SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: Mầm non
Môn:
Lớp: 24-36 tháng
Bộ sách:
Lượt xem: 1087
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
34
Lượt tải:

12

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng” triển khai các biện pháp như sau: 

*Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phát trển thể chất cho trẻ
*Biện pháp 2: Phát triển thể chất thông qua hoạt động học
*Biện pháp 3: Phát triển thể chất thông qua hoạt động với đồ vật
*Biện pháp 4:. Phát triển thể chất qua hoạt động ngoại khóa
Biện pháp 5: Phát triển thể chất cho trẻ mọi lúc mọi nơi
*Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh nhằm phát triển thể chất cho trẻ

Mô tả sản phẩm

 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

 

I/ Lý do chọn đề tài:

         

          Bác Hồ của chúng ta đã từng nói :

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan ”

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, chính vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ ngày đầu tiên khi trẻ đến lớp là một việc làm vô cùng quan trọng và ý nghĩa nhằm giáo dục toàn diện về thể chất cũng như nhân cách trẻ. 

         Để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt và hình thành nhân cách tốt thì nhiệm vụ phát triển thể chất đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trẻ có khỏe mạnh, có nhanh nhẹn khéo léo, có thể lực tốt thì mới có sức khỏe để tích cực tham gia các hoạt động, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. 

         Trong hoạt động giáo phát triển thể chất có hai loại vận động là vận  động tinh và vận động thô. Đối với vận động thô, trẻ 24- 36 tháng tuổi thường xuyên đòi hỏi sự thay đổi các vận động so với lứa tuổi nhỏ hơn, trẻ không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh mà cần phải luân phiên giữa  động và tĩnh. Ở tuổi này, trẻ biết đi lại vững vàng, biết phối hợp chân tay tuy chưa nhịp nhàng, thân vẫn còn dao động sang hai bên trong vận động đi, chạy và cảm giác chưa thăng bằng, trẻ có thể bật nhảy tại chỗ, nhảy xa bằng hai chân, trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng để bò, biết ném trúng đích, ném xa… ngoài ra trẻ cũng biết đẩy bóng bằng hai tay, ném bóng. Còn với vận động tinh giúp trẻ biết điều khiển và cử động các ngón tay và sự phối hợp giữa tay và mắt lắp đồ chơi, nặn, xé dán, tô màu, cầm nắm và sử dụng các đồ dùng…Vận động thô của trẻ như đi, chạy nhảy, tung, bắt,….giúp cho trẻ rèn luyện cơ thể.

Tuy nhiên, với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, giáo dục thể chất không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện sức khỏe thông qua các vận động cơ bản:đi, chạy, nhảy… hay cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ  mà cần phải quan tâm đến việc  rèn nề nếp thói quen vệ sinh cho trẻ: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, lấy nước uống, trẻ biết ngủ đúng giờ, đủ giấc… , hay các kĩ năng tự phục vụ đơn giản thông qua sự giúp đỡ của người lớn: biết đi giày, cởi tất, cài cúc áo…. từ đó tạo cho  trẻ tiền đề vô cùng cần thiết để trẻ bước vào các lớp học tiếp trong lứa tuổi mẫu giáo.

          Muốn giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu các cách thức tổ chức, hình thức các hoạt động giáo dục cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. 

Chúng ta có thể sử dụng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau như trong hoạt động học, giờ thể dục, hoạt động với đồ vật, hoạt động dạo chơi… hay trong sinh hoạt hàng ngày tạo thói quen nề nếp, thói quen vệ sinh của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ phát triển vận động mọi lúc mọi nơi, trẻ học mà chơi, chơi mà học. 

Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biên pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình  trong năm học này.

 

II/Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.

– Tạo sự hứng thú cho trẻ trong các hoạt động phát triển vận động. Rèn luyện sức khỏe cho trẻ đồng thời giúp trẻ hoàn thiện các kĩ năng vận động, kĩ năng lao động vừa sức và kĩ năng tự phục vụ.

– Giúp cho giáo viên linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng.

– Thông qua các hoạt động giáo dục phát triển vận động, tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: đức – trí – thể – mĩ.

 

III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

– Trẻ 24-36 tháng lớp Nhà trẻ D1 trường Mầm non Gia Thượng

 

PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 

I – Cơ sở lý luận:

        Phát triển thể chất là một quá trình hoàn thiện về hình thể và chức năng sinh học của con người. Đối với trẻ nhỏ mức độ hoàn thiện của thể chất được biểu hiện bằng khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường bằng khả năng hoạt động của nhưng vận đông như: Vận động tinh, vận động thô và một số nề nếp thói quen vệ sinh giúp trẻ phát triển về thể chất, thể lực. Các kĩ năng vận động của trẻ phát triển tốt và sớm hoàn thiện, thì trẻ sẽ khỏe mạnh nhanh nhẹn, khéo léo và ngược lại. Với trẻ 24 – 36 tháng, chúng ta cần giúp trẻ hình thành và phát triển các thói quen vận động: Bò, đi, chạy, bật nhảy,… Các vận động tinh rèn cho trẻ  phát triển cơ tay: Cổ tay, ngón tay,… kết hợp với cơ quan thị giác. Thói quen vệ sinh: Vệ sinh cá nhân (Rửa tay, rửa mặt, đánh răng,…) vệ sinh môi trường (Tưới cây, lau lá, cho thỏ ăn,…)

  Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã suy nghĩ trình bày thực tế để tìm biện pháp thực hiện.

 

II – Cơ sở thực tiễn:

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

  1 /Thuận lợi:

  – Trường mầm non Gia thượng  thuộc phường Gia thụy- Quận Long Biên- TP Hà Nội. Là một ngôi trường mới được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng ………..với diện tích 3700m2, có 4 tầng, 29 phòng trong đó có 12 phòng học, 10 phòng chức năng.

– Được đầu tư về cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, qui mô với các phòng học, phòng chức năng:  phòng thể chất, phòng âm nhạc, phòng Kidmats, Phòng làm quen với tiếng anh…các phòng học rộng rãi thoáng mát, có sàn gỗ đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa động.

– Bếp ăn một chiều  có máy sấy bát đĩa đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ và các đồ dùng phương tiện hiện đại.

  – Nhà trường đầu tư một phòng thể chất với các đồ dùng dụng cụ hiện đại, đồng bộ: trải cỏ nhân tạo, cầu treo, thang leo, xà đơn, xà kép, cầu gôn, bóng đá, bóng chuyền…cho đủ các lứa tuổi.

– Luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT quận Long Biên trong việc thực hiện CTGDMN, Phòng GD&ĐT thường xuyên mở các lớp tập huấn, kiến tập nâng cao trình độ cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động.

– Trường đang trong quá trình thực hiện mô hình thí điểm trường mầm non chất lượng cao của Phòng giáo dục- Đào tạo Quận Long Biên.

– Năm học ………..trường được Phòng GD&ĐT giao nhiệm vụ thực hiện điểm chuyên đề “ Phát triển vận động cho trẻ mầm non”

  – Số lượng học sinh, giáo viên của các lớp đúng theo quy đinh của Bộ Giáo Dục: lứa tuổi 24-36 tháng là 40 cháu /1 lớp/ 3 giáo viên

– Phụ huynh thường xuyên phối hợp trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe, học tập của con, nhiệt tình tham gia các phong trào, hội thi của trường, lớp.

– Bản thân là một  giáo viên trẻ luôn ham học hỏi tìm tòi, sáng tạo qua sách vở, mạng thông tin…đưa ra các tình huống sư phạm để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

b/ Khó khăn

          – 65% số trẻ lần đầu tiên đến lớp, nên sự phát triển thể chất chưa đồng đều phải xây dựng kế hoạch khảo sát về mọi mặt trong lĩnh vực phát triển thể chất để có kế hoạch rèn luyện cho trẻ từ dễ đến khó giúp trẻ đi vào nền nếp.

         – Có  nhiều trẻ còn nhút nhát chưa quen với môi trường sư phạm, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

24-36 tháng
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

30.000 

24-36 tháng
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

30.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)