SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong các hoạt động
- Mã tài liệu: BC3037 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 786 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong các hoạt động” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập theo hướng mở là điều kiện cần thiết tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động tích cực.
Biện pháp 2: Linh hoạt làm mới hình thức tổ chức hoạt động học. Khuyến khích tính tự giác, chủ động tích cực ở trẻ.
Biện pháp 3: Thiết kế nhiều hoạt động nhằm phát huy tính tích cực ở mỗi cá nhân trẻ.
Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.
Biện pháp 5: Đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong hình thức nêu gương vào chiều thứ sáu.
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Vâng! Đúng như vậy trẻ em là niềm vui niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai tươi sáng của xã hội. Mục tiêu giáo dục đặt ra ở lứa tuổi mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, hình thành những yếu tố đầu tiên của con người. Vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức của gia đình và xã hội, mà đặc biệt là đội ngũ giáo viên mầm non, người trực tiếp giáo dục trẻ, và được xem là người đặt nền móng đầu tiên, là yếu tố quyết định và hình thành nhân cách cho trẻ, đòi hỏi họ phải có những kiến thức, kỹ năng và phương pháp dạy học phù hợp theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo, phát huy được tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, kích thích động cơ bên trong của trẻ, đồng thời tác động trực tiếp đến tình cảm của trẻ, đem lại niềm vui sự hứng thú cho trẻ, trẻ phát triển các kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tiếp cận và hòa nhập, thích ứng vào cuộc sống, phát triển những phẩm chất cá nhân như: Tính kiên trì, lòng nhẫn nại, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể.
Muốn thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng, ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho trẻ ăn, trẻ ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động, trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
Tuy nhiên từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành thì trẻ em phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ này là sự tiếp theo của thời kỳ trước và chuẩn bị cho thời kỳ sau. Trẻ mầm non là thời kỳ đầu tiên của con người, phát triển rất đặc biệt với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí quan trọng là đặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách mai sau. Chính vì vậy mà người lớn đặc biệt là người giáo viên mầm non và cũng chính là người dẫn dắt trẻ ở những bước chập chững đầu đời, phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp cho tất cả các hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng mà nền giáo dục hướng tới.
Vậy thì ngay từ tuổi mầm non, trẻ cần phải được dạy như thế nào? Làm thế nào để trẻ phát huy được tính tích cực chủ động đây là một câu hỏi đặt ra cho tất cả các giáo viên mầm non chúng ta? Vì thế việc rèn luyện cho trẻ có được một tính cách mạnh dạn, tự tin là rất quan trọng và cần thiết. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tham gia vào các hoạt động tập thể. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tự tin trước đám đông và tự xử lý các tình huống. Trẻ mạnh dạn khiến cha mẹ yên tâm và là tố chất thiết yếu cho những thành công của trẻ trong tương lai. Đây cũng chính là mục tiêu của phương pháp dạy học „ Lấy trẻ làm trung tâm” của bậc học mầm non. Không chỉ dạy trẻ kiến thức mà dạy trẻ kỹ năng sống, dạy trẻ biết cách xử lý chủ động trong các tình huống.
Song trong thực tế. Trẻ tự kỷ, nhút nhát, kém mạnh dạn, tự tin trước đám đông ngày càng nhiều, đa số trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo, điều đó đặt ra cho các cô giáo làm thế nào giúp các bé mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè và người lớn? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm tòi, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động không phải đơn giản là cung cấp kiến thức mà phải làm sao để trẻ nói lên được ý kiến của trẻ và phải tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ nhanh và biết bảo vệ ý kiến, tìm các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong tư duy, mạnh dạn, tự tin điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài :“ Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong các hoạt động” nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vấn đề này với mục đích là để tìm ra những biện pháp tốt nhất áp dụng linh hoạt vào tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài áp dụng đối với trẻ mẫu giáo Nhỡ B2 Trường mầm non Thọ Xương..
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp thực hành, trải nghiệm
– Phương pháp quan sát và đánh giá
PHẦN II: NỘI DUNG SKKN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thực hiện chương trình GDMN hiện nay với phương pháp dạy học: “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong các hoạt động của trẻ.Thông qua các hoạt động trẻ được trải nghiệm, được khám phá, tìm tòi sáng tạo, được tự do giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia sẽ, dễ dàng tiếp thu kiến thức, nhằm tăng thêm vốn kinh nghiệm, đã được giáo viên vận dụng để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhưng theo các nhà nghiên cứu đã kết luận, kỹ năng nói có liên hệ mật thiết đến sự nhút nhát và thiếu tự tin của con người. Đứa trẻ không thể tự tin và thể hiện nhu cầu mong muốn của mình với người lớn. Cảm giác lo lắng và sợ hãi là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh nghiệm mới và tránh khỏi những nguy hiểm.Trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú.
Mọi người thường nghĩ rằng trẻ con đầy niềm vui và vô tư. Thật ra, trẻ dù nhỏ nhưng cũng những mối lo lắng và đôi khi bị tress, có thể do những nguyên nhân từ bên ngoài, từ gia đình, bè bạn hay ở lớp học, hoặc từ chính cơ thể trẻ. Có thể nhận ra trẻ bị tress qua những biểu hiện hàng ngày, những thay đổi hành vi trong thời gian ngắn, chẳng hạn như mút tay, xoắn tóc, ngoáy mũi, hay thậm chí là tè dầm. Tress có thể làm trẻ lãnh đạm hoặc nhút nhát hơn.
Một lý do nữa cũng tương đối phổ biến là việc trẻ em ngày nay được bao bọc quá kỹ khiến trẻ đánh mất sự tự tin về khả năng của bản thân. Trẻ thường bị động trong giao tiếp. Vậy giáo viên là người tạo cơ hội, tổ chức môi trường, tạo điều kiện phù hợp và thuận lợi, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó chính là những yếu tố cần thiết của con người trong thời đại phát triển, đặc biệt là tính tích cực của trẻ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]