SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động góc cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non
- Mã tài liệu: BC3002 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 518 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Kim Oanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tân Phú |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Kim Oanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tân Phú |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động góc cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non” triển khai các biện pháp như sau:
-Giải pháp 1: Xây dựng và lựa chọn các góc chơi phù hợp với trẻ 4-5 tuổi ở trong lớp
-Giải pháp 2: Trang trí các góc mở trong lớp học để gây ấn tượng cho trẻ khi tham gia hoạt động góc
-Giải pháp 3: Đồ chơi, đồ dùng ở các góc
-Giải pháp 4: ướng dẫn trẻ hoạt động
-Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục hoạt đông góc
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU:
- Lý do chọn đề tài:
“ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
Đó là vần thơ, cũng là câu hát thật ngọt ngào và có ý nghĩa sâu lắng, trẻ em của ngày hôm nay rồi sẽ trở thành chủ nhân của thế giới trong tương lai. Những chủ nhân đó sẽ làm gì cho thế giới ngày mai? Điều đó phụ thuộc vào mỗi bản thân của mọi chúng ta đã ươm trồng, chăm sóc những mầm non đó ra sao, đó cũng là lý do tại sao các cường quốc đứng đầu trên thế giới vẫn phải đầu tư cho giáo dục đến như vậy. Mọi người đều công nhận rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ . Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua “hoạt động góc”.Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì ? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh vì thế giới xunh quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút với các đồ chơi hấp dẫn, nhiều màu sắc, ngộ nghĩnh…Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau.Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn .
Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi…Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé.Trong trường mầm non có rất nhiều các môn học và các hoạt động giúp trẻ phát triển nhận thức là cơ sở ban đầu hình thành nhân cách trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động góc để nó trở thành phương tiện giáo dục trẻ em, có giá trị quyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm xã
hội – phát triển thẩm mỹ – phát triển thể chất – phát tiển ngôn ngữ – phát triển nhận thức. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các hoạt động góc thực sự có hiệu quả khoa học và lôi cuốn hấp dẫn trẻ.
Là một giáo viên mầm non phụ trách lớp 4 – 5 tuổi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ, tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp để tổ chức hoạt động góc một cách có hiệu quả. Chính vì những lí do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động góc cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non ”
- Mục đích nghiên cứu:
– Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn trong kỹ năng giao tiếp, tự tin, khéo léo qua các kỹ năng vận động nhằm rèn luyện các tố chất và phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
- Kích thích sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi .
- Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp tổ hoạt động góc nhằm phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ 4- 5 tuổi.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phương pháp điều tra thực trạng:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Nhóm phương pháp quan sát.
- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm
- Nhóm phương pháp nêu gương.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1.Cơ sở lý luận:
Hoạt động góc trong trường mầm non được người lớn tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy. Trong giờ học những sự vật hiện tượng xảy ở môi trường sống gần gũi trẻ, thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt trước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động góc.Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: người mẹ, cô giáo, chú công nhân, bác sỹ…Với những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật.Hoạt động góc là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động. Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơi…Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của
trẻ. Hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận thức. Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi hoạt động góc có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương thân tương ái…đây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống sau này.
Nghĩa là chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Chúng tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như họ Ví dụ: Người mẹ , cô giáo, chú công nhân, bác sỹ…. .
Với vai trò chúng tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì chơi của trẻ không phải là thật, mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật.
Tức là hoạt động góc của trẻ không nhằm làm ra sản phẩm mà nằm trong sự hấp dẫn của quá trình hoạt động.
Trẻ tái tạo lại những gì đã được cô dậy trẻ trên tiết học hoặc những kiến thức chưa chuyển tải hết trong tiết học chung. Nhằm tạo cho trẻ sự ghi nhớ vững bền hơn.Và tư duy trừu tượng phát triển, kèm theo là tư duy logic, tư duy ngôn ngữ cũng phát triển.
Trong các giờ học trước cô dậy các cháu nặn những con vật nuôi trong gia đình, hoặc nặn những người thân, trong hoạt động góc cháu có thể sáng tạo nặn cô giáo và các bạn đi chơi công viên,…
Như vậy, rõ ràng hoạt động góc được phát triển và mở rộng dần theo sự phong phú và mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh. Bản chất hoạt động góc là một hoạt động phản ánh sáng tạo, độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống cuộc sống thực. Có thể nói trẻ thực sự là một chủ thể tích cực, hành động một cách tự lực, tự nguyện và tự tin.
Trong hoạt động góc lµ tổng hợp các loại trò chơi .Trong qúa trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động. Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trẻ chơi là quá trình tưởng tưởng biểu hiện rất rõ, trẻ được tự do tự tạo nghĩa là tự nghĩ ra chủ đề chơi nội dung chơi…vì vậy mỗi một nội dung chơi luôn phụ thuộc vào kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận thức. Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng những thuộc tính không gian của đồ vật….. hay khi đứng trên cương vị của người lớn qua các vai chơi để thể hiện hoạt động của họ, trẻ mới hiểu được ý nghĩa hoạt động của người lớn làm việc vì người khác. oạt động góc củng cố chính xác và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về hiện tượng xung quanh. Nội dung của hoạt động góc cuộc sống hiện thực xung quanh trẻ, trong khi hoạt động trẻ phản ảnh cuộc sống đó một cách sáng tạo và độc đáo. Thông qua hoạt động góc trẻ thực
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]