SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm xúc xã hội cho học sinh trường thpt trong giai đoạn hiện nay
- Mã tài liệu: MP1238 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 563 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 80 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Thủy |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 80 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Thủy |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm xúc xã hội cho học sinh trường thpt trong giai đoạn hiện nay”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1.1. Hình thành cho học sinh thói quen đọc sách, giới thiệu sách
3.1.2 Hình thành cho học sinh thói quen chia sẻ cảm xúc, sự quan tâm mỗi ngày
3.1.3 Hình thành cho học sinh thói quen thiết lập mục tiêu
3.1.4. Tạo góc nhỏ bình tâm trong lớp
3.1.5 Kết nối cùng gia đình học sinh
3.1.6 Tổ chức đón chào các ngày lễ
3.1.7 Tổ chức sinh hoạt, thảo luận theo các chủ đề được quan tâm
3.1.8 Tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoài giờ lên lớp, hoạt động thiện nguyện
3.1.9 Lồng ghép nội dung trong các môn học
3.1.10 Hướng dẫn học sinh tham gia các lễ hội dân gian
3.1.11 Hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động tại cộng đồng dân cư
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
- Đứng trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, mỗi cá nhân cần phải được trang bị nhiều kĩ năng thiết yếu để có thể tạo nên hiệu quả khác biệt trong công việc và có thể thành công. Và để đi đến thành công theo quan niệm của số đông thể hiện được năng lực của bản thân, tạo lập được giá trị với mọi người… thì rất cần nhiều yếu tố như: môi trường xã hội, hoàn cảnh gia đình, trí tuệ, nhân cách, cơ hội, bản lĩnh, ý chí… Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì có 2 chỉ số có tính chất quyết định đó là chỉ số IQ (trí thông minh, khả năng tư duy, suy luận, lập kế hoạch…) và chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc, khả năng tưởng tượng, sáng tạo, khả năng kiểm soát/ điều tiết cảm xúc, kỹ năng giao tiếp xã hội…). Trong chỉ số EQ thì cảm xúc xã hội ngày càng được quan tâm.
- Năng lực cảm xúc xã hội (Social Emotional) viết tắt là (SEL) là tập hợp các năng lực giúp con người biết cách giải quyết các xung đột, biết cách xử ứng xử với chính mình, với người khác, với các mối quan hệ và hoạt động một cách hiệu quả, để sống hạnh phúc, thành công. Năng lực cảm xúc xã hội tập trung vào cơ thể và tâm trí của học sinh, nó giảm bớt những căng thẳng về mặt cảm xúc cho người học, tức là nó tiếp cận từ phía bên trong, nhằm tạo ra một sự tích cực bên trong của người học. Năng lực cảm xúc xã hội là một trong những vấn đề khá mới mẻ ở trên thế giới và ở Việt Nam, được quan tâm từ những năm cuối của thế kỷ XX.
- Năng lực cảm xúc xã hội có một vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập, công việc, quá trình hoàn thiện nhân cách và sự phát triển của mỗi người. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội giúp học sinh (HS) phát triển được những mối quan hệ tích cực và tránh được những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn.
Đối với công việc của mỗi người, 6/10 kỹ năng quan trọng nhất của tương lai liên quan đến năng lực cảm xúc xã hội. Đối với thành tựu cả đời, năng lực cảm xúc xã hội và trí tuệ cảm xúc là yếu tố lớn nhất quyết định thành công của một người. Đối với xã hội, về lâu dài, giáo dục năng lực cảm xúc xã hội tạo ra khác biệt tốt hơn cho nhiều lĩnh vực chung của toàn xã hội.
- Năng lực cảm xúc xã hội có vai trò quan trọng như vậy nên việc giáo dục để HS phát triển được các năng lực cảm xúc xã hội là một việc rất cấp thiết. Hoạt động này hướng đến nhiều nội dung: hướng dẫn để HS có được những kĩ năng để nhận ra và quản lí những cảm xúc; hình thành và phát triển sự quan tâm và chăm sóc đến người khác; có trách nhiệm khi đưa ra những quyết định; thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp và giải quyết các tình huống tiềm ẩn nhiều thử thách một cách hiệu quả nhất. Hay có thể nói một cách ngắn gọn là giáo dục năng lực cảm xúc xã hội chính là giáo dục các kĩ năng để người học có thể kiểm soát bản thân, hành xử tích cực với người khác và đưa ra những quyết định có trách nhiệm. Việc phát triển năng lực này được thực hiện ở nhà trường, cộng đồng, gia đình trong đó trường học đóng một vai trò rất quan trọng. Trường học là môi trường mà ở đó có mối quan hệ tích cực với giáo viên (GV) của HS, HS nhận thấy được rằng chúng đều được tôn trọng, hỗ trợ và đánh giá cao bởi những người GV của mình.
- HS THPT có những đặc điểm khá phức tạp về tâm sinh lý. Ở lứa tuổi này các em đang hình thành thế giới quan, xu hướng nghề nghiệp, tìm hiểu bản thân, như cầu giao tiếp và nhu cầu khẳng định chính mình. Đặc điểm đó lại càng trở nên phức tạp trong giai đoạn mà cách mạng khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Sự tăng cường kết nối, mạng xã hội phát triển, sự phát triển của nền kinh tế, thế giới mở, quan điểm sống có nhiều thay đổi… đã tác động không nhỏ đến học sinh lứa tuổi THPT. Chính điều đó khiến cho cảm xúc xã hội của lứa tuổi từ 15 -18 phát triển nhiều, có khi phát triển theo chiều hướng tiêu cực, lệch chuẩn. Điều đó đã đem lại tâm lí hoang mang cho những người quan tâm bởi sự phát triển các mặt như nhận thức, tình cảm, ý chí… ở giai đoạn này rất phức tạp và đặc biệt quan trọng. Giai đoạn học THPT mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn cho hoạt động giáo dục để phát triển các năng lực cần thiết cho các em. Nếu gia đình, nhà trường có những tác động đúng mực, kích thích sự lĩnh hội và phát triển các năng lực cảm xúc xã hội, sẽ khiến các em trở nên tích cực hơn trong nhận thức và hành vi, dễ dàng vượt qua được những thách thức, khủng hoảng trong giai đoạn lứa tuổi đầy biến động và thành công trong cuộc sống sau này.
- Hiện nay, giáo dục cảm xúc xã hội (SEL) đã trở nên quan trọng và quen thuộc ở nhiều nước trên thế giới. Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho thế hệ trẻ đang được các nhà nghiên cứu và giáo dục trên thế giới quan tâm bởi vai trò của nó đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, sự thành công trong học tập và cuộc sống. Không phụ thuộc vào yếu tố di truyền, năng lực cảm xúc xã hội có thể được hình thành thông qua quá trình tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng để có thể nhận dạng và quản lý cảm xúc, các kỹ năng cá nhân và thái độ quan tâm tới người khác. Và những năng lực này có thể được phát triển tại cộng đồng, nhà trường và gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề này hiện chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, đưa thực hành nội dung này tại nhà trường, trong các hoạt động giáo dục là việc làm có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên chúng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm xúc xã hội cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay”. Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm đánh giá thực trạng năng lực cảm xúc xã hội cũng như thực trạng giáo dục cảm xúc xã hội của HS tại cộng đồng, nhà trường và gia đình, từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp giúp học sinh phát triển được năng lực cảm xúc xã hội.
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lĩnh vực năng lực cảm xúc – xã hội được phát triển từ những nghiên cứu ban đầu về trí tuệ cảm xúc vào những năm cuối thế kỷ XX. Vấn đề năng lực cảm xúc xã hội là một trong những vấn đề khá mới mẻ ở trên thế giới và ở Việt Nam, được quan tâm từ những năm cuối của thế kỷ XX. Từ đó đến nay, năng lực cảm xúc xã hội vẫn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, ứng dụng nhiều trong hoạt động giáo dục để phát triển năng lực này của học sinh.
Có thể tổng hợp các nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội vào ba nhóm chính, đó là: (1) Kỹ năng sống; (2) Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence); và (3) Học tập cảm xúc – xã hội (Social – Emotional Learning, SEL).
Trong cuốn sách Trí tuệ cảm xúc của nhà NXB Lao động – Xã hội. Dịch từ Goleman, D. (1995). Emotional intelligence. Bantam Books cho rằng: Kỹ năng sống là “năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”. Kỹ năng sống được đưa vào các chương trình giáo dục cho các đối tượng từ trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên đến người lớn ở nhiều nước trên thế giới, xuất phát từ sự khởi động của các tổ chức quốc tế như UNICEF, WHO, UNESCO. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là “giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh viết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình hướng khác nhau của cuộc sống”. Hiện nay vấn đề kĩ năng sống vẫn được tiếp tục được quan tâm một cách đúng mức. Thành phần của kỹ năng sống rất phong phú, đa dạng, trong đó có những thành tố làm nên năng lực cảm xúc – xã hội, như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tương tác…
Còn thuật ngữ Trí tuệ cảm xúc được biết đến từ công trình của Salovey và Mayer cũng như của Goleman. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Trí tuệ cảm xúc là “khả năng để giám sát cảm nhận và cảm xúc của bản thân và người khác, để phân biệt chúng và để sử dụng những thông tin này vào việc hướng dẫn suy nghĩ và hành động của con người”. Theo Salovey và Mayer, trí tuệ cảm xúc bao gồm ba quá trình: (1) Nhận biết và biểu hiện cảm xúc ở bản thân và người khác; (2) Điều khiển/điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác; và (3) Sử dụng cảm xúc theo các cách thức phù hợp.
Từ những năm 1994, dựa trên các nghiên cứu về lợi ích của việc học tập cảm xúc – xã hội đối với sự thành công, sức khoẻ, hạnh phúc, mối quan hệ bạn bè và gia đình… tổ chức CASEL (Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning) đã xác định năm yếu tố về nhận thức, cảm xúc và hành vi cấu thành nên năng lực cảm xúc xã hội, bao gồm: Nhận thức bản thân (self-awareness); Làm chủ bản thân (selfmanagement); Ra quyết định có trách nhiệm (responsible decision making); Nhận thức xã hội (socialawareness); Làm chủ các mối quan hệ (relationship skills). Có thể nói ý tưởng này là một khởi thủy quan trọng để các nghiên cứu về sau của năng lực cảm xúc xã hội được phổ biến và khai thác.
Tổ chức Every Hour Counts (2014) xây dựng mô hình năng lực cảm xúc – xã hội như một tiêu chí đánh giá kết quả tác động của các chương trình cho thanh thiếu niên. Trong quá trình phát triển mô hình, Every Hour Counts đã xem xét các kết quả nghiên cứu liên quan để xác định một tập hợp các kỹ năng giáo dục, xã hội và cảm xúc quan trọng nhất có thể dẫn đến thành công của học sinh. Họ đã xác định được ba yếu tố chính trong năng lực cảm xúc – xã hội: Gắn kết tích cực, phát triển các kỹ năng và niềm tin tích cực và cam kết học vấn cao. Có thể nói đây cũng là một thành quả nghiên cứu khá quan trọng đóng góp cho việc nghiên cứu ban đầu về năng lực cảm xúc – xã hội.
Học tập cảm xúc – xã hội (SEL) là xu hướng mới được phát triển trên thế giới trong thế kỷ XXI, tập trung vào việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh các lứa tuổi khác nhau. Năng lực cảm xúc – xã hội (social-emotional competence) là tập hợp các năng lực giúp con người biết cách ứng xử với chính mình, với người khác, với các mối quan hệ và hoạt động một cách hiệu quả.
Ở Việt Nam, kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống, giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội, các nhà nghiên cứu và số đông các nhà giáo dục. Các chương trình giáo dục kỹ năng sống đã được triển khai trong các trường học với nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ngày càng phong phú, đa dạng và bước đầu đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tương tự, các nghiên cứu về thực trạng trí tuệ cảm xúc của các nhóm khách thể khác nhau cũng đã được thực hiện, các chương trình phát triển trí tuệ cảm xúc cho HS cũng đã được triển khai. Thế nhưng hầu như chưa có hoặc có rất ít các đề tài đi sâu vào nghiên cứu năng lực cảm xúc – xã hội. Trong khi đó, nhiều người đã nhận thấy hiệu quả tích cực của việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần, khả năng giải quyết vấn đề cũng như chất lượng các hoạt động và thành tích học tập của HS.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]