SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Atlat địalí Việt Nam cho học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9028 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 868 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Lập |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Lập |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Atlat địalí Việt Nam cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Vận động học sinh mua Atlat địa lí Việt Nam để sử dụng trong học tập bộ môn địa lí
3.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat trong việc học bài mới
3.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat trong việc làm bài thi, bài kiểm tra
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Sự phát triển kinh tế – xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho công tác giáo dục. Mục tiêu của Giáo dục là đào tạo những con người phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp. Đề đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi người thầy không những chỉ cung cấp cho các em những kiến thức mà còn phải hình thành cho các em một số các kỹ năng cơ bản, nhằm trang bị cho các em một lượng kiến thức, kĩ năng nhất định trước khi các em bước vào cuộc sống. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết, nó không chỉ dừng lại ở một thời điểm nhất định mà luôn tồn tại song với với quá trình phát triển của một quốc gia.
Ở nước ta đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề đang được quan tâm và chú trọng trong các nhà trường. Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học đang chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ Truyền thụ một chiều” sang hướng “ Lấy học sinh làm trung tâm”, nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập để đào tạo một thế hệ trẻ, năng động sáng tạo, phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Địa lí là một bộ môn khoa học nằm trong hệ thống các môn học chính khóa trong nhà trường. Để phát huy được tính tích cực của học sinh trong môn địa lí, giáo viên cần phải có những biện pháp để hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ…một cách hiệu quả.
Atlat địa lí Việt Nam là một trong những đồ dùng dạy học quan trọng trong việc học tập địa lí, là tài liệu duy nhất mà học sinh được sử dụng trong tất cả các kỳ thi: Thi học kì, thi học sinh giỏi các cấp, thi tốt nghiệp và thi đại học. Atlat địa lí Việt Nam được xây dựng trên chương trình địa lí Việt Nam, nó diễn giải các vấn đề địa lí từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ tổng thể đến các bộ phận… Có thể nói, Atlat vừa là nguồn cung cấp tri thức, thông tin tổng hợp, vừa là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng trong học tập và hỗ trợ học sinh trong các kì thi. Sử dụng tốt kênh hình trong Atlat địa lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học địa lý, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức trong nội dung dạy học, ít phải ghi nhớ máy móc, đồng thời có sức hấp dẫn học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ địa lí.
Việc sử dụng Atlat địa lí làm kênh hình trong giờ dạy học không phải là mới, nhưng cũng chưa phải là phổ biến. Trong thực tế nhiều giáo viên chưa chú trọng việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat trong giờ dạy, nhiều học sinh còn gặp khó khăn trong việc sử dụng Atlat, chưa khai thác và phát huy hết tính năng vốn có của Atlat. Nguyên nhân là do học sinh mới chỉ có trong tay cuốn Atlat chứ chưa được hướng dẫn sử dụng một cách bài bản. Nhiều học sinh chưa biết đọc, biết khai thác các nội dung trong Atlat. Vì vậy chất lượng dạy và học môn địa lí hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được nhiều học sinh yêu thích bộ môn Địa
lí. Nhiều học sinh có tâm lí ngại học môn Địa lí do phải ghi nhớ máy móc, do đặc trưng của bộ môn học khô khan…
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi luôn băn khoăn trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí ở trường THCS, làm thế nào để có nhiều học sinh yêu thích môn học Địa lí… Với những suy nghĩ trên, tôi luôn có ý thức trong việc đổi mới PPDH, đổi mới cách học cho học sinh trong môn Địa lí. Vì vậy, tôi đã tích cực sử dụng Atlat địa lí kết hợp với phương tiện dạy học khác trong giờ dạy địa lí, trong các buổi ôn tập, ôn thi học sinh giỏi. Qua quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 9 sử dụng Atlat địa lí đạt hiệu quả, vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Atlat địalí Việt Nam cho học sinh lớp 9” , xin được trao đổi cùng đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra các phương pháp dạy học tích cực, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí.
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích tìm ra các biện pháp để giúp giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí hướng dẫn học sinh hình thành được các kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí từ Atlat địa lí Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí lớp 9 THCS. Trong đề tài này, người viết sẽ trình bày các biện pháp cụ thể mà bản thân đã thực hiện, được thực tiễn kiểm nghiệm và đạt hiệu quả nhất định tại đơn vị công tác.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ nghiên cứu, tổng kết về việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Địa lí lớp 9 THCS, trên cơ sở kiểm nghiệm đối tượng học sinh khối 9 trường THCS Phạm Văn Hinh – Thạch Thành – Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo… để tìm hiểu về vấn đề đang nghiên cứu.
– Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành điều tra, khảo sát việc sử dụng Atlat của học sinh và kết quả học tập môn Địa lí ở trường THCS Phạm Văn Hinh, trên địa bàn huyện Thạch Thành.
– Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm trên học sinh lớp 9 của trường THCS Phạm Văn Hinh.
– Phương pháp thống kê: Trên cơ sở việc dạy thực nghiệm, thống kê số kết quả việc sử dụng Atlat của học sinh và giáo viên, kết quả học tập của học sinh.
– Đúc rút kinh nghiệm: Tổng kết, đánh giá thành chuyên đề về dạy học sử dụng Atlat địa lí Việt Nam vào quá trình học tập và làm bài kiểm tra, bài thi học sinh giỏi môn Địa lí để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận
- Khái niệm về Atlat:
Atlat là một hệ thống các bản đồ có sự liên quan với nhau một cách hữu
cơ và bổ sung cho nhau, được thành lập theo những chủ đề và mục đích sử dụng nhất định. Các bản đồ trong Atlat được xây dựng theo một chương trình Địa lí hoàn chỉnh, phản ánh và giải thích được đầy đủ các vấn đề thuộc phạm vi đề mục theo mục đích của Atlat.
Tên gọi Atlat là một từ mượn, bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp, chuyện kể rằng thần Atlat có một sức khỏe phi thường, có thể nâng cả Trái đất và Bầu trời lên. Từ đó, người ta đặt tên Atlat cho tập hợp các bản đồ. Trong tiếng anh Atlat có nghĩa là tập bản đồ. Tuy nhiên hiện nay một tập Atlat địa lí không chỉ là một tập hợp bản đồ mà nó còn bao gồm hệ thống các biểu đồ, tranh ảnh và bảng số liệu thống kê được sắp xếp một cách khoa học. Có nhiều loại Atlat, như Atlat thế giới, Atlat các châu lục, Atlat địa lí Việt Nam… phù hợp với mục đích sử dụng của học sinh, sinh viên trong học tập và nghiên cứu.
- Atlat giáo khoa địa lí Việt Nam
Atlat giáo khoa địa lí Việt Nam là một tập hợp bản đồ giáo khoa, trong đó bao gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ… phản ánh các sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế – xã hội. Các bản đồ, biểu đồ được xắp xếp theo một trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lí Việt Nam, phù hợp với nội dung sách giáo khoa và chương trình địa lí. Atlat giáo khoa địa lí Việt Nam được Bộ Giáo dục phát hành, chỉnh sửa, bổ sung và quy định sử dụng trong dạy học địa lí ở trường THCS, trường THPT theo công văn số 8065/BGD &ĐT, ngày 14/09/2009.
Cấu trúc của Atlat địa lí bao gồm 3 phần chính: Địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế – xã hội và địa lí các vùng, gồm 30 trang, với các nội dung sau:
– Các đối tượng địa lí tự nhiên: Bản đồ hình thể, địa chất, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, bản đồ các loại đất chính, thực vật và động vật, các miển địa lí tự nhiên, kèm theo lát cắt và các hình ảnh minh họa.
– Các đối tượng địa lí dân cư – xã hội: Bản đồ hành chính, dân số, dân tộc, kèm theo đồ thị, biểu đồ dân số, tháp tuổi…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]