SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3071 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 725 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp thứ 1: Rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho trẻ.
* Biện pháp thứ 2: Phân công công việc cho trẻ một cách hợp lí.
* Biện pháp thứ 3: Động viên, khích lệ trẻ kịp thời.
* Biện pháp thứ 4: Tạo môi trường, tình huống để phát huy tính tự lập của trẻ.
* Biện pháp thứ 5: Tạo điều kiện để trẻ được vui chơi và chơi với bạn bè.
* Biện pháp thứ 6: Chấp nhận và thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ.
* Biện pháp thứ 7: Luyện tập cho trẻ làm các công việc tự phục vụ vừa sức trẻ.
* Biện pháp thứ 8: Thực hiện tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ.
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Những năm gần đây giáo dục mầm non được xã hội đặc biệt quan tâm. Sự nghiệp giáo dục mầm non là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Đặc biệt là trường mầm non có một vị trí quan trọng, là cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách con người mới XHCN. Phát triển một cách toàn diện có đủ năng lực để đáp ứng với sự đổi mới của nhân loại.
Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những mặt quan trọng của việc giáo dục con người mới phát triển toàn diện, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách trẻ. Tự lập giúp cho con người nói chung, trẻ em nói riêng nhận ra được khả năng của mình và ý nghĩa của cuộc sống. Vì vậy, Luật Giáo dục (năm 2005) đã đưa ra những yêu cầu về phương pháp giáo dục là: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên”. Hay nói cách khác, giáo dục phải phát huy tính tự lập cho người học, điều đó nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của xã hội. Để trẻ nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của xã hội, hòa nhập với cuộc sống mới thì việc hình thành tính tự lập cho trẻ ở những năm đầu tiên của cuộc đời trẻ là rất cần thiết, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ tuổi mẫu giáo.
Hiện nay việc giáo dục tính tự lập cho trẻ đã được xã hội và các bậc phụ huynh quan tâm. Ở trường mầm non giáo viên cũng đã luôn tạo điều kiện cho trẻ được rèn luyện tính tự lập thông qua các hoạt động học tập và các hoạt động sinh hoạt tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của trẻ. Tuy nhiên mới dừng lại ở yêu cầu cần đạt, chưa có các kế hoạch hay các biện pháp giáo dục cụ thể.
Mặt khác, do xã hội ngày càng phát triển, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Điều kiện kinh tế đủ đầy hoặc dư thừa, con cái lại ít nên phụ huynh thường hay nuông chiều con, làm hộ hay cấm đoán trẻ nhiều việc mà trẻ có thể làm được, từ đó dẫn tới trẻ bị thụ động, thiếu kĩ năng lao động, thiếu tự tin, sinh ra thói quen dựa dẫm, ỉ lại cho người khác, làm cho tính tự lập của trẻ khó phát triển.
Thực tế cho thấy, không ít số trẻ mẫu giáo ở nước ta nói chung vẫn chưa có ý thức tự lập. Cả gia đình và trường mầm non chưa đánh giá đúng khả năng của trẻ và vai trò quan trọng của việc cần giáo dục tính tự lập cho trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực trước là tương lai của trẻ, sau là mục tiêu giáo dục con người mới “Tự chủ, sáng tạo, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của kinh tế thị trường” (theo nghị quyết TW II, khóa 8) cũng khó thực hiện được.
Vậy làm thế nào để tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ? Đây là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với sự phát triển của trẻ mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với gia đình, các nhà giáo dục và với toàn xã hội nhằm góp phần giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài:“Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn” làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học ………Tôi hi vọng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ làm cơ sở để giáo viên có những định hướng, kế hoạch, biện pháp đúng đắn và kịp thời trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Nâng cao hiệu quả của việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn, tạo điều kiện cho trẻ được rèn luyện tính tự lập thông qua các hoạt động học tập và các hoạt động sinh hoạt tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của xã hội, hòa nhập với cuộc sống mới giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
– Rút ra những bài học kinh nghiệm, những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ
– Tự học tập, rèn luyện năng lực chuyên môn của bản thân để đáp ứng với
chương trình giáo dục Mầm non
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu là 35 trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi lớp B2 trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn
– Nghiên cứu lĩnh vực hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua các hoạt động
– Nghiên cứu tài liệu thuộc lĩnh vực rèn kỹ năng sống đặc biệt là giáo dục tính tự lập cho trẻ Mầm non
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ sách vở, tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập
- Phương pháp sử dụng tình huống
- Phương pháp nêu gương khích lệ
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
Tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. ở giai đoạn này, những mối quan hệ, có những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy cha mẹ và cô giáo đều mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau này
Tự lập là một đức tính tốt nhưng nó không tự nhiên mà có, để hình thành là cả một quá trình rèn luyện – giáo dục và phải bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Trẻ từ khi lọt lòng đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng – giai đoạn vàng trong cuộc đời mỗi con người. Đây là giai đoạn của sự tăng trưởng rất nhanh về thể chất và phát triển các mặt của trí tuệ, tình cảm và ý thức xã hội, giai đoạn tạo tiền đề quan trọng của sự hình thành nhân cách con người. Nhà giáo dục vĩ đại A.X Mascrencô đã khẳng định: “Những cơ sở căn bản của nhân cách con người đã được hình thành từ trước tuổi lên 6. Những điều dạy trẻ trong thời kì này chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ, về sau việc giáo dục con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, còn những nụ và hoa thì đã được vun trồng từ 6 năm đầu tiên”. Từ cơ sở này cho thấy, nếu không làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm đầu thì việc giáo dục sau này sẽ vô cùng khó khăn.
Để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo thì việc giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc ,giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng của việc nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]