong cuộc sống con người.
– Thể hiện và kiểm soát cảm xúc của chính mình: Phát triển tình cảm là việc trẻ có được hiểu biết không ngừng về cảm xúc, khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc của trẻ.
– Hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác: Sự thể hiện cảm xúc của trẻ em như khóc, cười ảnh hưởng đến hành vi của người khác với trẻ, và ngược lại, sự biểu hiện cảm xúc của mọi người giúp điều tiết hành vi xã hội của trẻ.
– Trẻ mầm non đang hình thành và phát triển nhân cách: trẻ tiếp thu và học hỏi từ xung quanh tạo nên sự phát triển và hoàn thiện cá nhân. Giáo dục trẻ bắt đầu từ việc đơn giản, gần gũi, nhận biết những biểu hiện của cảm xúc của người khác để điều chỉnh các biểu hiện và hành vi cho phù hợp, trẻ nhận cảm xúc và tình cảm của mình, học cách thể hiện cho phù hợp.
Phát triển kĩ năng xã hội
Kỹ năng xã hội là cách thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống xã hội giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn.
Tùy theo giai đoạn phát triển, mở rộng phạm vi và sự đa dạng của hoạt động, sự phong phú của các mối quan hệ -> kỹ năng xã hội được phát triển lên.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]