SKKN Một số biện pháp nhằm nâng bậc học sinh yếu toán ở lớp 5
- Mã tài liệu: BM5227 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 324 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Biểu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Biểu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm nâng bậc học sinh yếu toán ở lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
2.2.1. Sử dụng và kết hợp, hợp lý các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh
2.2.2. Khuyến khích từng học sinh chủ động và tích cực hoạt động học tập đem lại kết quả cao nhất cho từng học sinh
2.2.3. Khơi dậy tính tò mò và năng lực của từng học sinh qua các hoạt động học tập nhằm khám phá để có được những hiểu biết theo bài học
2.2.4. Coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học
2.2.5. Kết hợp với cha mẹ học sinh, tổ chức học ở nhà cho học sinh
2.2.6. Thường xuyên kiểm tra kiến thức cũ, truy bài đầu giờ
2.2.7. Chia nhóm, phân công bạn giỏi kèm bạn yếu
2.2.8. Dành thời gian, giảng giải kiến thức cũ mà học sinh chưa nắm vững
2.2.9. Tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức từng chương qua các trò chơi
Mô tả sản phẩm
PHẦN THỨ NHẤT- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
- Lí do chọn đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đất nước ta cũng đang tích cực hội nhập sâu rộng với thế giới, để có thể hội nhập thành công với toàn thế giới thì quan trọng nhất vẫn là phát triển nền giáo dục Việt Nam một cách vững mạnh, toàn diện. Vì vậy, trong tất cả các chính sách phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp trẻ em – “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”-đó là câu khẩu hiệu mà mỗi thầy cô giáo đều phải thấm nhuần trong quá trình giáo dục học sinh một cách toàn diện ở tất cả các mặt : đức, trí, lao, thể, mĩ. Riêng về mặt học tập, đặc biệt là môn Toán thì càng cần phải quan tâm, chú trọng nhiều. Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng của học sinh. Môn toán là chìa khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết cho người lao động thời hiện đại, nó góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện hơn. Môn toán có vai trò rất quan trọng. Toán học góp phần hình thành phát triển nhân cách của học sinh.Cung cấp tri thức ban đầu về số học, các số tự nhiên các phân số, các đại lượng cơ bản , một số yếu tố hình học đơn giản , ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Nếu học sinh yếu toán cũng là đồng nghĩa với việc các em phát triển chưa trọn vẹn nó ảnh hưởng đến tương lai của chính bản thân các em và cả xã hội. Ngay từ cấp tiểu học chúng ta cần tạo nền tảng vững chắc cho các em, bằng cách là không để cho học sinh yếu toán, đây là vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta cần phải quan tâm.
Trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh hiện nay, một thực trạng không hiếm đó là trong quá trình học tập trên lớp, nhất là môn toán có một bộ phận học sinh tiếp thu bài còn chậm, thiếu tự tin dẫn đến lười học, không hoàn thành yêu cầu bài học, một bộ phận học sinh khác tiếp thu bài chậm, có nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng và phương pháp học tập Toán chưa tốt. Làm sao để các em hiểu bài, theo kịp các bạn và có niềm tin trong học tập? Đặc biệt là lớp 5, lớp cuối cấp, chuẩn bị cho các em bước vào học bậc trung học cơ sở. Làm sao để các em nắm chắc và vận dụng tốt các kiến thức, kĩ năng toán ở tiểu học, chuẩn bị tiếp thu các kiến thức lớp 6- đấy là điều mà tôi vô cùng trăn trở.
Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tích cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài học rất nhanh, nhưng cũng có những em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không hiểu gì thông qua các hoạt động trên lớp (Nhất là môn Toán ) môn này có vị trí rất quan trọng, là một giáo viên chủ nhiệm thì tôi phải làm gì đối với những học sinh yếu, kém? Đó chính là vấn đề mà tôi rất quan tâm và nó luôn thôi thúc tôi trong suốt quá trình dạy học.
Vì những lí do như vậy nên tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm nâng bậc học sinh yếu toán ở lớp 5” là sáng kiến nhỏ được rút ra trong quá trình dạy học mong được góp phần nào vào việc tích lũy kinh nghiệm trong công tác dạy học.
2- Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm ra các biện pháp nhằm nâng bậc học sinh yếu toán ở lớp 5- đây cũng chính là góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục và cho mỗi giáo viên đứng lớp là làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh, tránh để học sinh ngồi nhầm lớp. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về mức độ nắm và vận dụng kiến thức của từng học sinh là vô cùng quan trọng, từ đó mà để ra các biện pháp, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh thì hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn.
Mục tiêu cụ thể là nhằm giúp học sinh yếu môn toán nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong giờ học toán và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên, bởi vì, có những em, tiếp thu bài rất chậm, có những em nắm được nội dung lý thuyết nhưng khi vận dụng thực hành lại không áp dụng được, dẫn đến các em chán nản trong giờ học toán, dần dần các em sẽ bị yếu ở môn toán.
Môn toán lớp 5 chủ yếu là ôn luyện các kiến thức đã học ở các lớp dưới và vận dụng sâu hơn, vì vậy, những học sinh chưa nắm chắc các kiến thức các lớp dưới, đặc biệt là lớp 4 thì việc học toán lớp 5 trở nên vô cùng khó khăn. Cụ thể các mục tiêu đó là:
– Giúp học sinh yếu củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức HS bị hổng từ các lớp dưới.
– Giúp HS có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật.
– Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết phụ đạo HS yếu.
– Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt “Nói không với HS ngồi nhầm lớp”
Đó cũng chính là đạt được mục tiêu dạy học môn Toán ở lớp 5, để học sinh nắm vững kiến thức cũ và tiếp thu tốt kiến thức mới, giúp các em hứng thú trong học tập và cũng là để đạt được mục tiêu giáo dục của ngành, đáp ứng nguyện vọng của giáo viên, phụ huynh và học sinh.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1- Thực trạng
1.1 Cơ sở lí luận: Hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh yếu toán bởi những lí do đó là:
1.1.1- Từ học sinh: Sự yếu Toán ở học sinh được biểu hiện bằng nhiều hình, nhiều vẻ nhưng nhìn chung các em yếu Toán thường có các đặc điểm sau đây:
– Các em có nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng trong học Toán.
– Các em tiếp thu bài còn chậm.
– Phương pháp học tập Toán của các em chưa tốt.
– Chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
– Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
– Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
– Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
– Học sinh đi học thất thường, có em nghỉ học trong một tuần 2 – 3 buổi.
– Ở nhà các em chưa tự giác ôn bài, làm bài, chưa lập được thời gian biểu hằng ngày.
– Khả năng học tập của HS rất khác nhau, cùng một độ tuổi về trình độ chung các em có thể chênh nhau 3 lớp, riêng về toán có thể chênh nhau 7 lớp.
– Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình.
– Yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia).
– Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
1.1.2- Từ giáo viên
– Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm.
– Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của ĐDDH.
– Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức chưa phù hợp.
– Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm dối tượng còn hạn chế.
– Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
– Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp.
– Nhiều khi thương HS mà chưa nghỉ tới hậu quả lâu dài các em phải gánh chịu khi học lên lớp trên hoạc suốt cả cuộc đời.
– Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của HS, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên.
– Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất của lớp mình giảng dạy.
1.1.3- Từ phụ huynh
– Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp thái độ học tập của học sinh, chất lượng học tập cho thấy nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường là chưa cao.
– Qua đó cho thấy một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô.
– Một bộ phận phụ huynh thường xuyên đi là ăn xa, phó mặc con cho ông bà già ở nhà nên thiếu đi sự đôn đốc từ phía phụ huynh.
Người thầy giáo cần xác định rõ các thực trạng này để tổ chức cho học sinh hoạt động học tập một cách hiệu quả đó là tìm ra các biện pháp tiến hành phụ đạo nâng bậc học sinh yếu Toán.
1.2: Thực trạng tại lớp tôi phụ trách, giảng dạy
Trong những năm qua tôi đã theo dõi học sinh lớp tôi chủ nhiệm cũng như học sinh của toàn khối khi học môn Toán tôi thấy các em có một thói quen không tốt cho lắm:
– Phần đa học sinh đọc các đề bài toán qua loa sau đó làm bài ngay, làm xong không cần kiểm tra lại kết quả, cho nên khi trả bài các em mới biết là mình sai hoặc các em bị hỏng kiến thức cũ, ví dụ như các em không thuộc bảng nhân, chia; hay không nhớ cách cộng, trừ, nhân chia phân số..; Khả năng tính nhẩm kém chưa thuần thục dẫn đến tính toán chậm, thiếu chính xác khi thực hiện các phép tính với số có nhiều chữ số hay phân số, số thập phân. Chưa có kỹ năng làm bài tập dạng trắc nghiệm, lười tính và thường chọn kết quả theo cảm tính hoặc xem bài của bạn. Mặt khác, các em chưa biết cách suy luận khi giải toán. Các em rất sợ các bài tập về giải toán vì ảnh hưởng bởi khả năng đọc hiểu và không biết tính hoặc tính thiếu chính xác.
*Tóm lại sự yếu kém môn toán lớp tôi phụ trách cũng có những biểu hiện chung như phần lí luận đã nêu và nổi lên 5 đặc điểm đó là:
+ Nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kĩ năng , các kiến thức lớp 3,4 bị quên nhiều, đặc biệt sau 2 tháng hè vào đầu năm học lớp 5, các em học sinh loại này hầu như không còn nhớ gì kiến thức lớp dưới.
+ Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm .
+ Năng lực tư duy yếu .
+ Phương pháp học tập toán chưa tốt .
+ Thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không ôn bài, làm bài tập ở nhà .
Kết quả khảo sát đầu năm học … như sau:
HỌC LỰC | GIỎI | KHÁ | TB | YẾU | ||||
TS | % | TS | % | TS | % | TS | % | |
TOÁN | 4 | 12,5 | 10 | 31,3 | 13 | 40,6 | 5 | 15,6 |
Tuy nhiên, trong số học sinh trung bình vẫn còn một số em chưa nắm vững kiến thức và còn “non” trong kỹ năng vận dụng và khả năng xuống loại rất cao, cũng cần phải bám sát và tăng cường phụ đạo thêm để không bị tụt bậc.
- Các biện pháp phụ đạo, nâng bậc học sinh yếu toán lớp 5
2.1. Những biệp pháp chung:
* Xây dựng môi trường học tập thân thiện:
-Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.
-Tôi luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
Bên cạnh đó, tôi phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ như tôi nên thay chê bai bằng khen ngợi và tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]