SKKN Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3025 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 812 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Bùi Thị Ngọc Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ngũ Hành Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Bùi Thị Ngọc Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ngũ Hành Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện Pháp 1: Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ.
* Biện Pháp 2. Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp chủ điểm và lứa tuổi của trẻ
* Biện Pháp 3. Chuẩn bị lời đồng dao, địa điểm, đồ dùng đồ chơi, trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
* Biện Pháp 4. Tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với từng hoạt động
* Biện Pháp 5. Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi và chú ý đến trẻ cá biệt, chậm phát triển
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Cho phép tôi nêu lên lý do chọn đề tài bằng những lời ca trong bài hát “ Ngày ấy đâu rồi”: “ Tôi yêu quê hương, xanh xanh tuổi thơ, thả diều, đá bóng, bắt cá giữa đồng…”
Sinh ra và lớn lên ở một vùng thôn quê tuổi thơ tôi lớn lên từ những trò chơi dân gian như: “ Thả đĩa ba ba, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm, rồng rắn lên mây, oẳn tù tì”…
Đối với trẻ em trò chơi dân gian với chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được lựa chọn, được chia sẻ với bạn bè. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở.
Đối với trẻ mầm non chơi là hoạt động chủ đạo bởi trẻ mầm non “ Học bằng chơi, chơi mà học”, thông qua chơi trẻ được trải nghiệm, tương tác với bạn bè, nắm bắt được những quy tắc nhất định của trò chơi từ đó giúp trẻ có thêm kinh nghiệm, kiến thức giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện.
Ý nghĩa của trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng là vậy. Song trong thực tế ngày nay tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đã và đang len lõi vào cuộc sống của những người dân nông thôn, trên mọi miền đất nước. Dần dần thay thế cho bối cảnh xã hội hiện đại thì ngày càng có nhiều trẻ em không được chơi và biết đến các trò chơi dân gian, trò chơi của những tuổi thơ ngày trước đang bị mai một và lãng quên. Các trò chơi điện tử sinh động, kỳ thú dần thay thế cho những trò chơi dân gian. Vậy làm thế nào để tổ chức các trò chơi dân gian hấp dẫn thu hút trẻ. Đây là 1 câu hỏi khó khiến tôi luôn trăn trở và miệt mài nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất.
Năm học ………, tôi được nhà trường phân công đứng lớp 4-5 tuổi. Trước thực trạng này tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi”. Góp phần giữ gìn và bảo vệ các trò chơi dân gian bởi đó chính là nét văn hóa bản sắc dân tộc Việt nam.
- Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm đưa ra 1 số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non Định Tăng.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào việc tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động hàng ngày của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường Mầm Non Định Tăng.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế trên trẻ.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp thực nghiệm
- Nội dung.
- Cơ sở lý luận.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng đân tộc học Việt Nam cho rằng: “ Cuộc sống đới với trẻ em không thể thiếu được những trò chơi dân gian, không đơn thuần là 1 trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả 1 nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tầm hồn trẻ thơ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước”.
Dưới góc độ giáo dục, các trò chơi dân gian có thể được chia thành 4 nhóm chính: nhóm trò chơi vận động giúp phát triển sức khỏe thể chất như “ Bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây…;” nhóm trò chơi học tập cho trẻ em quan sát, tính toán như các loại cờ, ô ăn quan, giải đố…;nhóm trò chơi mô phỏng hành động của người lớn như xây nhà, mua bán…; nhóm trò chơi sáng tạo giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sự khéo léo và khiếu thẩm mĩ như làm con vật từ lá cây, nặn đất.
Trò chơi dân gian sinh ra từ làng quê nông thôn Việt Nam nên nó cũng mang những đặc trưng của vùng nông thôn như: Trò chơi dân gian không cầu kì về đồ chơi hoặc không cần có đồ chơi, trò chơi dân gian thường cần một khoảng không gian rộng lớn.
Với những đặc trưng về cơ sở lý luận như trên giúp tôi đưa ra những biện pháp lôgic sát thực trong đề tài nghiên cứu của mình.
- Thực trạng của vấn đề.
- Thuận lợi.
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo địa phương, nhà trường luôn được quan tâm đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường có khuôn viên đẹp, phù hợp, sân chơi rộng rãi và nhiều bóng mát rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trẻ học tập, vui chơi và đặc biệt là khi hướng dẫn và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
Năm học ………bản thân được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 tuổi N3 (với tổng số 40 học sinh), đồng thời đảm nhiệm công tác kiêm nhiệm là tổ phó chuyên môn nhà trường. Dưới sự quan tâm, dìu dắt của các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn, bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi kinh nghiệm, tự rèn luyện mình qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tiết dự giờ và dạy mẫu để bản thân thân làm tốt nhiệm vụ của mình.
Bản thân là người xây dựng kế hoạch chuyên môn của lớp nên nắm bắt được tâm lí của trẻ, các điều kiện thực tế của trường, của địa phương cũng như các trò chơi của địa phương để đưa vào tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy có tinh thần trách nhiệm cao tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề mến trẻ luôn khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp và luôn sưu tầm các trò chơi dân gian của địa phương.
Được phụ huynh quan tâm hỗ trợ các nguyên vật liệu dễ kiếm ở địa phương, đảm bảo an toàn cho trẻ và đảm bảo tính khoa học để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi.
b.Khó khăn.
– Trẻ địa bàn nông thôn, đa phần trẻ lớp tôi không học qua lớp nhà trẻ và khi học lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi thì đi học không đều nên khi bước vào lớp 4-5 tuổi trẻ chưa có nề nếp, thói quen học tập ở trường, ở lớp nên gây khó khăn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động.
– Đa phần ở nhà, trẻ đều được cầm điện thoại của bố , mẹ để chơi trò chơi điện tử cho bố mẹ làm việc nên chưa có cơ hội làm quen với những trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Về tài liệu của trò chơi dân gian: trên thư viện của trường mầm non Định Tăng còn hạn chế về nguồn tài liệu này và bản thân chúng tôi cũng đã cố gắng sưu tầm tài liệu các trò chơi dân gian. Tuy nhiên, trên mạng internet hay ở các tạp chí mầm non cũng có rất ít tư liệu gây khó khăn cho giáo viên trong việc sư tầm các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi và chủ điểm 1 cách phong phú.
Việc tổ chức các trò chơi dân gian thường tiến hành uqa loa đại khái ở phần hoạt động ngoài trời mà ít giáo viên đưa vào các hoạt động trên tiết học.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu trẻ không còn hứng thú.
Trong lớp còn 1 số trẻ nhút nhát, thiếu tự tin nên không hòa nhập vào chơi với các bạn trong lớp.
- Kết quả của thực trạng.
Từ thực trạng trên ngay từ đầu năm nhận lớp, bản thân đã nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm phát huy tính tích cực tham gia các hoạt động của trẻ, đầu tiên là khảo sát khả năng của trẻ với tổng 40 trẻ bằng số liệu sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]