SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ (4-5 tuổi) thông qua hoạt động ngoài trời
- Mã tài liệu: BC3024 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 978 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Đặng Thị Hải Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Sơn Trà |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Đặng Thị Hải Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Sơn Trà |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ (4-5 tuổi) thông qua hoạt động ngoài trời” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1:Khảo sát tính tích cực của trẻ
Biện pháp 2:Rèn nề nếp thói quen cho trẻ
Biện pháp 3:Lập kế hoạch cho hoạt động ngoài trời
Biện pháp 3:Tạo môi trường cho trẻ hoạt động khoa học
Biện pháp 5:Đa dạng các đồ chơi ngoài trời
Biện pháp 6:Sưu tầm các bài đồng dao, ca dao, câu đố
Biện pháp 7:Phối kết hợp với các bậc phụ huynh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | NỘI DUNG | TRANG |
Mục lục | ||
1 | Mở đầu | |
– | Lý do chọn đề tài | |
– | Mục đích nghiên cứu | |
– | Đối tượng nghiên cứu | |
– | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1 | Cơ sở lý luận | |
2.2 | Thực trạng | |
2.2.1 | Thuận lợi | |
2.2.2 | Khó khăn | |
2.3 | Các giải pháp biện pháp | |
Biện pháp 1 :Khảo sát tính tích cực của trẻ | ||
Biện pháp 2 :Rèn nề nếp thói quen cho trẻ | ||
Biện pháp 3 :Lập kế hoạch cho hoạt động ngoài trời | ||
Biện pháp 3:Tạo môi trường cho trẻ hoạt động khoa học | ||
Biện pháp 5 :Đa dạng các đồ chơi ngoài trời | ||
Biện pháp 6 :Sưu tầm các bài đồng dao, ca dao, câu đố | ||
Biện pháp 7:Phối kết hợp với các bậc phụ huynh | ||
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3 | Kết luận và kiến nghị | |
– | Kết luận | |
– | Kiến nghị |
- Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục mần non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cả việc học suốt đời. Và hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt của trẻ mầm non. Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được hình thành và phát triển nhân cách, được phát triển về nhiều lĩnh vực: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ…Mà quan trọng nhất là cháu được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt. Đây là môi trường không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động ngoài trời cho trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc.
Năm học ………Phòng Giáo Dục đã tập trung chỉ đạo thực hiện chuyên đề “phát triển vận động ” cho năm học. Vừa được học tập chuyên đề vừa được trải nghiệm qua các tiết dạy tôi thấy được sự cần thiết cho trẻ phát triển vận động và trẻ muốn vận động một cách tốt nhất thì môi trường hoạt động bên ngoài là rất cần thiết.
Từ thực trạng trên, là giáo viên mầm non được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các hoạt động hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào…và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ (4-5 tuổi) thông qua hoạt động ngoài trời để làm đề tài nghiên cứu khoa họa trong năm học này.
– Mục đích nghiên cứu
Đối với trẻ trong độ tuổi mầm non trẻ rất thích những điều mới lạ, hấp dẫn, ngộ nghĩnh, thích được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Việc cho trẻ hoạt động ngoài trời là một việc vô cùng quan trọng vì trẻ luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Qua những giao tiếp và nắm bắt đặc điểm tâm lý của trẻ tôi thấy việc phát huy được tính tích cực chủ động cho trẻ trong cuộc sống tạo tiến đề phát triển nhân cách cho trẻ . Qua hoạt động ngoài trời trẻ thõa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ.
– Đối tượng nghiên cứu
Qua việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi nhắm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và tâm hồn. Từ đó phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động ngoài trời.
– Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp vận dụng linh hoạt các phương pháp trong chương trình giáo giáo dục mầm non :
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp trải nghiệm
- Nội Dung Sáng Kiến kinh nghiệm
- . Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển một cách toàn diện cho trẻ, phải hình thành cho về nhân cách con người ban đầu cho trẻ , làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.Vì thế giáo dục mầm non đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về hoạt động ngoài trời cũng rất quan trọng và được phân bổ như hoạt động chính trong ngày. Thông qua hoạt động ngoài trời giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
A.X. Macarencơ đã cho rằng “Hoạt động vui chơi cụ thể là các trò chơi có ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ em, có ý nghĩa giống như ý nghĩa của hoạt động hợp tác và sự phục vụ của người lớn. Vậy khi còn nhỏ trẻ chơi như thế nào thì khi lớn lên sẽ hình thành cho trẻ phần nào kĩ năng sống. Do đó việc giáo dục những nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên từ hoạt động vui chơi”. Tù đó chúng ta thấy được hoạt động vui chơi của trẻ vô cùng có ý nghĩa đặc biệt là những hoạt động ngoài trời .
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]