SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3083 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2087 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ
Biện pháp 2: Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm
Biện pháp 3: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình
Biện pháp 4: Tích hợp và lồng ghép hoạt động tạo hình
Biện pháp 5: Chú trọng bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và đối tượng có năng khiếu về tạo hình
Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh
Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | TIÊU ĐỀ | Trang |
MỤC LỤC | ||
I | MỞ ĐẦU | |
1. | Lý do chọn đề tài | |
2. | Mục đích nghiên cứu | |
3. | Đối tượng nghiên cứu | |
4. | Phương pháp nghiên cứu | |
II | NỘI DUNG | |
1. | Cơ sở lí luận | |
2. | Thực trạng | |
2.1. | Thuận lợi | |
2.2. | Khó khăn | |
2.3. | Kết quả khảo sát | |
3. | Các biện pháp | |
3.1 | Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ | |
3.2 | Biện pháp 2: Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm | |
3.3 | Biện pháp 3: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình | |
3.4 | Biện pháp 4: Tích hợp và lồng ghép hoạt động tạo hình | |
3.5. | Biện pháp 5: Chú trọng bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và đối tượng có năng khiếu về tạo hình | |
3.6. | Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh | |
3.7. | Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ | |
4. | Hiệu quả đạt được | |
III. | KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
1. | Kết luận | |
2. | Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là ngành học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong ngành giáo dục, Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Trẻ lứa tuổi mầm non giai đoạn này là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu: Trẻ bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non thì hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như: Đức, trí, thể, mỹ và lao động. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật.
Thông qua hoạt động tạo hình để phát triển thẩm mỹ cho trẻ, phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ trẻ rất nhạy cảm với những “cái đẹp”, có thể coi đây là thời kỳ phát cảm những xúc cảm thẩm mỹ – những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp”, tạo nên trạng thái tinh thần khoan khoái khiến đứa trẻ cảm thấy gắn bó thiết tha với con người và cảnh vật xung quanh, làm nảy sinh ở trẻ lòng mong muốn làm những điều tốt lành để đem niềm vui đến cho mọi người, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh… Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Là một giáo viên hiểu được tầm quan trọng và vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc phát triển tính thẩm mỹ ở trẻ, năm học ……… tôi đã trăn trở và tìm ra một số biện pháp có hiệu quả để phát huy kích thích hết khả năng hiểu biết, sáng tạo của trẻ về tạo hình. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để trao đổi cùng với các bạn đồng nghiệp.
- Mục đích nghiên cứu
Thông qua hoạt động tạo hình để giúp trẻ biết yêu quý cái đẹp, quý trọng các loại sản phẩm do mình làm ra, rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, tháo vát linh hoạt, nhanh nhẹ, giao tiếp tốt cho trẻ, qua các hoạt động trẻ phát triển vốn từ phong phú, ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn trong giao tiếp;
Phát triển khả năng cảm thụ và bồi dưỡng thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách nhằm hình thành ý thức yêu quý cái đẹp ở trẻ;
Phát triển trí tuệ: tư duy, nhận thức (phân biệt mầu sắc, kích thước, suy luận logic);
Phát triển ngôn ngữ (thảo luận trao đổi củng cố từ mới);
Phát triển vận động, giao tiếp và kỹ năng xã hội cho trẻ.
Rèn sự khéo léo của đôi tay, phối hợp tay – mắt với các thao tác cơ bản.
Tăng cường hoạt động nhóm, phối hợp với các thành viên trong nhóm để tạo ra sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non Đông Khê.
- Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp tổng hợp và phân tích
– Phương pháp hệ thống hóa
Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vận động đối với trẻ mầm non. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh qua thông tin thực tế ở các nhà trường trên địa bàn huyện.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát: Thông qua giảng dạy trực tiếp hàng ngày và
dự giờ của các bạn đồng nghiệp
– Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với các giáo viên trong nhà
trường, trò chuyện trực tiếp cùng trẻ.
– Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính toán học.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tham khảo các bài viết, ý kiến của lãnh đạo, của đồng nghiệp về vấn đề mình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết hoàn chỉnh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]