SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi TN THPT và thi đánh giá năng lực môn Lịch sử
- Mã tài liệu: MP0869 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 420 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Thúc trực |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Thúc trực |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi TN THPT và thi đánh giá năng lực môn Lịch sử “ triển khai các biện pháp như sau:
1. Công tác chỉ đạo ôn thi TN THPT và thi đánh giá năng lực môn Lịch sử tại trường THPT Phan Thúc Trực
1.1. Tổ chức sắp xếp lớp theo yêu cầu và nguyện vọng của học sinh
1.2. Bố trí thời lượng ôn tập và thời gian ôn tập hợp lí
1.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát
2. Tổ chức dạy ôn thi cho HS tại trường THPT Phan Thúc Trực
2.1. Tổ chức họp nhóm chuyên môn để phân tích đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đề thi đánh giá năng lực của các trường đại học
2.2. Xây dựng khung chương trình và kế hoạch ôn thi phù hợp với từng lớp, đối tượng học sinh, ra đề thi nguồn phục vụ cho công tác ôn thi ngay từ đầu năm học
2.3. Đa dạng hóa các hình thức ôn tập
2.4. Gắn ôn tập với thực hành các dạng câu hỏi trắc nghiệm
2.5. Rèn luyện kĩ năng phân tích câu hỏi và kĩ năng làm bài cho học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29 Hội nghị TW8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) về:“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.
Trong việc thực hiện đồng bộ các nội dung về đổi mới GD&ĐT thì đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới thi cử là khâu đột phá. Đối với các trường THPT việc nâng cao chất lượng dạy học từ đó nâng cao kết quả kỳ thi TN THPT hàng năm là nhiệm vụ quan trọng, cũng là nhiệm vụ cơ bản của các nhà trường, đây chính là điều kiện quyết định để nhà trường tồn tại, phát triển. Trong việc nâng cao chất lượng dạy học THPT nói chung, nâng cao hiệu quả ôn tập và kết quả kỳ thi TN THPT, thi đánh giá năng lực hàng năm thì vai trò định hướng, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện ôn tập là vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên thành công của mỗi nhà trường. Để hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất, mỗi cán bộ quản lý và giáo viên đứng lớp càng cần phải có những giải pháp quản lý, điều hành thực sự khoa học, phương pháp ôn thi hợp lý.
Nhiều năm trở lại đây, điểm thi môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia (TN THPT) thấp so với mặt bằng chung của nhiều môn học khác. Năm 2016 điểm trung bình môn Lịch sử là 4,49; năm 2017 là 4,6; năm 2018 là 3,79; năm 2019 là 4,3; năm 2020 là 4,5. Trong kỳ thi TN THPT năm 2021, môn Lịch sử có điểm trung bình thấp nhất trong số các môn thi với 4.97 điểm, đồng thời, đây cũng là môn thi có nhiều thí sinh đạt điểm dưới trung bình nhất với 331,429 em, chiếm tỷ lệ 52,03%. Nguyên nhân của thực trạng trên đã được các nhà khoa học, quản lý giáo dục, giáo viên, báo chí phân tích nhiều trên các Hội thảo, diễn đàn, phương tiện truyền thông. Không ít những GV tâm huyết với nghề và HS yêu thích bộ môn đang lúng túng trong lựa chọn cách thức ôn luyện để nâng cao kết quả bộ môn.
Thực trạng trên đặt ra vấn đề: mỗi người dạy cần thay đổi một cách tích cực, hướng tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời giúp học sinh phát huy những năng lực của bản thân, trang bị cho các em kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Nhóm Lịch sử trường THPT Phan Thúc Trực đã tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử trong nhà trường vì vậy kết quả thi TN THPT môn Lịch sử luôn đạt vị thứ cao của cả tỉnh.
Hiện nay các trường đại học đã tiến hành kì thi đánh giá năng lực để lấy kết quả xét tuyển sinh vào đại học, trong đó có lĩnh vực khoa học xã hội với một số câu hỏi thuộc bộ môn Lịch sử. Vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác ôn tập và thi đạt kết quả cao, thì công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của giáo viên cũng có sự thay đổi để phù hợp với tình hình mới.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi TN THPT và thi đánh giá năng lực môn Lịch sử ở trường THPT Phan Thúc Trực, tỉnh Nghệ An” với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu các giải pháp trong quản lí và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi TN THPT và thi đánh giá năng lực môn Lịch sử tại trường THPT Phan Thúc Trực.
- Phương pháp nghiên cứu
-
- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa phổ thông, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về hoạt động ôn tập. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng.
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài.
4.Tính mới của đề tài.
Đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi TN THPT và thi đánh giá năng lực môn Lịch sử ở trường THPT Phan Thúc Trực, tỉnh Nghệ An” đã hệ thống các giải pháp trong công tác chỉ đạo của BGH và tổ chức thực hiện của nhóm chuyên môn, của giáo viên Lịch sử tại trường THPT Phan Thúc Trực. Sáng kiến đã đưa ra các giải pháp để nâng cao kết quả kì thi đánh giá năng lực bộ môn Lịch sử trong kì thi đánh giá năng lực của các trường đại học hiện nay. Đây là nội dung mới, có tính thực tiễn cao mà chưa có đề tài nào đề cập đến.
PHẦN 2: NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận và thực tiễn.
- Cơ sở lí luận.
1.1. Thi THPT Quốc gia (nay là kì thi TN THPT).
Kì thi trung học phổ thông quốc gia là một sự kiện của ngành Giáo dục Việt
Nam, được bắt đầu tổ chức vào năm 2015. Là kì thi 2 trong 1, được gộp lại bởi hai kì thi là Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, kì thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí. Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban hành Quy chế thi của kỳ thi này, theo đó, để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí. Hình thức thi của môn
Lịch sử vẫn là thi tự luận. Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện “Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc tổ hợp khoa học xã hội. Môn Lịch sử là môn thi thành phần thuộc tổ hợp khoa học xã hội. Hình thức đề thi cũng thay đổi. Theo đó, môn Lịch sử chính thức chuyển từ thi tự luận sang hình thức trắc nghiệm khách quan.
Năm 2020, do những tác động từ đại dịch COVID-19 đến việc dạy và học ở các nhà trường, kỳ thi THPT quốc gia phải tạm dừng, trở lại là kỳ thi tốt nghiệp THPT với cách thức tổ chức tương tự kỳ thi THPT quốc gia và với mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT. Các trường đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp làm căn cứ tuyển sinh đại học
1.2. Thi đánh giá năng lực.
- Với mục tiêu đa dạng hóa phương thực tuyển sinh sinh viên Đại học, những năm gần đây, trường Đại học Quốc gia HN, trường Đại học Quốc gia TP.HCM và trường ĐH Bách Khoa HN đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Thi đánh giá năng lực là bài kiểm tra với mục đích nhằm đánh giá, nhận định các kiến thức của học sinh và áp dụng các kiến thức đó vào trong các lĩnh vực khác nhau. Được chia thành nhiều dạng như câu hỏi dạng định nghĩa, tư duy logic, suy luận, vận dụng thực tế,…
- Về kỹ năng, thi đánh giá năng lực trải đều trong các môn học. Trong đề thi đánh giá năng lực có 10 câu thuộc lĩnh vực môn Lịch sử.
- Thực trạng công tác chỉ đạo ôn tập, kết quả thi tốt nghiệp, thi đánh giá năng lực môn Lịch sử.
– Đối với công tác quản lí.
Trước đây, việc tổ chức ôn thi THPT quốc gia tại trường THPT Phan Thúc Trực chủ yếu do các giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch ngắn hạn hàng tuần nên thiếu sự đồng bộ trong trường, các buổi ôn tập không đồng đều giữa các giáo viên, các môn, các lớp các nhóm học sinh; tạo sự chồng chéo, nhiều lúc tạo áp lực cho học sinh. Đặc biệt là việc tổ chức ôn thi THPT quốc gia giai đoạn nước rút (giai đoạn sau khi kết thúc chương trình lớp 12) chỉ được tổ chức lần đầu tiên vào năm học 2017-2018.
Nhà trường chưa tổ chức được việc phân loại học sinh theo nguyện vọng, năng lực, sở trường… mà việc phân nhóm học sinh còn manh mún, chủ yếu tự phát hoặc theo định hướng sơ bộ từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.
Các tổ nhóm chuyên môn thiếu đi một khung chương trình thống nhất, kế hoạch hướng dẫn ôn tập nên giáo viên bị động trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài…, học sinh bị động trong việc học bài, làm bài ở nhà. Do không có kế hoạch dạy học cụ thể nên không có sự thống nhất trong các tổ, nhóm chuyên môn; dạy nhiều hay ít, dạy gì, học gì, hướng dẫn ôn tập như thế nào đều phụ thuộc vào trách nhiệm, năng lực của giáo viên.
Chính vì vậy mà kết quả thi THPT quốc gia của trường THPT Phan Thúc Trực từ năm học 2017-2018 trở về trước không cao, chưa tương xứng với tiềm lực của đội ngũ giáo viên, năng lực của học sinh, nguyện vọng, yêu cầu của học sinh, phụ huynh, truyền thống hiếu học của địa phương và sự quan tâm về giáo dục của nhân dân trong khu vực. Mặc dù trường THPT Phan Thúc Trực có đội ngũ chuyên môn mạnh, có nhiều điểm thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng dạy học cũng như thi THPT quốc gia, nhưng chất lượng giáo dục lại thường xếp sau các trường THPT ở Yên Thành. Trong 3 năm liền (năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018) trường THPT Phan Thúc Trực không có học sinh nào được UBND tỉnh Nghệ An vinh danh khen thưởng về thành tích thi THPT Quốc gia. Năm 2018 môn Lịch sử trường xếp thứ 54 của Tỉnh.
Năm học | Điểm trung bình môn Sử cả nước | Điểm trung bình môn Sử của trường | Vị thứ so với các trường THPT của
tỉnh |
Số học sinh >=9 |
2017-2018 | 3.8 | 4.7 | 50 | 2 |
2018-2019 | 4.3 | 4.5 | 54 | 5 |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]