SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện
- Mã tài liệu: BC1038 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 679 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Dương Thị Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Nhân Ái |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Dương Thị Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Nhân Ái |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện“ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học cụ phong phú, sáng tạo thu hút sự chú ý của trẻ
2.3.2. Sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại phù hợp như: micro cài, máy chiếu…
2.3.3. Khai thác, nghiên cứu kỹ đề tài.
2.3.4. Tổ chức hoạt động kể chuyện nhẹ nhàng, hình thức giới thiệu bài phong phú, sáng tạo phù hợp
2.3.5. Sắp xếp, bố trí môi trườnghoạt động hợp lý, khoa học
2.3.6. Tích hợp các môn học thông qua giờ kể chuyện
2.3.7. Ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi và phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
“ Non sông việt Nam có được trở nên vẻ vang hay không, Dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Câu nói của Hồ Chủ Tịch đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận, cho nối tiếp những thế hệ mầm non – những chủ nhân tương lai của đất nước, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm cao để thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khoẻ mạnh có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo, vì thế ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lại sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang đó. Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non là phát triển và hình thành nhân cách tốt cho trẻ, việc phát triển ngôn ngữ tốt cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như : Môn toán, môn tạo hình, chữ cái, môn âm nhạc …đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học thông qua hoạt động kể chuyện ở lứa tuổi nhà trẻ, là tạo môi trường để trẻ tham gia nhiều hoạt động phong phú để trẻ mạnh dạn tự tin hơn, từ đó, phát triển vốn từ luyện phát âm và là tiền đề dạy trẻ nói đúng ngữ pháp,nói mạch lạc khi sang tuổi mẫu giáo. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò đăc biệt là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng, điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người.
Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện, trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh, đặc biệt là ở trẻ từ 22 tháng tuổi và 30 tháng tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, các loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối quan hệ. Tuy nhiên, mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi còn rất hạn chế và có nét đặc trưng riêng, trẻ sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 25 – 36 tháng tuổi nói riêng, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ loại trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết các từ biểu thị về các đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Cho trẻ xem tranh, kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh. Đặt các câu hỏi cho trẻ giúp trẻ biết kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ. Ở lứa tuổi này, trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như nhà của mình, sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác nhau, thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội thiên nhiên. Có phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt sẽ tạo cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ. Thông qua kể chuyện, giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, giúp phát triển toàn diện cho trẻ .
Trong các năm gần đây, bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên vui tươi. Đồng thời, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học bằng chơi – Chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt. Chính vì vậy, nên tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng và một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện, giúp phát triển cho trẻ khả năng hiểu ngôn ngữ, tự tin, bước đầu có khả năng sử dụng từ trong giao tiếp đơn giản .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.”
1.4 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc các giáo trình, tài liệu có liên quan đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ. Tham khảo sách báo, tạp chí, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng, về các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ.
* Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: Khảo sát thực tế các biện pháp dạy trẻ 25-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện và mọi lúc mọi nơi.
* Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
* Phương pháp trực quan, dùng lời: Lời nói cụ thể và có thực hành của cô là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dể hiểu.
* Phương pháp thực hành : Trẻ hứng thú tham gia hoạt động kể chuyện cùng cô theo hướng dẫn gợi ý.
* Phương pháp quan sát: Quan sát việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ ở trường, gia đình, ngoài xã hội để có cơ sở đánh giá thực trạng một cách toàn diện và có những biện pháp thực nghiệm một cách tích cực và hiệu quả.
* Phương pháp trao đổi, trò chuyện: Được thực hiện, trao đổi thông qua phụ huynh, các đồng nghiệp và thông qua trẻ để thu thập thêm thông tin cũng như có những biện pháp đề xuất khả thi hơn.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]