SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển khả năng vẽ của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
- Mã tài liệu: BC3089 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 978 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển khả năng vẽ của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” triển khai các biện pháp như sau:
GP 1: Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và phát huy cho những trẻ có năng khiếu về thể loại vẽ
GP 2. Tạo môi trường hoạt động để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ
GP 3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động vẽ
GP 4. Tích hợp vào các môn học khác
GP 5. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để khẳng định giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện về mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực và sáng tạo
Có thể nói rằng, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Bởi hoạt động này đã giúp trẻ được thử sức mình, thể hiện những ước mơ của mình qua cái nhìn và sự tưởng tượng trong ánh mắt trẻ thơ. Đó là trẻ được tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh mọi vật, cỏ cây, hoa lá, con người, quê hương, đất nước…Những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gợi cho trẻ những cảm xúc, tình cảm tích cực. Thông qua đó, trẻ được trải nghiệm và tích lũy vốn sống, có ý thức và mong muốn thể hiện cái đẹp, giúp trẻ có những kinh nghiệm sáng tạo về nghệ thuật, qua đó hình thành năng khiếu thẩm mỹ ở trẻ. Hoạt động tạo hình còn hình thành ở trẻ những kỹ năng đơn giản như tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, phát triển sự khéo léo phối hợp giữa mắt và tay. Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ, chú ý có chủ định và tri giác đồ vật, rèn tính kiên trì, sáng tạo và khả năng đánh giá, sự đánh giá. Đồng thời góp phần chuẩn bị về tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, giáo dục ở trẻ lòng ham muốn nhận thức, ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và điều khiển hành vi của mình thực hiện tốt các hoạt động ở trường mầm non. Từ đó hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát triển khả năng vẽ của trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao nhận thức cho bản thân về môn học tạo hình
Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp dạy trẻ nhằm nâng cao kĩ năng, kiến thức cho trẻ thực hiện tốt hoạt động tạo hình thể loại vẽ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nhằm phát triển khả năng vẽ của trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
– Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh trên lớp
– Phương pháp thực hành, luyện tập
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp phân tích tổng hợp
– Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinhh nghiệm:
Hoạt động tạo hình của trẻ được coi là hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật nhưng chưa thực thụ. Bởi quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Mối quan tâm chính của trẻ là tập trung vào sự thể hiện biểu cảm chứ chưa phải là hình thúc nghệ thuật thực sự của tác phẩm. Do tính không chủ định của trẻ mà trong quá trình tạo hình trẻ chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ thường nảy sinh một cách tình cờ. Trẻ chỉ quan tâm đến việc “Vẽ cái gì” chứ không phải “vẽ như thế nào”, trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả, trẻ vẽ những gì trẻ thấy, trẻ biết, trẻ nghĩ theo cách cảm nhận của trẻ thơ chứ chưa hẳn là những gì giống như cái mà chúng ta nhìn thấy.
Đặc biệt trong giờ học vẽ thể loại “đề tài”. Trong mỗi đề tài dạy vẽ cho trẻ, đều mang những nội dung phong phú khác nhau, mô phỏng về thế giới xung quanh trẻ, mang lại cho trẻ những hình ảnh tươi đẹp trong cuộc sống. Trẻ hiểu và tái tạo lại những hình ảnh đẹp của quê hương, đất nước, những cảnh vật của thiên nhiên.Trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù là các họa tiết đơn giản như ngôi nhà, cây xanh, bông hoa, mưa, ông mặt trời….Thông qua các bài vẽ mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự khi trẻ tạo ra được một sản phẩm và giúp trẻ thể hiện được ước mơ, được tìm hiểu, được vẽ, được sáng tạo một cách chủ động.
Như vậy, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với những gì quen thuộc và tâm sinh lý trẻ đang trên đà phát triển mà môn tạo hình (đặc biệt thể loại vẽ) có giá trị giáo dục rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, nhất là phát triển năng khiếu thẩm mỹ. Vì vậy việc đưa thể loại vẽ đến trẻ rất khó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức nhất định về phương pháp cũng như năng khiếu thẩm mỹ, cần có những biện pháp và lựa chọn các đề tài sao cho phù hợp với lứa tuổi, mang đến sức hấp dẫn, mới lạ nhưng phải có tính giáo dục cao và hàm chứa tính thẩm mỹ nghệ thuật đúng với mục đích, ý nghĩa của môn học trong việc giáo dục trẻ mầm non.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
*) Thuận lợi
Trường mầm non Đông Sơn nằm trên địa bàn có bề dày trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên thường xuyên được tiếp cận và bồi dưỡng kịp thời chương trình Giáo dục mầm non mới.
– Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, ban chất lượng chuyên môn tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi thực hiện tốt đề tài này.
– Được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, nhận thức sâu sắc về ngành học mầm non nói chung cũng như bộ môn tạo hình của trẻ nói riêng.
– Bản thân được tham gia học các lớp chuyên đề, học bồi dưỡng thường xuyên do Phòng giáo dục tổ chức và được tham gia các hội thi do trường và thành phố tổ chức đề bồi dưỡng chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm, được chị em đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ, góp ý về chuyên môn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]