SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng
- Mã tài liệu: BC1039 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 688 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Mai Thị Trinh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tiên Sa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Mai Thị Trinh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tiên Sa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng“ triển khai các biện pháp như sau:
1. Biện pháp 1: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ.
2. Biện pháp 2: Tích cực làm đồ dùng đồ chơi rối, trang phục, mô hình, học cụ… hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ.
3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với văn học.
4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
5. Biện pháp 5: Ứng dụng CNTT vào trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
6. Biện pháp 6: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mọi lúc mọi.
7. Biện pháp 7: Công tác phối kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
Mục lục | |
1. Mở đầu | |
I. Lý do chọn đề tài | |
II. Mục đích nghiên cứu | |
III. Đối tượng nghiên cứu | |
IV. Phương pháp nghiên cứu. | |
B. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm | |
I. Cơ sở lý luận | |
II. Thực trạng nghiên cứu | |
1. Thuận lợi | |
2. Khó khăn | |
3. Kết quả thự trạng | |
III. Các giải pháp thực hiện | |
1. Biện pháp 1: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ | |
2. Biện pháp 2: Tích cực làm đồ dùng đồ chơi rối, trang phục, mô hình, học cụ… hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ. | |
3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với văn học. | |
4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. | |
5.Biện pháp 5: Ứng dụng CNTT vào trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học. | |
6. Biện pháp 6: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mọi lúc mọi. | |
7. Biện pháp 7: Công tác phối kết hợp với phụ huynh. | |
IV. Hiệu quả | |
C. Kết luận và kiến nghị. | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, vì vậy việc quan tâm, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ chung mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho việc giáo dục con người mới trong tương lai. Trường mầm non là môi trường thuật lợi nhất cho việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách ban đầu, cũng như phát triển các lĩnh vực giáo dục của trẻ.
Muốn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt, phát triển cân đối, hài hoà về mọi mặt thì nhà giáo dục phải tác động đến trẻ từ nhiều phía, bằng nhiều hình thức, thủ thuật, phương pháp khác nhau như tổ chức và thực hiện tốt, đầy đủ ba nội dung lớn đó là chăm sóc trẻ khoẻ mạnh thực hiện cân – đo – khám sức khoẻ đúng theo định kỳ, được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ. Công tác nuôi dưỡng tốt chế biến thực phẩm theo đúng độ tuổi, ăn đủ chất, đủ lượng, đảm bảo định lượng Klo theo quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt, sáng tạo, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình, xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, xác định mục đích về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của địa phương. Trẻ được tham gia vào các hoạt động chơi – tập có chủ định như làm quen với HĐ tạo hình, âm nhạc, thể chất, HĐ với Đồ vật…và tổ chức các chế độ, thời điểm trong ngày của trẻ như hoạt động góc, hoạt động đi dạo, đi thăm, hoạt động các ngày hội, ngày lễ…vv
Với nhiều nội dung và bằng mọi hình thức, phương pháp khác nhau, giáo viên thông qua đó cung cấp, hình thành và củng cố, khắc sâu cho trẻ những kiến thức khoa học đơn giản, những biểu tượng chính xác, đúng đắn về mọi sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ. Qua đó trẻ được khám phá, trải nghiệm, phát triển năm giác quan của trẻ, như khả năng nghe, nhìn, sờ nắm, ngửi, nếm, phát triển ý thức, nhận thức và ghi nhớ có chủ định, làm giàu vốn từ , những mối quan hệ, tình cảm, giao tiếp ứng xử, kinh nghiệm sống ở trẻ, đồng thời giúp trẻ mở rộng vốn từ, phát âm chính xác và diễn đạt ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc những suy nghĩ, hiểu biết của mình, qua đó giáo dục trẻ biết cảm nhận về cái đẹp, cái hay, cái tốt, cái thiện của môi trường xung quanh, trẻ thích hướng tới cái đẹp, cái thiện và thích làm ra cái đẹp, giáo dục cho trẻ có thái độ đúng đắn với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ và có mối quan hệ, tình cảm, đoàn kết, gần gũi biết quan tâm , tôn trọng, yêu thương ông, bà, bố, mẹ, cô giáo và các bạn …vv
Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ nó”.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò vô cùng quan trọng: Là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ nhận biết được các sự vật, hiện tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, ngôn ngữ còn giúp trẻ hình thành những cảm xúc tích cực.
Ngôn ngữ cũng chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể hiểu trẻ, chăm sóc trẻ, giáo dục trẻ và ngược lại ngôn ngữ cũng giúp trẻ hiểu được lời nói của mọi người để thực hiện các yêu cầu trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Ngôn ngữ còn là một trong những điều kiện rất quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện đồng thời ngôn ngữ cũng góp phần to lớn trong quá trình hình thành nhân cách.
Ngôn ngữ còn có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trước hết ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Bởi vì sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi các cháu lĩnh hội những tri thức về sự vật hiện tượng xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ. Chính vậy ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội các tri thức thông qua giáo dục có mục đích, có hệ thống nhằm hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, cũng như phát triển các lĩnh vực giáo dục trong hoạt động của trẻ.
Xác định được ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ như vậy. Nên tôi rất băn khoăn, làm thế nào để lựa chọn được nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và phù hợp với lứa tuổi, để giúp trẻ tăng thêm vốn từ, hiểu được nghĩa của từ, biết cách sử dụng từ và phát âm chính xác hơn, chuẩn hơn. Thực tế trẻ ở nhóm tôi vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn. Do đó việc phát triển làm giàu vốn từ cho trẻ, dạy trẻ nói lưu loát, phát âm đúng, rõ lời, có kĩ năng trả lời một số câu hỏi, hiểu được yêu cầu đơn giản bằng lời nói là một điều rất quan trọng. Là giáo viên chủ nhiệm nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi, nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Với tất cả lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi” với mong muốn góp sức nhỏ bé của mình trong việc hình thành và phát triển nhân cách ban đầu và nâng cao chất lượng toàn diện về các lĩnh vực giáo dục cho trẻ.
- Mục đích nghiện cứu:
– Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện về các lĩnh vực giáo dục cho trẻ. Đặc biệt là lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]