SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng
- Mã tài liệu: BC1040 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 774 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Trần Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Xuân Thu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Trần Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Xuân Thu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng“ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2.3.2 Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định.
2.3.3 Biện pháp 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập ở các góc chơi và mọi lúc, mọi nơi.
2.3.4 Biện pháp 4: Lựa chọn câu hỏi cho phù hợp với đối tượng trẻ
2.3.5 Biện pháp 5: Sử dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2.3.6 Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua phối hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | NỘI DUNG | TRANG |
Mục lục | ||
1 | MỞ ĐẦU | |
1.1 | Lý do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | NỘI DUNG | |
2.1 | Cơ sở lý luận. | |
2.2 | Thực trạng của vấn đề | |
2.2.1 | Thuận lợi | |
2.2.2 | Khó khăn | |
2.2.3 | Khảo sát chất lượng đầu năm học | |
2.3 | Giải pháp thực hiện | |
2.3.1 | Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. | |
2.3.2 | Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định. | |
2.3.3 | Biện pháp 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập ở các góc chơi và mọi lúc, mọi nơi. | |
2.3.4 | Biện pháp 4: Lựa chọn câu hỏi cho phù hợp với đối tượng trẻ | |
2.3.5 | Biện pháp 5: Sử dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ. | |
2.3.6 | Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua phối hợp với phụ huynh. | |
2.4 | Hiệu quả đạt được: | |
3 | KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Kiển nghị | |
Danh mục tài tiệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ, tạo ra thế hệ con người Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ cũng như đạo đức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ, phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi vì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh ngiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai.{1}
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. “Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy”, và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ. Trong giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giúp trẻ trở thành những con người phát triển: thể chất, nhận thức, thẩm mĩ, kĩ năng, tình cảm xã hội và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người {2}
Ngôn ngữ nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp của con người. Điều đó có nghĩa là việc trẻ cần giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không được thường xuyên nói chuyện, không thường xuyên giao lưu với người khác thì trẻ sẽ không có nhiều vốn từ ngữ, cũng như không biết cách biểu đạt những mong muốn của bản thân mình bằng lời nói, mà chỉ bằng hành động. Vì vậy muốn ngôn ngữ của trẻ phát triển, thì cô giáo phải luôn dạy trẻ phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Thông qua hoạt động chơi tập như: Truyện, thơ, nhận biết tập nói, âm nhạc, hoạt động với đồ vật… và dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi và qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ hiểu biết hơn, thích khám phá mọi sự vật hiện tượng về thế giới xung quanh giúp trẻ phát triển tư duy. Ngoài ra để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi thì một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “vốn từ” đó một cách thành thạo. {2}
Xuất phát từ tư duy của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là tư duy trực quan, khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện, trẻ hay bắt chước những cử chỉ, lời nói của người khác. Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để phát triển toàn vẹn nhân cách cho trẻ, trong đó vai trò của cô giáo và hoạt động tích cực của từng cá nhân trẻ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng. Song để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thì cô giáo mầm non phải làm gì? Làm thế nào để dạy trẻ phát âm chuẩn? cung cấp vốn từ phong phú cho trẻ? Khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ cô giáo đã phát huy được tính tích cực chưa? Có tạo điều kiện cho trẻ luyện tập khả năng nói, phát âm chính xác không? Sử dụng đúng từ để diễn đạt ý nghĩ của mình trong các tình huống khác nhau chưa?… vô vàn câu hỏi đặt ra. Là cô giáo mầm non người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa“ với mong muốn trẻ có ngôn ngữ để giao tiếp và học tập tốt hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài này tìm ra những biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát âm chuẩn, chính xác và có vốn từ phong phú. Hiểu được ý nghĩa các từ, nói đủ câu, đủ ý và mạnh dạn tự tin trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, mạch lạc.
Tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung trẻ nhà trẻ nói riêng.
Bản thân có thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng 2 nhóm phương pháp sau:
*Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
– Phương pháp điều tra. Điều tra các thông tin liên quan đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ
– Phương pháp quan sát: Quan sát qua các hoạt động ghi chép vấn đề liên quan đến phát triển ngôn ngữ để có biện pháp giáo dục phù hợp.
– Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Giúp trẻ phát âm chuẩn, chính xác, diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Xây dựng thiết kế các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng gắn liền với nguồn gốc và sự phát triển, sự tồn tại của loài người, Ngôn ngữ là phương tiện để con người hiểu nhau, trao đổi thông tin qua lại với nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. Để có được ngôn ngữ phong phú chính xác phải phát triển lời nói và hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ theo một quá trình ngay từ nhỏ.{3}
Xưa ông cha ta có câu “Thỏ thẻ như trẻ lên ba” “Trẻ lên ba, cả nhà học nói” câu tục ngữ trên nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn ngữ của trẻ ở năm thứ 3, vì thời điểm này khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước. Rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi là viên gạch đầu tiên của nền móng giáo dục mầm non là một quá trình liên tục và có hệ thống. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này là cả một quá trình liên tục và có hệ thống. Đây là câu hỏi đặt cho
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]