SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5
- Mã tài liệu: BM5040 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 903 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lý Thái Tổ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lý Thái Tổ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1 Giáo dục ý nghĩa môn Lịch sử.
2.3.2 Tìm hiểu chương trình, nội dung dạy học Lịch sử lớp 5. Từ đó, xác định những phương pháp dạy học đặc trưng riêng cho mỗi dạng bài.
2.3.3 Công tác chuẩn bị cho giờ dạy học Lịch sử.
2.3.4 Tổ chức cho học sinh làm việc hợp tác theo nhóm để tự phát hiện kiến thức.
2.3.5 Tạo điều kiện cho học sinh học tập qua việc tiếp xúc các nguồn sử liệu trong thực tế.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bác Hồ đã tự hào rằng: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước”. Duy trì, tiếp nối và phát huy những truyền thống quý báu đó của dân ta từ ngàn xưa chính là mục đích, là nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của môn Lịch sử.
Trong chương trình Tiểu học, Lịch sử là một môn học có vị trí đặc biệt. Nó đảm nhận việc giáo dục nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, góp phần hình thành nên những nhân cách của con người Việt Nam và bồi dưỡng lòng yêu nước. Mục tiêu của môn Lịch sử lớp 5 được dạy ở trường Tiểu học nhằm cung cấp cho Học sinh một kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ đầu năm 1858 tới nay. Cung cấp cho học sinh những thái độ và thói quen ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh. Yêu thiên nhiên, con người, đất nước. Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hoá.
Dạy Lịch sử có vai trò quan trọng như vậy nhưng rất tiếc, thực tế hiện nay một số không ít giáo viên vẫn còn coi nhẹ, chưa dành những quan tâm xứng đáng cho tiết dạy, một số học sinh không có hứng thú khi học môn này dẫn đến chất lượng chưa cao.
Là một giáo viên dạy Tiểu học, người trực tiếp truyền thụ kiến thức cho học sinh. Một trong những vấn đề tôi luôn quan tâm. Làm thế nào để dạy tốt phân môn Lịch sử? Làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử. Làm thế nào để trong cuộc sống thường nhật của chúng ta có nhiều con người yêu nước, đầy tinh thần trách nhiệm với dân tộc? Không còn những học sinh xem thường truyền thống lịch sử, mơ hồ với lịch sử dân tộc. Đó là một vấn đề lớn đòi hỏi tâm huyết và sự sẻ chia của các nhà khoa học, nhà giáo, nhất là người trực tiếp giảng dạy ở bậc Tiểu học
Chính vì những lẽ trên, trong quá trình dạy học, tôi đã miệt mài suy nghĩ tìm ra: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5D trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt môn Lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Vận dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 5.
Những biện pháp này ứng dụng cho từng dạng bài dạy.
Nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp: điều tra, thực nghiệm, hỏi đáp, kể chuyện.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Lịch sử vốn là một môn học đặc thù, kiến thức lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Chính vì thế, nhiệm vụ dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống.
Để tổ chức dạy học lịch sử cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về đặc điểm nhận thức và quá trình tư duy của học sinh. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh là cơ sở nền móng của việc xây dựng các phương pháp dạy học lịch sử ở Tiểu học.
Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, trong đó người giáo viên luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo, học sinh tích cực chủ động nắm tri thức, tạo cho học sinh sự hứng thú và trách nhiệm của người giáo viên, hợp tác người học được người dạy theo sát giúp đỡ. Trong quá trình học nên tích cực tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng giúp đỡ của giáo viên. Tự mình khám phá ra tri thức. Học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu mến môn học hơn.
Do đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học còn non yếu, chưa đầy đủ, sâu sắc và chưa đạt đến trình độ tư duy khái quát cao nên việc trình bày và giảng dạy kiến thức phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ. Đặc biệt, tư duy của các em luôn dựa trên các hình ảnh lịch sử cụ thể nên khi trình bày phải hết sức coi trọng việc tạo biểu tượng cụ thể. Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp hình thành năng lực học lịch sử cho học sinh Tiểu học.
Phần Lịch sử lớp 5 không trình bày theo một hệ thống chặt chẽ. Mỗi bài học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử không thể hình thành một cách cô lập mà luôn gắn liền với bối cảnh lịch sử. Giáo viên phải có kiến thức vững vàng, am hiểu lịch sử của dân tộc và bản thân người giáo viên phải yêu mến, tự hào về lịch sử của dân tộc mình thì mới làm tròn được trách nhiệm vẻ vang đó.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng
2.2.1. Thuận lợi
Luôn được sự quan tâm của các cấp và nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học cũng được trang bị tương đối đầy đủ.
Được sự ủng hộ giúp đỡ của đồng nghiệp, nhất là chị em trong khối 5.
Hiện nay đã có nhiều nguồn thông tin, sách báo để giáo viên tham khảo, nghiên cứu, tự học để nâng cao tay nghề. Nội dung chương trình đã được lựa chọn biên soạn phù hợp với học sinh lớp 5 giúp các em dễ dàng tiếp cận và ham thích môn Lịch sử.
Bản thân đã dạy lớp 5 nhiều năm cũng có chút ít kinh nghiệm trong giảng dạy. Học sinh đã có ý thức học tập, ham học hỏi, chuyên cần.
2.2.2. Khó khăn
Trường Tiểu học đóng trên địa bàn xã Xuân Cẩm, một xã thuộc vùng khó khăn của huyện. Trình độ dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo khá cao. Mặt khác địa bàn dân cư khá rộng các em ở nhiều thôn. Đường sá xa xôi đi lại khó khăn, có em cách trường 6 km, phần đông là con dân tộc. 100% bố mẹ làm nông nghiệp ít quan tâm đến việc học tập ở trường cũng như ở nhà, ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình. Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều.
Tuổi trẻ chưa quan tâm nhiều đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Các em chưa biết quan tâm nhiều đến việc tìm tòi, nghiên cứu nguồn sử liệu về lịch sử. Ở học sinh Tiểu học các em chỉ dành nhiều thời gian, tâm sức cho môn Toán và môn Tiếng Việt.
Phân môn Lịch sử trong trường Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh đồng thời tạo cơ sở để các em tiếp thu có hệ thống và vững chắc chương trình của môn Lịch sử ở các cấp học trên. Với những cố gắng nhất định, việc dạy lịch sử trong trường Tiểu học đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Có nhiều tiết dạy lịch sử rất hay, làm cho người dạy và người tham dự không khỏi tự hào rằng mình là người Việt Nam, một dân tộc có truyền thồng “ Nghìn năm văn hiến”. Những tiết dạy lịch sử như thế thực sự đã mang lại những giá trị to lớn trong việc hình thành ở học sinh những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam.
2.2.3. Thực trạng việc dạy học Lịch sử hiện nay`
Chương trình Lịch sử lớp 5 được đưa vào giảng dạy nhiều năm, nhưng nhiều giáo viên vẫn không tránh khỏi lúng túng trong việc sử dụng và khai thác sách giáo khoa. Trong những tiết dạy người giáo viên vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo ra được sự hứng thú cho học sinh. Nhiều giờ lịch sử diễn ra nặng nề, hiệu quả thấp. Điều này dẫn đến có những học sinh không biết gì về truyền thống lịch sử cha ông. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn các nhân vật và triều đại lịch sử. Chúng ta rất buồn sau mỗi kì thi đại học lại có nhiều bài thi nhầm lẫn khi trả lời các kiến thức cơ bản về lịch sử. Điều này một phần có lỗi từ cái gốc tiểu học của các em. Đây là một điểm yếu cần khắc phục.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ giáo viên đi học để nâng cao trình độ đào tạo tăng nhiều, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, hầu hết số giáo viên được đào tạo để nâng chuẩn đều vừa dạy vừa học theo các hình thức đào tạo tại chức, đào tạo từ xa nên việc học tập có nhiều hạn chế. Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo cũng đã có các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng về phương pháp dạy học nhưng việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực của học sinh còn dừng lại ở mức độ.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong quá trình giảng dạy ở lớp 5, tôi nhận thấy rằng việc hình thành kiến thức lịch sử để tiến tới bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự tôn, tự cường dân tộc cho mỗi học sinh chính là cái đích của dạy lịch sử mà mỗi giáo viên mong muốn. Giáo viên cần phải có những biện pháp phù hợp để dạy lịch sử cho học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn xin được trình bày một số biện pháp mà tôi đã sử dụng :
2.3.1. Giáo dục ý nghĩa môn Lịch sử.
Trên thực tế giảng dạy, tôi thấy môn Lịch sử chưa tìm được chỗ đứng xứng đáng trong nhà trường. Lịch sử chỉ được xem là một “môn phụ” trong hệ thống các môn học, số tiết vào loại ít nhất. Phải có sự thay đổi mang tính cách mạng về quan niệm đối với môn Lịch sử. Phải xây dựng và hình thành quan niệm đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của môn Lịch sử từ các cấp quản lí giáo dục đến cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Không có quan niệm đúng đắn về môn học thì tất cả những đề xuất về đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đều không thể thực hiện để đem lại kết quả như mong muốn.
Vì vậy, khi giảng dạy, tôi luôn quan niệm Lịch sử là một môn học quan trọng, luôn dành thời lượng từ 35- 40 phút cho một tiết lịch sử, không cắt xén thời gian của môn Lịch sử cho việc dạy các môn khác.
2.3.2. Tìm hiểu chương trình, nội dung dạy học Lịch sử lớp 5. Từ đó, xác định những phương pháp dạy học đặc trưng riêng cho mỗi dạng bài.
Trong chương trình dạy học Lịch sử ở lớp 5, tập trung cung cấp cho các em về một số sự kiện, hiện tượng lịch sử và một số nhân vật lịch sử theo từng mốc giai đoạn thời gian 1858- 1945: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp;
1945 – 1954 Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống Pháp; 1954 – 1975 Xây dựng Chủ nghĩa xã hội miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước; 1975- nay. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, chúng ta gặp các dạng bài học cơ bản sau:
Dạng bài có nội dung về tình hình kinh tế – chính trị, văn hóa- xã hội.
Gồm các bài:
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
Hậu phương sau những năm chiến dịch Biên Giới.
Nước nhà bị chia cắt.
Bến Tre đồng khởi.
Vượt qua tình thế hiểm nghèo.
Thà hi sinh chứ nhất định không chịu mất nước.
Cách mạng mùa thu.
Lễ kí hiệp định Pa – ri.
Tiến vào Dinh Độc Lập.
Hoàn thành thống nhất đất nước,…
Khi dạy các bài dạng này, cần lưu ý một số điểm sau:
Phải cho học sinh biết được hoàn cảnh ra đời, địa phận (cương vực địa lí); thời gian ra đời và tồn tại của Đảng và nhà nước,…
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước một cách đơn giản hoặc ở mức độ thấp hơn là mô tả được tổ chức bộ máy nhà nước: Đứng đầu chính quyền (Nhà nước) là ai? Gồm những tầng lớp nào? Bên dưới chính quyền trung ương là những đơn vị hành chính nào? Gồm mấy cấp? Đứng đầu mỗi cấp là tầng lớp nào?…
Mô tả được những nét chính về đời sống kinh tế, vật chất, tinh thần của con người trong xã hội; cách tổ chức quân đội, luật pháp…
Đối với dạng bài này, tôi thường sắp xếp thành từng ý, gợi mở vấn đề rồi tổ chức dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu thông tin qua phương pháp vấn đáp- tìm tòi, thảo luận nhóm, đàm thoại,…. Với dạng bài này, cần áp dụng tối đa phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. Mặt khác, việc miêu tả, giải thích, phân tích của giáo viên cũng rất quan trọng vì nó liên quan tới một số thuật ngữ, khái niệm khó.
Để dạy tốt loại bài này, tôi thường thực hiện trình tự bài giảng như sau:
Mô tả tình hình nước ta cuối hay sau thời kì nào đó(tình hình đất nước, chính quyền, cuộc sống của các tầng lớp trong xã hội,…).
Trong tình cảnh đó, chính quyền (hay nhân dân hoặc nhân vật lịch sử,…) đã làm gì và làm như thế nào?
Kết quả của những việc làm đó?
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]