SKKN Một số biện pháp nhằm khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 – THPT

Giá:
100.000 đ
Môn: Lịch sử
Lớp: 11
Bộ sách:
Lượt xem: 491
Lượt tải: 3
Số trang: 18
Tác giả: Bùi Thị Minh Lan
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Văn Cừ
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 18
Tác giả: Bùi Thị Minh Lan
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Văn Cừ
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệmSKKN Một số biện pháp nhằm khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 – THPT triển khai các biện pháp như sau: 

2.3.1. Khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử bằng cách mô tả một số đặc điểm riêng của nhân vật
2.3.2. Miêu tả phong thái, tính cách của nhân vật
2.3.3. Mô tả một số nét chân dung nhằm giúp HS hiểu sâu sắc về nhân vật đó
2.3.4. Khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu bằng cách nêu lên hoàn cảnh riêng
2.3.5. Ngoài việc chọn hình dáng, đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh thì GV phải biết chọn lọc những hoạt động tiêu biểu của nhân vật để khắc sâu kiến thức cho HS
2.3.6. Giáo viên cũng có thể dùng chính câu nói lưu danh của nhân vật để khắc sâu nhân vật lịch sử đó
2.3.7. Cuối cùng GV phải khắc sâu vài chi tiết phụ của nhân vật lịch sử

Mô tả sản phẩm

MỤC LỤC

                                                                                                         Trang

1. MỞ ĐẦU

    1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………

    1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………..

    1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………

    1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..

    2. NỘI DUNG

    2.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………………

    2.2. Thực trạng của vấn đề…………………………………………………………

    2.3. Các giải pháp thực hiện……………………………………………………….

2.3.1. Khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử bằng cách mô tả một số đặc điểm riêng của nhân vật………………………………………………………

2.3.2. Miêu tả phong thái, tính cách của nhân vật………………………..

2.3.3. Mô tả một số nét chân dung nhằm giúp HS hiểu sâu sắc về nhân vật đó……………………………………………………………………………..

2.3.4. Khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu bằng cách nêu lên hoàn cảnh riêng ……………………………………………………………………………..

2.3.5. Ngoài việc chọn hình dáng, đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh thì GV phải biết chọn lọc những hoạt động tiêu biểu của nhân vật để khắc sâu kiến thức cho HS……………………………………………………

2.3.6. Giáo viên cũng có thể dùng chính câu nói lưu danh của nhân vật để khắc sâu nhân vật lịch sử đó……………………………………………

2.3.7. Cuối cùng GV phải khắc sâu vài chi tiết phụ của nhân vật lịch sử. ………………………………………………………………………………….

    2.4. Kết quả thu được……………………………………………………………….

    3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

3.1. Kết luận……………………………………………………………………………

3.2. Kiến nghị và đề xuất………………………………………………………….

3.2.1. Đối với Sở GD và các Ban ngành…………………………………….

3.2.2. Đối với nhà trường………………………………………………………….

  

1

1

2

2

2

3

4

5

5

6

7

8

9

13

13

14

15

15

15

15

 

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

          Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: 

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

       Từ đó cho chúng ta thấy rằng Lịch sử là môn học hết sức quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Lịch sử giúp cho học sinh biết được về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, từ đó giáo dục cho các em ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. Học lịch sử để nhắc nhở cho các em biết mình là ai? Mình đang ở đâu và truyền thống của dân tộc là gì? Nếu không biết lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, không hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc và một dân tộc mà không có bản sắc văn hóa riêng thì khó lòng mà tồn tại được.

          Nhưng với chất lượng dạy – học Lịch như sử hiện nay thì thật đáng lo ngại và đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tại kỳ thi THPT Quốc gia năm ……….. chỉ 15,3% học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kỳ thi. Theo thống kê của báo Dân trí ngày ……..đưa tin: Có rất nhiều trường không có thí sinh nào đăng ký môn Sử như: trường PTTH Lương Thế Vinh (Hà Nội), Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội). Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring Hà Nội, thầy Đặng Đình Đại thông tin, giống như mấy năm gần đây, năm nay cũng chưa thấy học sinh nào của trường chọn Lịch sử là môn thi xét tốt nghiệp. Hay trường THPT Triệu Sơn 5 năm học này cũng chỉ có duy nhất 1/233 học sinh đăng kí môn Lịch sử là môn xét tốt nghiệp. Công bố trên khiến dư luận và xã hội quan tâm đến việc giáo dục Lịch sử nước nhà cho thế hệ trẻ thật đáng buồn và thất vọng. Hay những video clip trắc nghiệm đối với học sinh ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội thì có nhiều học sinh tiểu học cũng không biết được thủ đô Việt Nam tên là gì, đó là một điều đáng báo động của thế hệ trẻ hôm nay đối với lịch sử nước nhà.

          Theo thống kê hiện nay thì đa số học sinh không thích học môn Sử, các em chỉ thích học những môn như: Toán, Văn, Tiếng Anh và thích đọc truyện tranh, thích chơi Game, lướt Facebook… trong khi đó lại rất lúng túng khi được hỏi về kiến thức Lịch sử. Có rất nhiều học sinh không kể nổi tên  năm vị anh hùng dân tộc, Hai Bà Trưng đánh giặc gì, Bà Triệu đánh giặc gì nhưng khi được hỏi về Tôn Ngộ Không có bao nhiêu phép thần thông biến hóa thì các em trả lời rất nhanh và rất chính xác. 

                    Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy – học trong trường phổ thông nói chung và trong bộ môn Lịch sử nói riêng là một nhiệm vụ rất cần thiết trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay. Có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Gây hứng thú học tập cho học sinh là một biện pháp quan trọng trong việc dạy và học môn Lịch sử. Trong đó, khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh là một nội dung không thể thiếu. Khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 11 trong dạy – học Lịch sử chính là giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh, hoạt động, những sự kiện đặc trưng nhất, điển hình nhất liên quan đến các nhân vật. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 – THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của mình. Với đề tài nghiên cứu này, tôi đã tìm hiểu về cơ sở lí luận cũng như khảo sát thực tiễn của việc dạy – học khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 11. Trên cơ sở đó, tôi xây dựng một số biện pháp giúp học sinh ghi nhớ các nhân vật trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử. 

1.2. Mục đích nghiên cứu: 

        Đổi mới phương pháp dạy – học, thay sách giáo khoa, lựa chọn các hình thức, cách thức dạy học đều phục vụ mục đích chung là nâng cao hiệu quả giáo dục. Nếu sáng kiến này được áp dụng thường xuyên, rộng rãi, được chú ý, để tâm thì chắc chắn rằng sẽ khắc phục được phần nào sự khô khan trong giờ dạy Lịch sử, làm cho học sinh có hứng thú, cải thiện tâm lí và chất lượng của việc học sử hiện nay trong nhà trường phổ thông như:  

         – Giúp học sinh nắm được lượng thông tin, kiến thức cơ bản của bài học

          – Khắc sâu kiến thức về nhân vật lịch sử cũng như tạo hứng thú học tập cho các em hơn.

1.3. Đối tượng

        – Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 11 trường THPT Triệu Sơn 5 

1.4. Phương pháp nghiên cứu

        Trong quá trình thực nghiệm làm sáng kiến tôi đã sử dụng các phương pháp như: 

        – Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. 

        – Phương pháp khảo sát thống kê: 

        + Thống kê các nhân vật lịch sử trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp11. 

        + Khảo sát thực trạng dạy – học biểu tượng nhân vật lịch sử ở HS lớp 11 của trường THPT Triệu Sơn 5.

        + Phương pháp quy nạp: Quy nạp các kết quả thống kê, phân loại trên cơ sở đề xuất một số biện pháp để khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh… 

2. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lí luận

    Môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung, phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 nói riêng cho ta thấy: sách giáo khoa Lịch sử 11 phần lịch sử Việt Nam được trình bày không hề khô khan và thiếu hấp dẫn nếu như giáo viên biết cách sử dụng và khai thác nó một cách hiệu quả trong giờ lên lớp. Để làm được việc đó yêu cầu và đòi hỏi ở người giáo viên rất cao trong tất cả mọi hoạt động, mọi khâu trong quá trình lên lớp như: chuẩn bị đồ dùng, tài liệu tham khảo, hướng dẫn học sinh học … để nhằm mục đích gây cho các em sự hứng thú trong học tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó, gây hứng thú học tập bằng cách khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử là một trong những biện pháp khả thi.

          Chúng ta biết rằng: sử học Mác – xít đã làm sáng tỏ quan điểm con người chủ thể là nhân vật trung tâm của lịch sử. Các vị thần linh, đức phật, chúa trời tất cả là do con người nghĩ ra mà thôi.

          Sử học Mác –xit cũng khẳng định một chân lí: quần chúng là người làm nên lịch sử, là chủ thể quyết định sự phát triển của lịch sử, là sức mạnh của lịch sử, nó đã trở thành một quy luật tất yếu khách quan. Nhưng sử học Mác – xít không phủ nhận vai trò của cá nhân trong lịch sử. Các Mác đã từng khẳng định: “mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại và nếu không có những con người như thế… thì thời đại sáng tạo ra con người như thế”. Ở đây chúng ta đề cập đến những con người được xã hội gọi là những “bậc anh hùng”, những “bậc vĩ nhân”. Trong chương trình và nội dung bài học của Lịch sử lớp 11 phần lịch sử Việt Nam có nhiều nhân vật tiêu biểu. Do đó, khi lên lớp giáo viên cần chú ý khắc sâu các biểu tượng nhân vật đó nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời, việc khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giờ dạy không chỉ giúp các em khắc sâu kiến thức, cụ thể là các sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học mà bên cạnh đó còn giáo dục cho các em tinh thần biết ơn, học tập, noi theo những đức tính tốt đẹp của nhân vật lịch sử trong bài học.

          Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lớp 11 hiện hành phần lịch sử Việt Nam có khoảng mười lăm nhân vật như: Nguyễn Tất Thành, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Trung Trực, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng…giáo viên cần phải khắc sâu. Đặc biệt là Nguyễn Tất Thành người đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc trong bối cảnh đất nước gặp nhiều đau thương, mất mát khi Pháp xâm lược, nhất là chứng kiến sự thất bại của nhiều bậc tiền bối đi trước. Đây là nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng đối với lịch sử dân tộc nên sách giáo khoa đã có phần bài riêng về nhân vật này. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý chú trọng vì nhân vật này còn liên quan đến lịch sử 12 sau này.

          Như vậy, học sinh phải ghi nhớ khoảng 15 nhân vật lịch sử cùng với những sự kiện khác, đã gây nên những khó khăn và làm giảm hứng thú học tập của các em, nhất lại là học sinh cấp 3 vì các em còn gánh nặng về việc học thi theo khối để chọn nghề nghiệp sau này cho mình. Do đó, muốn các em nhớ lâu, hiểu sâu các nhân vật lịch sử cũng như sự kiện lịch sử có liên quan, thì yêu cầu của giáo viên phải biết cách khắc sâu nhân vật lịch sử đó vào trong trí nhớ của các em để gây hứng thú học tập. Rồi từ các nhân vật lịch sử đó các em rút ra cho mình những bài học quý báu để học tập. Ngược lại, nếu như giáo viên chỉ giới thiệu một cách qua loa, đại khái thì các em sẽ rất khó nhớ các nhân vật cũng như sự kiện lịch sử có liên quan. 

         Do đó, muốn dạy tốt và học tốt môn Lịch sử thì ngoài những nguyên tắc và phương pháp bắt buộc khi lên lớp đối với giáo viên cần phải biết khắc sâu nhân vật lịch sử để gây hứng thú học tập cho học sinh. Việc khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu ngay trong giờ lên lớp có nhiều cách, xong bản thân tôi xin nêu ra đây một vài kinh nghiệm nhỏ của mình đã thu được trong quá trình dạy học mà tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học ……… 

2.2. Thực trạng vấn đề

    Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, căn cứ vào tình hình cụ thể của trang thiết bị, đồ dùng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng, qua thực tế giảng dạy, dự giờ thăm lớp, trao đổi với các đồng nghiệp, qua công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu về các phương tiện dạy học ở trường cũng như qua tìm hiểu tâm sinh lí của học sinh và điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì bản thân tôi thấy có một số thực trạng chung là: 

Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học môn Sử ở nhà trường tuy vài năm gần đây đã được đầu tư tuy nhiên đang còn ít như: các công cụ tái chế về dụng cụ lao động của người nguyên thủy ở chương trình lịch sử lớp 10, bản đồ, lược đồ về các chiến dịch, các cuộc khởi nghĩa, chân dung các nhà yêu nước, các nhân vật lịch sử. 

Học sinh trường THPT Triệu Sơn 5 là vùng thuần nông nên gặp nhiều khó khăn về kinh tế, bên cạnh những gia đình quan tâm đến việc học của con em mình thì vẫn còn đó nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em. Nhiều phụ huynh chỉ biết con em mình đến trường đi học chứ không biết con đã học được những gì, học hành ra sao.

Xuất phát điểm của trường là bán công nên chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, nhìn chung chưa có tinh thần hiếu học, chưa có ý thức tìm tòi, sáng tạo, ham học hỏi nhất là môn Lịch sử là môn học có nhiều sự kiện chồng chéo, nếu không biết cách dạy và học thì chất lượng và kết quả học tập sẽ không cao.

          Nhiều học sinh không chọn môn Sử trong kỳ thi THPTQG và thi Đại học nên các em chỉ học môn Sử với hình thức đối phó… 

Từ những thực trạng trên, bản thân là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Lịch sử, thiết nghĩ nếu áp dụng phương pháp khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giảng dạy thì chắc chắn sẽ giúp học sinh cảm thấy thú vị và dễ hiểu bài. Từ đó, khuyến khích các em tính ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ. Chính vì vậy tôi đã thấy được “Một số biện pháp nhằm khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 – THPT”  và áp dụng nó vào bài giảng của mình khi lên lớp có tính hiệu quả khá cao.  

2.3. Các giải pháp thực hiện

          Khi dạy phần lịch sử Việt Nam thì giáo viên phải xác định những đặc điểm của nhân vật lịch sử cần được khắc họa nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua áp dụng biện pháp này, bản thân tôi có các sáng kiến như sau:

2.3.1. Khắc sâu nhân vật lịch sử bằng cách mô tả một số đặc điểm riêng của nhân vật

Mỗi nhân vật lịch sử đều có hình dáng riêng của mình, nếu giáo viên chỉ giới thiệu sơ qua thì học sinh không cảm nhận được về nhân vật đó và không có tác dụng giáo dục. Từ thực tế giảng dạy và kinh nghiệm bản thân cho thấy khi dạy đến nhân vật lịch sử nào thì giáo viên phải giới thiệu vài đặc điểm hình dáng của nhân vật, khắc sâu hình dáng riêng, đặc diểm riêng của các nhân vật đó để học sinh dễ hiểu và nhớ lâu về nhân vật.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 20 “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng” mục I.3 .”Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874″ mục II.2 “Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến” thì không thể không kể đến nhân vật nổi tiếng – người có công lớn góp phần làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai đó là Lưu Vĩnh Phúc. nhưng sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 không hề giới thiệu về nhân vật này, vì thế khi dạy giáo viên cần khắc sâu cho học sinh về nguồn gốc xuất thân của ông. Lưu Vĩnh Phúc sinh ra ở vùng cực tây nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), Cha mẹ ông nghèo cùng cực, không có nghề nghiệp, nhà cửa, và Lưu Vĩnh Phúc đến tận cuối đời cũng không biết chữ. Cuối năm 1853, khi cả bố mẹ và chú lần lượt qua đời vì bệnh tật và đói kém, Lưu Vĩnh Phúc thậm chí không có nổi chiếc áo quan để chôn họ. Cậu thiếu niên Lưu Vĩnh Phúc phải sống lang thang trên đường phố để kiếm miếng ăn. Năm 21 tuổi, Lưu Vĩnh Phúc xin làm thuộc hạ của Ngô Vương – là dư đảng Thái Bình Thiên Quốc. Do cuộc sống đói khổ, cộng với buồn chán, Lưu Vĩnh Phúc dẫn theo 200 đồng đảng thân tín, dùng một lá cờ màu đen làm kỳ hiệu của mình, vượt biên giới vào Đại Nam năm 1865. Sau khi vào Đại Nam, Lưu Vĩnh Phúc đã dần dần kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm và làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần nhất và lần 2.

          Hay cũng trong phần này giáo viên có thể khắc sâu nhân vật Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu như sau: Hoàng Diệu  sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Gia đình có 7 anh em và họ đều là những người nổi tiếng là thông minh trong vùng. Hoàng diệu nổi trội nhất trong số các anh em. Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm….Khi Pháp đánh chiếm Thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương đã cùng với quân và dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. 

 2.3.2. Miêu tả phong thái, tính cách của nhân vật. 

         Để khắc sâu trong trí nhớ của học sinh về nhân vật lịch sử, có những nhân vật giáo viên cần phải miêu tả về phong thái, tính cách và đặc điểm riêng của nhân vật. Qua đó có thể cho học sinh thấy được phẩm chất của nhân vật lịch sử.

          Ví dụ như khi dạy bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối  thê kỉ XIX”, mục I. Phong trào Cần Vương thì giáo viên cần phải nhấn mạnh để khắc sâu về đặc điểm tính cách, phong thái của nhân vật Tôn Thất Thuyết như: Cho học sinh quan sát một số tranh  và hình ảnh hoạt động của ông, giới thiệu về ông là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn giữ chức Thượng thư Bộ Binh (tương đương Bộ trưởng Bộ quốc phòng hiện nay). Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương. Thời vua tự Đức, Tôn Thất Thuyết có nhiều công lao nên thăng tiến rất nhanh. sau khi Tự Đức mất, thời vua Dục Đức và Hiệp Hòa thì Tôn Thất Thuyết đã thâu tóm quyền lực trong tay để chuẩn bị cho công cuộc chống Pháp. Việc đưa vua Hàm Nghi lên ngôi cũng xuất phát từ ý đồ của ông nhằm hướng Triều đình theo chủ trương chống Pháp. Ông đã làm hết sức mình để biến triều đình Huế thành trung tâm đầu não chống Pháp… chính vì những lẽ đó mà Tôn Thất Thuyết trở thành đối tượng cần thanh toán hàng đầu của Pháp.  Sau hai hiệp ước bán nước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884), Tôn Thất Thuyết đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình luôn nuôi hy vọng, chờ cơ hội giành lại độc lập dân tộc từ tay Pháp nên sau một thời gian chuẩn bị ông đã chủ động tấn công Pháp ở Đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ với mong muốn giành lại thế chủ động trên chiến trường. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch nên ông quyết định đưa vua Hàm Nghi cùng những người thân lên vùng núi Tân Sở – Quảng Trị. Tại đây, ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương. Khi chiếu Cần vương được phát đi đã dấy lên phong trào cần vương yêu nước chống Pháp sôi nổi, rộng khắp cả nước. Chính vì vậy cho nên Tôn Thất Thuyết đã trở thành cái gai trong con mắt người Pháp cần phải nhổ ngay. Người Pháp treo giải, ai nộp được đầu Tôn Thất Thuyết thì sẽ được thưởng 2000 lạng bạc.

          Người Pháp đã có những nhận xét, đánh giá về Tôn Thất Thuyết như sau: “Lòng yêu nước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem các quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc…Tuy nhiên, dù cho sự đánh giá ông của những người cùng thời thiên vị thế nào, một đạo đức lớn đã bộc lộ rõ rệt trong mọi hoàn cảnh của đời ông: đó là sự gắn bó lạ lùng của ông với Tổ quốc”. (Theo: Mác-xen Gô-chi-ê, Ông vua bị lưu đày). Hay theo Bát-tít, “Cuộc nổi dạy và việc chiếm đóng kinh thành Huế năm 1885″  cũng cho rằng: “Rõ ràng là Thuyết không bao giờ muốn giao thiệp với chúng ta (chỉ quân Pháp), ông biểu lộ lòng căm ghét khôn cùng đối với chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta có thể nói rằng, ông ta đã căm ghét chúng ta, đó là quyền và có lẽ cũng là bổn phận của ông ta” … Những nhận xét trên của người Pháp đã khẳng định cho chúng ta thấy rằng Tôn Thất Thuyết là người Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc cao độ và kiên quyết đứng lên chống Pháp, giành độc lập cho dân tộc. Từ việc khắc sâu nhân vật Tôn Thất Thuyết học sinh sẽ nhận thấy những đức tính tốt đẹp mà học tập, rèn luyện bản thân.

 

2.3.3. Mô tả một số nét chân dung nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc về nhân vật đó.

             Ví dụ: Khi dạy bài 27. “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)” mục III.2 Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc thì sách giáo khoa chỉ giới thiệu Nguyễn Ái Quốc hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19 – 5 – 1890 tại Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở một quê hương có truyền thống đấu tranh quật khởi… và những hoạt động yêu nước của Người. Sách giáo khoa chỉ giới thiệu sơ qua về thân thế và chung chung về Người mà chưa khắc sâu được nét chân dung của Người cho học sinh nhớ. Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc lại là nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng đối với lịch sử dân tộc nên ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa ra thì giáo viên cần lưu ý chú trọng đến việc miêu tả hình dáng, tính cách của Người vì nhân vật này còn liên quan đến lịch sử 12 sau này. Cho nên khi dạy bài này giáo viên cần mô tả về chân dung và đặc điểm của Người như sau: Trước tiên, giáo viên khi giảng phần này nên soạn giáo án điện tử để trình chiếu chân dung Nguyễn Tất Thành, hoặc cho học sinh xem những thước phim tài liệu về Bác, hoàn cảnh xuất thân, cho học sinh quan sát một số hình ảnh Bác hoạt động ở nước ngoài như: Bức chân dung Bác tại Đại hội toàn quốc Đảng xã hội Pháp ở thành phố Tua vào tháng 12/1920, hay hình ảnh Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô năm 1923, sau Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 ở Moscow…

          Từ những hình ảnh đó học sinh đã quan sát giáo viên miêu tả về Bác: Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, vầng trán cao, thông minh, đôi mắt sáng….Với cách tả hình dáng khuôn mặt như vậy nhằm mục đích khắc họa sâu sắc hình ảnh nhân vật Nguyễn Ái Quốc trong đầu óc học sinh, làm cho các em hiểu biết về nhân vật và qua đó giáo dục cho các em lòng kính trọng, yêu quý, biết ơn Nguyễn Ái Quốc

2.3.4. Khắc sâu nhân vật lịch sử bằng cách nêu lên hoàn cảnh riêng. 

         Ví dụ: Khi dạy bài 24 “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)”, ở mục I.1 và I.2. có nhắc đến công ty và nhân vật Bạch Thái Bưởi khi tìm hiểu về những biến động về tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất thì giáo viên không thể không nhắc đến gánh nặng về chính sách thuế má, khai thác thuộc địa của Pháp đối với nhân dân ta. Khi cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ, toàn quyền Đông Dương tuyên bố: “nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực“. …Chiến tranh đã làm cho hàng hóa nhập khẩu của Pháp sang Đông Dương giảm hẳn. Để giải quyết khó khăn, tư bản Pháp phải nới lỏng độc quyền, cho tư bản Việt được kinh doanh tương đối tự do, nhiều công ty, xí nghiệp, xưởng sản xuất có điều kiện để mở rộng kinh doanh và quy mô sản xuất. Trong số đó có công ty của Bạch Thái Bưởi. 

          Khi dạy phần này, giáo viên nên khắc sâu cho học sinh về nhân vật Bạch Thái Bưởi: Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Đông (Hà Nội ngày nay). Lúc đầu ông là người họ Đỗ nhưng vì cha mất sớm, gia đình khó khăn nên ông phải phụ giúp mẹ bán hàng rong, sau đó được một người giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi cho ăn học và đổi họ của ông thành Bạch.

          Trong khát vọng làm giàu của Bạch Thái Bưởi thể hiện đậm nét tính đua tranh, sự bất bình của người Việt trước những thế lực ngoại bang. Mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong hoạt động kinh doanh. Ông đặt tên các con tàu mua lại từ đối thủ nước ngoài bằng những tên Việt như: Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng…rong một Hội nghị kinh tế lý tài, do bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, ông bị René Robin thống đốc Bắc Kì lúc đó, đe dọa: “Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”; ông đã đáp lại:” Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin.”

          Đồng thời giáo viên cũng phải nhấn mạnh cho học sinh thấy đây là nhân vật được nhiều doanh nhân Việt Nam sau này coi là một tấm gương sáng. Những tôn chỉ nghiêm túc trên thương trường của ông như thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa được thương nhân sau này đánh giá là đã lấp đầy 10 khiếm khuyết cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam. Ông đã từng kinh doanh và đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực như: hàng hải từ việc thuê 3 tàu chở khách sau tăng lên 40 tàu với trọng tải lớn. Thành công trong lĩnh vực hàng hải, ông còn chuyển sang kinh donnh bất động sản, khai mỏ, văn hóa in ấn…Vì vậy, Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là “Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà”.

        Tóm lại, để gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên không nên bỏ qua bất cứ một hình ảnh nhân vật lịch sử nào, và giáo viên cần phải khắc sâu các nhân vật lịch sử đó ngay trong giờ lên lớp, song cũng không nên dập khuôn một cách máy móc mà giáo viên phải biết chọn lọc những chi tiết hết sức quan trọng để khắc sâu vào tâm trí các em. Đặc biệt là giáo viên phải biết dùng lời nói, củ chỉ, điệu bộ sao cho phù hợp với nhân vật đó. Nếu giáo viên đóng vai trò như một diễn viên biết hóa thân vào nhân vật, làm sống lại nhân vật lịch sử đó trước mắt các em thì chắc chắn rằng các em sẽ rất hào hứng với môn học này.

2.3.5. Ngoài việc chọn hình dáng, đặc điểm riêng, tính cách, hoàn cảnh thì giáo viên phải biết chọn lọc những hoạt động tiêu biểu của nhân vật đó để khắc sâu kiến thức cho học sinh.

     Nhân vật lịch sử tiêu biểu bao giờ cũng có một sự nghiệp nhất định có khi bao gồm nhiều mặt, vì thế trong thời gian ngắn chỉ có 45 phút trên lớp giáo viên không thể nào kể lại toàn bộ sự nghiệp của nhân vật đó mà chỉ có thể chọn lọc những hoạt động tiêu biểu, điển hình nhất để làm sao khi giảng bài tránh được sự tinh giảm nhưng đồng thời cũng phải đầy đủ, chính xác nhưng không nông cạn, mơ hồ. Đây là một việc làm rất khó. Qua thực tế giảng dạy trên lớp học tôi xin mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm bản thân đúc kết được về mặt lí luận kết hợp với thực tiễn như sau:

     Trước tiên, giáo viên phải nắm được những yêu cầu cụ thể của lịch sử như thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện, trên cơ sở đó giáo viên chọn những vấn đề cần nêu ra của nhân vật, tránh không được nêu chung chung mà phải đi sâu vào tình hình cụ thể. 

          Ví dụ 1: Khi dạy bài 23. “Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)”, mục 1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động. Trong mục này, sách giáo khoa chỉ nêu sơ qua về quê quán của Phan Bội Châu như: quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người có chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập… và nêu một số hoạt động tiêu biểu của cụ Phan. Vì thế khi dạy mục này thì giáo viên cần phải khắc sâu cho học sinh biết thêm về nhân vật này. Cụ thể như giáo viên nên sử dụng bài giảng điện tử để phóng to bức ảnh chân dung Phan Bội Châu ở sách giáo khoa trang 141 hình 71. Từ bức chân dung đó giáo viên có thể khắc sâu thêm: Phan Bội Châu là người nổi tiếng thông minh từ nhỏ, năm 6 tuổi 3 ngày đã thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi đã thi đỗ đầu huyện, thuở thiếu thời đã sớm có lòng yêu nước, năm lên 8 tuổi Phan Bội Châu cũng muốn noi gương của Trần Quốc Toản xưa để đại phá quân Nguyên ở bến Chương Dương nêu cao lá cờ “phá cường địch, báo Hoàng ân” nên ông đã tập hợp bọn trẻ con lại để tập trận giả bằng những vũ khí do chính ông làm ra. gia cảnh khó khăn nên ông đi dạy học để kiếm sống và học thi. Ngoài những hoạt động yêu nước của ông như sách giáo khoa đã nêu ra thì giáo viên cũng có thể khắc sâu thêm rằng Phan Bội Châu là người có ý thức dùng văn chương để hoạt động chính trị, ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng, căm thù bọn thực dân đã bóc lột nhân dân ta tận xương tủy:

“Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt,

Rút chặt dân như thắt chỉ xe”. 

(Hải ngoại huyết thư)  

và xót xa tủi nhục cho kiếp nô lệ của nhân dân ta:

“Nó nuôi mình như trâu như chó, 

Nó coi mình như cỏ như rơm”.

(Hải ngoại huyết thư)

Phan Bội Châu (sách giáo khoa trang 141 hình 71)  

       Ví dụ 2: Tương tự như thế và cũng trong bài này khi dạy mục 2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa ra giáo viên cần nhấn mạnh:  Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Ông gửi cho Toàn quyền Paul Beau một bức thư dài đề ngày 15-8-1906. Trong thư, Phan Châu Trinh chỉ trích Chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị.

          Bức thư được công bố đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước. Bức thư của Phan Chu Trinh đã có ảnh hưởng rộng lớn trong nhân dânÔng bắt đầu hoạt động mạnh, hô hào tổ chức nhiều buổi diễn thuyết tại trường Ðông Kinh Nghĩa Thục. Thực dân Pháp để ý căm thù và triều đình Huế cũng rất bực tức, quyết tìm cách hãm hại ông. Nhưng Phan Chu Trinh vẫn không màng đến, ông đứng ra lãnh đạo phong trào Duy tân, khuyến khích đồng bào mở trường dạy học, lập các hội buôn như Ðông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hưng Tân, công ty Minh Tân, ông cảm hóa được rất nhiều nhân sĩ. Phan Chu Trinh lại hô hào thanh niên vận Âu phục, cắt tóc ngắn, ủng hộ các sản phẩm và hàng nội hóa để giúp cho nền kinh tế trong nước được dồi dào. Ða số thanh niên trong toàn quốc đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào Duy tân này ….Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo.…Làm được như thế học sinh sẽ nắm được bài và hiểu bài ngay tại lớp. 

        Ví dụ 3: Khi dạy bài 27. “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)” mục III.2 Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc thì giáo viên không thể không khắc sâu cho học sinh về những hoạt động của Người trong thời gian bôn ba ở nước ngoài để tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Từ những hoạt động đó, học sinh sẽ thấy được Nguyễn Ái Quốc là người đã có sự lựa chọn phù hợp, đúng đắn, sáng suốt như thế nào để tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Bác đi rất nhiều nơi, làm rất nhiều nghề như: rửa bát, hớt tuyết, phụ bếp….từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần yêu lao động, chịu thương, chịu khó…và các em thấy được mình cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911

Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp (1920)

2.3.6. Giáo viên cũng có thể dùng chính câu nói lưu danh của nhân vật để khắc sâu.

          Ví dụ 1: khi dạy bài 19 “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1885 đến trước năm 1873)” mục II.2 “Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862” có đề cập đến đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua sông Nhật tảo), làm nức lòng quân dân ta. Khi giảng phần này giáo viên nên khắc sâu nhân vật Nguyễn Trung Trực với hình ảnh hiên ngang, bất khuất. Khi bị giặc Pháp bắt, chúng dụ dỗ, mua chuộc ông nếu quy hàng sẽ được an toàn, hưởng bổng lộc, ông đã khẳng khái trả lời: “Tôi chỉ muốn một chức thôi…chức gì mà tôi có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây”. Chúng hăm dọa sẽ giết sạch những người nổi lên chống Pháp như ông và ông đã khẳng khái tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu nói ấy đã được sử sách lưu danh cho đến mãi muôn đời. Nó khẳng định tinh thần yêu nước bất diệt của Nguyễn Trung Trực cũng như của nhân dân ta.

          Ví dụ 2: Khi dạy bài 27. “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)” mục III.2 Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khi giảng về việc Người quyết tâm ra đi tìm đương cứu nước đúng đắn cho dân tộc thì giáo viên nên kể cho học sinh nghe câu chuyện mà Bác kể lại rằng: sau khi bắt gặp bản luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao, ngồi một mình trong buồng mà tôi muốn nói to lên như đang nói trước đông đảo quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” “Từ đó tôi đã có một sự lựa chọn: tán thành Quốc tế thứ ba và hoàn toàn tin theo Lênin”. Từ việc miêu tả trên học sinh sẽ nhận thấy được sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn. 

2.3.7. Cuối cùng giáo viên khắc sâu vài chi tiết phụ của nhân vật lịch sử.

           Sau khi đã khắc sâu đặc điểm, hình dáng, tính cách, hay các hoạt động điển hình của nhân vật thì giáo viên còn có thể khắc họa vài nét về thân thế, sự nghiệp, trình độ học vấn… nhằm mục đích giúp học sinh hiểu sâu hơn về nhân vật lịch sử đó. 

           Ví dụ: Cũng ở  bài 19Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1885 đến trước năm 1873)” mục II.2 “Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862” Giáo viên cũng có thể khắc sâu thêm về tên gọi và tính cách nhân vật Nguyễn Trung Trực như sau: Thuở nhỏ ông có tên là Chơn sau đó đổi tên là Lịch, Nguyễn Văn Lịch. Cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực. Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Tương truyền ông là người con rất có hiếu. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.

          Tất nhiên, trong quá trình sử dụng các tư liệu nói trên để gây hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy – học là điều rất cần thiết nhưng không vì thế mà giáo viên tham lam chồng chất nhiều kiến thức để phủ lên bộ nhớ của các làm cho các em thêm rối thì sẽ phản tác dụng. Do đó, muốn đạt được mục đích nêu trên giáo viên phải biết chọn lọc tức là tinh giản chứ không phải số lượng nhiều. Muốn đạt được điều đó thì giáo viên phải tích lũy nhiều tư liệu lịch sử, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp tâm lí học để vận dụng một cách tốt nhất kiến thức vào bài giảng. Ngoài ra giáo viên còn phải biết khai thác cả sách giáo khoa kết hợp với tài liệu bên ngoài, biết so sánh đối chiếu giữa các nhân vật với nhau nhằm nâng cao giá trị nhận thức cho các em.  

         Để có được những tiết dạy tốt, giúp học sinh hứng thú học bài và đạt được mục đích trên thì giáo viên phải tốn nhiều thời gian, công sức để sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, biết chọn lọc kiến thức…nhưng khi đạt được mục đích yêu cầu đề ra, khi học sinh hứng thú học bài và say mê môn Lịch sử thì bao nhiêu sự mệt nhọc và lo âu của giáo viên sẽ được xua tan, đền đáp xứng đáng.         

2.4. Kết quả thu được

Tôi đã áp dụng dạy ở khối 11 của trường THPT Triệu Sơn 5. Lớp 11A1, 11A3 tôi dạy bằng cách khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu, còn lớp 11A4 và 11A5 tôi dạy bình thường như trong sách giáo khoa. Kết quả cụ thể như sau:

Lớp 11A1 và 11A3

Kết quả Tỉ lệ %
Giỏi 24,1%
Khá 41%
Trung bình 34,9%
Yếu 0 %

Lớp 11A4 và 11A5

Kết quả Tỉ lệ %
Giỏi 6,8%
Khá 28,1%
Trung bình 49,4 %
Yếu 14,6%
Kém 1,1%

          Từ kết quả ở 2 bảng trên cho ta thấy ở hai lớp 11A1 và 11A3 số học sinh nắm bài tại lớp đạt số lượng lớn, gây hứng thú học tập cho học sinh và không có học sinh yếu, kém. Còn lớp 11A4 và 11A5 thì chất lượng kém hơn.

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

3.1. Kết luận

Con người đang có những bước tiến dài trên con đường chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không nhìn lại quá khứ, không nhìn lại những năm tháng hào hùng nhưng cũng rất đổi bi thương của dân tộc. Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI – thế kỉ của khoa học và công nghệ, thế kỉ của văn minh nhân loại, sự chuẩn bị nguồn nhân lực mới là một trong những nhiệm vụ trọng đại của toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, vì vậy muốn theo kịp các nước tiên tiến, đón đầu sự phát triển thì đòi hỏi phải đổi mới giáo dục một cách đồng bộ: chương trình sách giáo khoa, kiểm tra đánh giá, và đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại…  

          Vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học cho đến ngày nay vẫn luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. Mặc dù đã có rất nhiều những kiến giải khác nhau nhưng vấn đề tìm ra một đáp án tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất thì xem ra đang còn nhiều bàn cải và còn khá lâu nữa mới thực hiện được.

Khả năng sáng tạo, độc lập trong tư duy, nhận thức của học sinh là rất phong phú. Để đánh thức được khả năng đó, trước hết người giáo viên phải am hiểu sâu về kiến thức, tâm lí học sinh và phương pháp lên lớp phù hợp… Những điều đó sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.

Với đặc trưng của bộ môn là người học phải đọc nhiều, đọc kĩ và nhớ lâu, mà tâm lí chung của học sinh là ngại học thuộc lòng. Vì vậy, để giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu hơn và hứng thú trong học tập tôi đã chọn phương pháp khắc sâu nhân vật lịch sử tiêu biểu trong dạy học Lịch sử và hiệu quả đạt được là khá cao.

3.2. Kiến nghị, đề xuất 

3.2.1. Đối với Sở GD và các ban ngành

          – Tiếp tục tổ chức các kì thi học sinh giỏi để thu hút, phát hiện những học sinh có năng khiếu, có niềm đam mê, yêu thích môn Lịch sử. Tuy nhiên, ra đề phải phù hợp với năng lực và phát huy được tính sáng tạo của học sinh. 

          – Cần có những giải pháp thiết thực cho những sinh viên, cử nhân Đại học theo khối C khi ra trường, khắc phục tình trạng cung nhiều hơn cầu.

3.2.2. Đối với nhà trường

          – Mua sắm thêm tài liệu tham khảo, đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, nhất là các tài liệu lịch sử phục vụ cho việc dạy học bộ môn này.

          – Tổ chức thảo luận các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các giáo viên thường xuyên trong từng đợt, từng năm để ngày một nâng cao chất lượng dạy học, nắm bắt kịp thời các phương pháp dạy học tích cực.

          – Tiếp tục tổ chức nghiêm túc các kì thi học sinh giỏi cấp trường để từ đó khuyến khích, biểu dương, vinh danh các em.

          – Có chính sách khuyến học, khuyến tài thiết thực, có định hướng nghề nghiệp phù hợp để học sinh theo khối C vững tâm khi học và chọn trường thi.

          – Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa trong nhà trường ví dụ như: câu lạc bộ Sử học, Em yêu Lịch sử nước nhà…để thắp sáng ngọn lửa đam mê Sử học trong học sinh.

          – Luôn quan tâm, động viên kịp thời đối với đội ngũ giáo viên, học sinh trong việc dạy – học, tạo động lực giúp thầy trò thi đua dạy tốt – học tốt.

          Trên đây tôi xin góp một số kinh nghiệm của bản thân trong việc dạy học môn Lịch sử ở trường THPT. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song thời gian nghiên cứu không nhiều nên sáng kiến nhỏ này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ phía các đồng nghiệp để đề tài này được sinh động, hoàn chỉnh và công tác giảng dạy được tốt hơn.

                     Tôi xin chân thành cảm ơn!

                   

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lí học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 

2. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002), Phương pháp dạy học Lịch sử – tập 1, 2, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 

3. Trần Bá Hoành, Vũ Ngọc Oanh, Phan Ngọc Liên (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 

4. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (2004), Phương pháp dạy học Lịch sử, Nhà xuất bản Giáo dục.  

5. Trần Trọng Kim (2005), Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 

6. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 

7. SGK, SGV, Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Lịch sử lớp 11……..

8. Tài liệu tham khảo khác: nguồn Internet.

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

12
Lịch
4.5/5

Quản lý
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)