SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam cho học sinh lớp 5

Giá:
50.000 đ
Môn: Mĩ thuật
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 178
Lượt tải: 2
Số trang: 19
Tác giả: Lê Thị Thu Ngân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 19
Tác giả: Lê Thị Thu Ngân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệmSKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam cho học sinh lớp 5 triển khai các biện pháp như sau: 

Giải pháp 1: Nghiên cứu kĩ chương trình và nội dung bài dạy
Giải pháp 2: Lựa chọn hình ảnhminh họa và phương pháp dạy học cho bài học
Giải pháp 3. Thiết kế bài dạy ứng dụng CNTT trong tiết học

Mô tả sản phẩm

  1. MỞ ĐẦU
  1. Lý do chọn đề tài.

Môn Mỹ thuật là môn học không thể thiếu được ở các trường Tiểu học nó đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. 

  Thường thức mĩ thuật là một trong năm nội dung của chương trình Mỹ thuật lớp 5- nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về nghệ thuật tạo hình thông qua những kiến thức sơ lược về lịch sử Mĩ thuật Việt Nam và thế giới, sự phát triển của Mĩ thuật qua các thời kỳ. Qua đó góp phần hình thành ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp trong nghệ thuật được thể hiện qua đường nét, hình mảng, ánh sáng, màu sắc, bố cục…  tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Các em được làm quen với một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu, giúp các em thấy được giá trị nghệ thuật trong tác phẩm và khả năng sáng tạo của tác giả. Trên cơ sở đó dần hình thành ở các em thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm 

Bên cạnh những hiểu biết về nghệ thuật tạo hình truyền thống, học sinh còn mở rộng tầm nhìn ra thế giới, làm quen với các tác phẩm, các công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của các danh họa qua các thời kỳ lịch sử. Như vậy học sinh từng bước nâng cao nhận thức làm cho tâm hồn trở nên phong phú, phát triển toàn diện nhân cách…

  Ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành GD đã có những chuyển biến về việc đổi mới PPDH, chương trình dạy học để phù hợp với những thành tựu khoa học thực tiễn. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, để đáp ứng nhu cầu học tập thì đòi hỏi việc dạy học phải thay đổi phương pháp, phương tiện.

 Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới PPDH, hình thành phương pháp tư duy mới, đưa phương pháp dạy học vào quỹ đạo sử dụng sức mạnh của công cụ hiện đại để chuyển tải những khối lượng kiến thức lớn mở rộng tầm nhận thức của học sinh, làm thay đổi căn bản cách dạy, cách học. 

 Sau nhiều năm giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, tôi luôn trăn trở:  làm thế nào để tiết học thường thức mỹ thuật đạt hiệu quả cao, đồng thời mang lại hứng thú cho các em trong giờ học. Vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả  tiết dạy thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam cho học sinh lớp 5” 

  1. Mục đích nghiên cứu

Tạo nên những tiết học sinh động có hình ảnh trực quan phong phú để thu hút các em tham gia học tập một cách hứng thú, say mê, yêu thích môn học, để các em nắm được bài tốt hơn. Từ đó thêm hiểu và yêu quý những giá trị văn hóa của đất nước và thế giới..

III. Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy thường thức mĩ thuật cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Xuân Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.

IV- Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp đọc tài liệu tham khảo, phương pháp điều tra khảo sát thực tế việc học tập của học sinh tại nhà trường, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu về mức độ học tập của học sinh.

B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

  1. Cơ sở lý luận.

Trong thời đại của chúng ta sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ thông tin. 

Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin  trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Xem công nghệ thông tin  như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học. Nhưng làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất? Đó là một vấn đề mà không phải người giáo viên nào cũng giải quyết một cách hoàn hảo.

Mặt khác, ở độ tuổi Tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng nhiều màu sắc, hấp dẫn vì vậy cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới lạ, sinh động, nhiều màu sắc, khi đó sẽ kích thích được trẻ tự cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác. Về khả năng tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát.

Sự chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều kiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý chủ định. Trẻ thường chỉ quan tâm đến những môn học, tiết học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, nhiều tranh ảnh, trò chơi…Sự tập trung chú ý của trẻ còn thiếu tính bền vững, lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Bởi vậy là người giáo viên tôi đã cố gắng tạo nên những tiết học sinh động có hình ảnh trực quan phong phú để thu hút các em tham gia học tập một cách hứng thú, say mê, yêu thích môn học.

  1. Thực trạng. 

Qua quá trình giảng dạy, qua việc dự giờ thăm lớp của các giáo viên trong nhà trường cũng như qua việc thao giảng Cụm, tôi thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn nhiều hạn chế. Hầu hết GV chỉ thực hiện trong những tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi. Còn lại các giờ học khác giáo viên đều ngại dạy sử dụng CNTT. Bởi tâm lý chung: ngại khó, ngại đổi mới, ngại mất thời gian…

Nhiều giáo viên cho rằng trong các bài thường thức mỹ thuật học sinh chỉ cần biết quan sát, nhân xét tác phẩm, nhớ được đôi nét về tác giả và hiểu sơ lược đặc điểm lịch sử mỹ thuật qua các thời kì là được nên tiết học thường diễn ra khá tẻ nhạt, rập khuôn, học sinh ghi nhớ một cách máy móc, nội dung bài học trôi qua nhanh chóng trong trí nhớ của các em.

Hơn nữa do điều kiện cơ sở vật chất ở hầu hết các trường Tiểu học còn nhiều thiếu thốn. Đa phần các trường chỉ có một bộ máy chiếu Projecter được cấp, không có máy Scan, máy ảnh, phòng học chuyên biệt…để phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong dạy học. Phương tiện dạy học (Máy chiếu Projector, Máy tính xách tay) của nhà trường còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều giáo viên trong cùng một lúc.

Nhiều học sinh còn lười tư duy, thích chép theo tranh có sẵn trong sách giáo khoa, vở tập vẽ và đồ dùng dạy học giáo viên chuẩn bị. Chưa thực sự yêu thích môn học, chưa tìm tòi sáng tạo cái mới. Học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với tiết dạy có ứng dụng CNTT, các em hay chú ý vào các hiệu ứng mà chưa tập trung vào nội dung bài học, từ đó làm hạn chế việc tiếp thu kiến thức.

Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng học sinh khối 5 :

Đề bài:

          Câu 1: Em hãy nêu những nét chính về tiểu sử họa sĩ Tô Ngọc Vân?  

          Câu 2: Nêu cảm nhận của em về tác phẩm Thiếu nữ bên hoa Huệ? 

*Kết quả khảo sát:

STT Lớp Sĩ số Xếp loại
Hoàn thành Chưa hoàn thành
1 5A 25 20 80.0% 5 20.0%
2 5B 28 21 75.0% 7 25.0%

 

Qua quá trình khảo sát tôi nhận thấy: Nhiều học sinh chưa hứng thú, chú tâm vào môn học, các em còn coi nhẹ bộ môn mỹ thuật, cho rằng đây là môn học phụ không quan trọng. Bởi vậy sự quan sát, nhận xét, ghi nhớ của các em còn nhiều hạn chế. Dẫn đến kết quả khảo sát chưa cao.

III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 

Để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo được tiết học sinh động, hấp dẫn thu hút được sự chú ý của các em học sinh, các em chủ động, tích cực tiếp thu nội dung kiến thức. Tôi đã tiến hành các giải pháp sau:

Giải pháp 1: Nghiên cứu kĩ chương trình và nội dung bài dạy:

Đây là tiêu chí quan trọng. Ngay từ khi nhận công tác và được Ban giám hiệu phân công giảng dạy bộ môn Mỹ thuật cho các khối lớp 1,2,3,4,5 trong trường Tiểu học Xuân Lộc. Tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, yêu cầu, tiêu chí của từng bài học. Từ đó tìm hiểu, lựa chọn PPDH, hình thức tổ chức dạy học sao cho đạt hiệu quả nhất.

Về nội dung chương trình Thường thức Mỹ thuật lớp 5 có 4 bài. Trong đó: 

  • Bài 1: TTMT- Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ.
  • Bài 9: TTMT- Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.
  • Bài 17: TTMT- Xem tranh Du kích tập bắn.
  • Bài 25: TTMT- Xem tranh Bác Hồ đi công tác.

Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu cách dạy ứng dụng CNTT Bài 9 – TTMT- Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam gồm có 3 phần sau đây:

  1. Vài nét về điêu khắc cổ.
  2. Một số tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam nổi tiếng.
  3. Câu hỏi và bài tập.

 Từ mục tiêu cần đạt ở bài học, tôi nghiên cứu kĩ nội dung nào có thể huy động được vốn sống, sự hiểu biết của các em, những nội dung nào còn xa lạ cần phải khắc sâu, mở rộng để các em nhìn thấy được được hình ảnh, vật mẫu…giúp các em dễ nhớ. Từ đó tôi thiết kế bài giảng, đưa câu hỏi phù hợp với bài học.

Giải pháp 2: Lựa chọn hình ảnhminh họa và phương pháp dạy học cho bài học.

Giáo viên cần có sự đầu tư nhất định về thời gian, công sức để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho bài dạy. Ngoài cacs hình ảnh minh họa trong SGK, giáo viên còn tìm thêm những tài liệu có thể lấy từ thực tế, qua tranh ảnh, sách báo,…đặc biệt với thời đại công nghệ hiện nay Internet là một kho tài liệu vô cùng phong phú. Tuy nhiên giáo viên cần lựa chọn những hình ảnh phù hợp với nội dung bài . Hình ảnh phải mang tính khoa học, chính xác để học sinh dể hiểu và hiểu đúng bản chất của hình ảnh trực quan thì mới mang lại hiệu quả giáo dục. (Các hình ảnh được minh họa trong giải pháp 3) 

Mỗi PPDH, hình thức tổ chức dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Không có phương pháp nào là vạn năng. Đối với học sinh tiểu học tư duy của các em còn mang tính cụ thể, các em thường chú ý đến màu sắc sặc sỡ, hình ảnh sinh động. Bởi vậy giáo viên cần lựa chọn PPDH sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh của mình thì giờ học mới đạt hiệu quả. PPDH được sử dụng nhiều ở tiểu học là phương pháp trực quan để các em được quan sát trực tiếp, thực tế. Được nhìn thấy cụ thể các em sẽ tiếp thu tốt hơn, nhớ lâu hơn. Đồng thời để tránh sự nhàm chán giáo viên cần linh hoạt đan xen các hình thức dạy học : cá nhân, nhóm…để giờ học sôi nổi và huy động được tất cả các em học sinh tập trung vào bài học. Như vậy tiết học mới mang lại hiệu quả cao.

Giải pháp 3. Thiết kế bài dạy ứng dụng CNTT trong tiết học.

Ứng dụng CNTT vào bài học không chỉ hiểu đơn giản là sự trình chiếu một tiết dạy trên màn hình. Tiết học đó phải đảm bảo nội dung bài học đầy đủ, chính xác theo chương trình quy định. Học sinh được học, được hiểu và nắm được nội dung ngay trong tiết học. Điều mà tôi quan tâm nhất đó là tiết học đó phải thực sự hấp dẫn, thu hút được các em học sinh, tạo được hứng thú cho các em đối với tiết học, môn học. Từ đó các em sẽ học bài tốt hơn. 

       Tôi sử dụng phần mềm powerpoint để trình chiếu hình ảnh liên quan đến bài học như một bức tranh minh họa, bảng phụ làm dẫn chứng minh họa chứ không phải là dạy hoàn toàn trên máy. Sau đây tôi xin trình bầy một tiết dạy ứng dụng CNTT trong bài thường thức mỹ thuật lớp 5 

Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.

  1. Mục đích yêu cầu:
  1. Kiến thức: Học sinh hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam.
  2. Kỹ năng: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam.
  3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.
  1. Đồ dùng dạy học:

– Giáo viên: Máy chiếu, máy tính xách tay có các hình ảnh minh họa.

– Học sinh: Sưu tầm ảnh chụp các tác phẩm điêu khắc cổ.

     III. Các hoạt động dạy học:

  1. Kiểm tra bài cũ: 

H: Em hiểu thường thức mỹ thuật có nghĩa là gì? 

– Nhận xét, đánh giá.

  1. Bài mới:

*  Giới thiệu bài: Để giúp các em hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của một số tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thường thức mỹ thuật Bài 9. (GV ghi đầu bài)

Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ.

– Trình chiếu phật A-di-đà SGK và chùa phật Tích – Bắc Ninh cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.

– Chất liệu của điêu khắc là gì? ( Đồng, đá, gỗ…)

– Cách thể hiện như thế nào? ( Đục, đẽo, nặn, gò…)

– Sau khi quan sát các em thấy có gì khác giữa điêu khắc và tranh? ( Các tác phẩm điêu khắc là những tác phẩm được thể hiện bằng cách đục, đẽo, gò…Còn tranh được tạo trên mặt phẳng bằng cách vẽ và dùng các chất liệu như bột màu, sơn dầu…)

– Các em thấy các tác phẩm điêu khắc cổ thường có ở đâu? ( Đình, chùa, lăng tẩm…)

 

Chốt: Các tác phẩm điêu khắc với nhiều hình ảnh phong phú, sinh động, thường thấy ở Đình, chùa, lăng, tẩm, thường thể hiện về tín ngưỡng và cuộc sông xã hội, chúng thường làm bằng gỗ, đá, đồng, đất nung.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam nổi tiếng.

– Trình chiếu một số hình ảnh về tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam trong SGK cho học sinh quan sát và tìm hiểu về các nội dung sau:

H: Tên của tác phẩm?

H: Tác phẩm được đặt ở đâu?

H: Tác phẩm được làm bằng chất liệu gì?

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Vận dụng hiệu quả kênh hình nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 5 (W+PPT)
5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5

200.000 

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5

200.000 

Lớp 5
Đạo đức
4.5/5

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)