SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5
- Mã tài liệu: BM5005 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 712 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Vân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Văn Ơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Vân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Văn Ơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
I. GIẢI PHÁP THỨ NHẤT: Gây tình thương, tạo sự tự tin, tránh mặc sự cảm
II. GIẢI PHÁP THỨ HAI: Tìm hiểu đối tượng học sinh
III. GIẢI PHÁP THỨ BA: Phân loại đối tượng học sinh
IV. GIẢI PHÁP THỨ TƯ: Quan hệ với gia đình học sinh và xã hội
Mô tả sản phẩm
Đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn m nhạc cho học sinh lớp 5”
PHẦN MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
m nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Hoạt động m nhạc đã trở thành một nhu cầu, một quyền lợi và một nhiệm vụ của mọi người trong xã hội. Giáo dục m nhạc trong nhà trường có mục đích thực hiện quyền công bằng của trẻ em mọi dân tộc, mọi vùng miền là được học m nhạc và trực tiếp hoạt động m nhạc. Giáo dục m nhạc cũng như các nội dung giáo dục khác, ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm hoàn thiện và từng bước đổi mới cho phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và thế giới. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy và học để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đang được thực hiện ở tất cả các cấp học và môn học.
Đối với giáo dục m nhạc, đổi mới phương pháp dạy học là: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh khám phá những điều chưa biết. Dạy học m nhạc phải chú trọng phương pháp rèn luyện: “Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy- học”; phương pháp tự học, học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, tăng cường đồ dùng dạy học cần thiết. Giờ học m nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: “Học vui – vui học”. Vận dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy. Phát triển tai nghe và sự nhạy cảm về m nhạc, tạo ra được cảm xúc cho học sinh, giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ m nhạc, đồng thời phải tăng cường các hoạt động m nhạc cho học sinh: xem; nghe; tự thể hiện và bình luận đánh giá. Từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện: Đức –Trí – Thể – Mĩ và các kĩ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiêt, đáp ứng sự đỏi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp
cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật.Trong đó m nhạc có vị trí rất quan trọng.Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. m nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ.Trong nhà trường phổ thông, đặc biêt là ở bậc tiểu học, m nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn m nhạc trong nhiều năm qua tôi nhận thấy đại đa số học sinh nói chung, học sinh trường TH Nguyễn Thị Minh Khai nói riêng chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn m nhạc, chưa hiểu được nó là bộ môn nhằm góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho các em, góp phần làm cho đời sống các em thêm phong phú. Do vậy nên việc học tập môn m nhạc các em rất lơ là, không chú ý, ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của bộ môn.
Trước những khó khăn trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn m nhạc cho học sinh lớp 5” và áp dụng tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai – Xã Chưkbô – Krông Buk – Đăk Lăk
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài này tôi không đi sâu từng chi tiết hay việc làm cụ thể của học sinh và giáo viên. Mục đích chủ yếu là tìm ra phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học m nhạc bởi vì các em đã bị hụt hẩng kiến thức từ các lớp dưới. Đồng thời khơi dậy các em sự ham thích để nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môn học. Từ đó các em có cơ hội và điều kiện để phát triển năng khiếu vốn có của mình.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh khối lớp 5 trường TH Nguyễn Thị Minh Khai – Xã Chưkbô – Krông Buk – Đăk Lăk.
Các tài liệu giảng dạy bộ môn m nhạc và các tạp chí có liên quan.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Qua thực tế giảng dạy tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các tài liệu, tổng hợp các kiến thức và tìm hiểu cơ sở của việc dạy học m nhạc ở cấp Tiểu học.
Phương pháp trò chuyện, đàm thoại:
Thường xuyên trao đổi với từng giáo viên chủ nhiệm khối lớp 5, thầy Tổng phụ trách đội, gần gũi trò chuyện với học sinh nhằm tìm hiểu khả năng và hứng thú học tập của học sinh đối với môn học, từ đó có phương pháp dạy học phù hợp hơn đối với các em.
Phương pháp quan sát:
Thông qua các tiết dự giờ tại trường cũng như các tiết dạy, tôi tìm hiểu về đối tượng học sinh cũng như thực trạng của địa phương. Từ đó đánh giá khả năng và ý thức học tập của học sinh để có phương pháp dạy học hiệu quả.
Phương pháp kiểm tra:
Điều tra thực tế việc học m nhạc của học sinh tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai nói chung, học sinh khối lớp 5 nói riêng. Qua đó tôi nắm bắt được chất lượng học tập của các em và nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập của bộ môn đạt thấp.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN:
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy môn m nhạc ở trường tiểu học nói chung, học sinh khối lớp 5 nói riêng. Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết, cảm thụ đúng đắn về nghệ thuật nói chung với m nhạc nói riêng. Từ đó học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng của bộ môn và mở rộng, sâu thêm kiến thức m nhạc và nghệ thuật thể hiện tình cảm khi trình bày bài hát, bài tập đọc nhạc.
Thông qua đó giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa học sinh và giáo viên ngày càng gắn bó.
Với cách thức thực hiện của đề tài này: Giúp học sinh tham gia tích cực trong quá trình học tập, hứng thú khi tìm tòi và sáng tạo vấn đề; hào hứng khi trình bày sáng tạo của mình.
Đề tài này là động lực giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hoá văn nghệ do trường lớp, Đoàn, Đội và các đơn vị văn hoá trong địa bàn tổ chức, tham gia có kết quả ngày một tốt hơn, góp phần phát triển khả năng ca hát của chính mình. Giúp các em hoà mình vào tập thể, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện toàn diện nhân cách đồng thời đảm bảo nguyên tắc “Lấy thực hành làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình học tập của học sinh”.
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
MỤC TIÊU CHUNG:
Trước sự phát triển và đổi mới của xã hội, của ngành, môn m nhạc được đặt một vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông. Luôn được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên dạy m nhạc kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Trang thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư đầy đủ hơn, đặc biệt là có cái nhìn đúng đắn hơn đối với môn m nhạc.
Tăng cường và phát huy năng lực cảm thụ m nhạc cho học sinh nói chung, tạo cho các em có năng khiếu có cơ hội khẳng định mình trước tập thể bạn học trong trường và ngoài xã hội. Từ đó góp phần phát triển về đức – trí – thể – mĩ cho học sinh.
Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy và năng lực cảm thụ bằng nhiều hình thức như: Biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức Hội thi giọng hát hay (cấp tiểu học). Qua đó m nhạc có tác dụng mạnh mẽ đến từng học sinh, bổ sung vốn hiểu biết nhằm hướng tới “chân – thiện – mĩ” và làm cho đời sống tinh thần của các em tươi đẹp hơn.
Học m nhạc cần có kĩ năng khi hát, khi đọc các bài tập đọc nhạc và hiểu biết thêm về một số bài dân ca chọn lọc, truyện kể hay, góp phần vào trí tưởng tượng phong phú và làm cho con người các em thoải mái hơn trong mọi giờ học.
ĐẶC THÙ CHƯƠNG TRÌNH MÔN M NHẠC LỚP 5:
(1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)
Việc học m nhạc ở các lớp dưới (lớp 1, 2, 3) chủ yếu là học hát và một số động tác vận động phụ họa. Nhờ đó học sinh được rèn về cảm tính, trí nhớ và rèn về tính chính xác cao độ – tiết tấu trong học hát. Từ đó các em có được kĩ năng để hỗ trợ cho những lớp cuối cấp và bước vào cấp 2.
Bước vào lớp 4 m nhạc tách riêng thành một môn độc lập, có thể nói đến lớp 5 là “giai đoạn 2” học sinh được học m nhạc không gắn liền với môn nghệ thuật. Cụ thể về chương trình lớp 5 gồm: Học hát, khả năng phát triển m nhạc, Tập đọc nhạc.
Về học hát:
Củng cố, ôn tập một số bài hát đã học ở lớp 4.
Đựơc học 12 bài hát, trong đó có 02 bài dân ca (1 bài dân ca Khơ me Nam Bộ, 1 bài dân ca dân tộc H’rê Tây Nguyên) và một bài hát nhạc nước ngoài (Trung Quốc). Hiểu được nội dung của mỗi bài hát khi đã được học giai điệu.
Hát đúng những ký hiệu trong bài như: dấu luyến hoa mĩ, luyến 2 – 3 âm, biết lấy hơi và giữ hơi khi hát.
Biết thể hiện sắc thái tình cảm của tác phẩm khi trình bày bài hát trước tập thể. Đặc biệt là tạo được sự tự tin khi hát trước đông người từ đó các em mạnh dạn và tự hào hơn.
Về khả năng phát triển m nhạc:
– Nhận biết một số loại nhạc cụ Việt Nam và một số nhạc cụ nước ngoài. Hiểu biết các ký hiệu như: Dấu nhắc lại, khung thay đổi.
Đọc và tìm hiểu hai truyện kể m nhạc: trong đó có một truyện kể về nhạc sĩ thiên tài người Đức đó là nhạc sĩ Bét tô ven; các em được nghe các bài hát dân ca chọn lọc, được làm quen với cách đánh nhịp 2/4.
Hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đen, dấu lặng đơn.
Biết viết một số nốt nhạc trên khuông.
Về tập đọc nhạc:
– Học 8 bài tập đọc nhạc, làm quen với thang 5 âm: Đô Rê Mi Son La.
Cảm nhận được cao độ của các nốt nhạc và nhận biết được vị trí của các nốt nhạc trên khuông nhạc.
– Được hát lời ca của 8 bài tập đọc nhạc khi đã đọc chuẩn về cao độ và tiết tấu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
- 4
- 166
- 2
- [product_views]
- 9
- 122
- 3
- [product_views]
- 8
- 103
- 4
- [product_views]
- 7
- 146
- 5
- [product_views]
- 4
- 162
- 6
- [product_views]
- 7
- 198
- 7
- [product_views]
- 9
- 108
- 8
- [product_views]
- 8
- 104
- 9
- [product_views]
- 3
- 185
- 10
- [product_views]