SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, thông qua hoạt động kể chuyện
- Mã tài liệu: BC2041 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1208 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Phùng Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Bạch Dương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Phùng Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Bạch Dương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, thông qua hoạt động kể chuyện” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ.
* Biện pháp 2. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động kể chuyện.
* Biện pháp 3 : Chuẩn bị nguyên vật liệu, cách làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng trực quan.
* Biện pháp 4: Rèn luyện giọng đọc, giọng kể hấp dẫn và diễn cảm, xây dựng hệ thống câu hỏi đa dạng, phát triển được tư duy sáng tạo ở trẻ.
* Biện pháp 5: Linh hoạt sáng tạo trong tổ chức hoạt động kể chuyện.
* Biện pháp 6: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
*Biện pháp 7: Phát triển ngôn ngữ qua kể chuyên thông qua mọi lúc mọi nơi và các hoạt động khác.
* Biện pháp 8: Tổ chức hội thi “Bé kể chuyện cùng họa my” qua ngày hội ngày lễ tổ chức tại lớp.
*Biện pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên, là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích cho xã hội. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức, có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của toàn xã hội. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp đối với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm: “Học bằng chơi – Chơi mà học” Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt: “Đức – Trí – Thể – Mỹ – lao động” .
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ em mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và học được từ tương ứng. Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành.
Ngoài ra, ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, nhất là đối với trẻ nhỏ thì đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người.
Đặc biệt đối với hoạt động kể chuyện là một trong những hoạt động giúp trẻ làm quen thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ nghệ thuật, nó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn trí tuệ và tình cảm ngây thơ của trẻ. Sự nhạy cảm về lời hay ý đẹp trong tác phẩm văn học, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ. Thông qua các câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.
Thông qua kể chuyện rèn cho trẻ khả năng nghe, làm quen với ngôn ngữ, qua trao đổi đàm thoại với trẻ giúp trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, khả năng ghi nhớ ngôn ngữ, hoàn cảnh. Thông qua kể chuyện giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, biết yêu cái đẹp, đó là động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động. Bộ môn văn học nói chung và văn học trẻ em nói riêng là kho tang văn học quý báu được khai thai không ngừng, phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt là các tác phẩm thơ, truyện dành cho trẻ mầm non với hình tượng gần gũi, ngôn ngữ phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi. Đã từng bước chắp cánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động kể chuyện và tình hình thực tế ở trường, lớp là giáo viên trực tiếp đứng lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi trong quá trình dạy trẻ hoạt động với văn học. Tôi rất băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ là mình phải làm thế nào để những câu chuyện của cô đạt được những tác dụng về mọi mặt, mọi nội dung như mong muốn, khai thác được hết tác dụng trong mỗi câu chuyện để trẻ có thể lĩnh hội và cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp trong mỗi câu truyện góp phần vào việc giáo dục đạo đức và hoàn thiện nhân cách trẻ.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, thông qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non Hưng Lộc”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi qua việc tổ chức cho trẻ chơi, qua tranh ảnh… giúp trẻ kể chuyện một cách diễn cảm và góp phần phát triển nhân cách của trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Trường Mầm non Hưng lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
+ Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp dùng lời nói và sử dụng hệ thống câu hỏi (Là sự trao đổi giữa cô và trẻ), cô hỏi, trẻ trả lời, từ đó giúp trẻ nhớ sâu hơn các nội dung của câu chuyện.
+ Phương pháp quan sát, phương pháp trực quan: Là phương pháp nhằm giúp trẻ quan sát các sự vật hiện tượng một cách trực tiếp, từ đó giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn
+ Phương pháp khảo sát thực tế: Là phương pháp tác động trực tiếp vào các đối tượng để thấy được khả năng của đối tượng, từ đó giúp con người nghiên cứu có ý tưởng và sáng tạo hơn.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp điều tra khảo sát, quan sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Phương pháp xử lý thống kê, sử lý số liệu: Là sử dụng phương pháp toán để đánh giá kết quả tổng hợp những kinh nghiệm giảng dạy, từ đó rút ra những quy luật, hình thành và phát tiển của đề tài nghiên cứu.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Văn học nói chung và kể chuyện cho trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng là một hoạt động rất quan trọng đối với trẻ trong độ tuổi này, là một phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn tả mạch lạc, biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, tượng thanh. Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập sáng tạo trong suy nghĩ.
Vậy làm thế nào để cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua chuyện kể? Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, nhân ái vì con người. Những tác phẩm văn học thông qua kể chuyện cho trẻ mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trẻ cảm nhận được thế giới các loài vật, cỏ cây hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ xung quanh trẻ mà trẻ nhìn thấy được cũng như những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như: Làng quê, cánh đồng, dòng sông, khu phố, lớp học… Thông qua hoạt động kể chuyện trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình cô và trẻ…Trẻ cũng dần nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm. Câu chuyện có thể cần đề cặp đến những lực lượng siêu nhân như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm thức dân tộc. Đây cũng là đối tượng miêu tả của các tác phẩm chuyện làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinh thần.
Thông qua hoạt động kể chuyện là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật, giữa
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]