SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi B thông qua chuyện kể
- Mã tài liệu: BC3005 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 524 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Dương Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Bình Tân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Dương Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Bình Tân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi B thông qua chuyện kể” triển khai các biện pháp như sau:
*Biện pháp 1. Làm đồ dùng, đồ chơi.
*Biện pháp 2. Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú đa dạng giúp trẻ học tập và rèn luyện phát triển ngôn ngữ.
*Biện pháp 3. Quá trình cho trẻ làm quen với văn học.
*Biện pháp 4. Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.
*Biện pháp 5. Lồng ghép các môn học khác, các hoạt động trong ngày để dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
* Biện pháp 6. Dạy trẻ kể lại những sự vật hiện tượng mà trẻ quan sát được thông qua các hoạt động khác.
*Biện pháp 7. Công tác tuyên truyền giữa giáo viên và phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu.
-
Lý do chọn đề tài.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non, hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc và tiền viết, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm… Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh huyền ảo, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người. Vì vậy, trẻ nói năng mạch lạc được làm quen với chữ viết tiếng việt, được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp 1 là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định. Vì vậy ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách, là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ có vai trò trong việc phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và phát triển thể lực cho trẻ.
Ngôn ngữ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người nhất là ở tuổi Mầm non. Ca dao xưa có câu “Dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru dịu ngọt của bà của mẹ cất lên “Cháu ơi cháu ở với bà” hoặc “Con ơi con ngủ cho ngoan”… Đã hoà vào tâm hồn ta và ru ta khôn lớn vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể đã mang lại nguồn vốn từ vô cùng phong phú, đa dạng, đầy hấp dẫn với trẻ thơ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể sẽ cung cấp cho trẻ lượng vốn từ để từ đó trẻ có thể giao tiếp ứng xử một cách khéo léo, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ứng xử hằng ngày. Nhưng, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể trong trường Mầm non cũng đang gặp phải một số khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học.
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống kể lại một câu truyện đã được nghe, được chứng kiến hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Muốn phát triển kĩ năng nghe hiểu và nói của trẻ trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ trò chuyện, đàm thoại kể chuyện.
Là giáo viên đứng lớp 4-5 tuổi tôi thấy quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua kể chuyện đặc biệt là kể chuyện sáng tạo và đóng kịch vẫn đang còn hạn chế. Trong khi giao tiếp trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến của mình, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, diển đạt chưa mạch lạc, nói chưa đủ câu. Chính vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi là vô cùng cần thiết để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể
chuyện sáng tạo, đóng kịch. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo hay đóng một vở kịch nào đó trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic và được thể hiện qua lời nói.
Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn tự đặt ra mục tiêu cho mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn văn học. Tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những tình huống gây hứng thú, những cách thức giảng dạy mới mẻ có hiệu quả và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng của mình, tôi xin được chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ này với các đồng chí, đồng nghiệp thông qua đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi B thông qua chuyện kể ở trường mầm non Họa Mi”. Mong rằng những kinh nghiệm nhỏ này có thể được vận dụng hiệu quả vào các tiết dạy của các đồng chí.
-
Mục đích nghiên cứu.
Với mục đích để nâng cao chất lượng dạy trẻ 4-5 tuổi đọc thơ, kể chuyện diễn cảm nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, kể chuyện sáng tạo và đóng kịch.
- Đề ra một số phương pháp, giải pháp hữu hiệu nhất nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi thông qua các hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, kể chuyện sáng tạo và đóng kịch.
- Đánh giá kết quả và có ý kiến đề nghị để nâng cao chất lượng trong công tác dạy trẻ 4 tuổi đọc thơ, kể chuyện diển cảm.
-
Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi B thông qua chuyện kể ở trường mầm non Họa Mi.
-
Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm…
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đánh giá kết quả.
-
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
- Cơ sở lý luận.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Hiện nay việc trẻ em của chúng ta nói trống,
nói không đủ câu chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết phải diễn đạt sao cho mạch lạc. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình… mà điều tôi muốn nói ở đây, đặc biệt chính là thông qua bộ môn làm quen văn học. Bộ môn làm quen văn học dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch… tạo cho trẻ được hoạt động nhiều. Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp… không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ.
Phát triển ngôn ngữ chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú dối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch. Cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic và được thể hiện qua lời nói tương ứng hình ảnh (lời nói kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan). Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên và hằng ngày.
-
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi.
Trong năm học ……….tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi B với sĩ số lớp là 42 cháu, trong đó cháu nam là 22 cháu, nữ là 20 cháu, có 4 cháu mới, 1 cháu dân tộc mường. Các cháu đều ở cùng một độ tuổi, trẻ ngoan, mạnh dạn hồn nhiên, khả năng tiếp thu bài của trẻ tương đối đồng đều. Trẻ thích học, thích khám phá, trẻ có nề nếp học tập tốt. Đó là 1 thuận lợi lớn để tôi rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua kể chuyện.
Bản thân tôi là giáo viên phụ lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi có trình độ trên chuẩn, luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệt tình năng động. Tôi luôn tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy vào hoạt động vui chơi của trẻ. Tôi luôn xác định được mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua kể chuyện.
Bản thân tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn và xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình đổi mới.
Một số phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến việc học của con em mình, luôn phối hợp cùng với giáo viên trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.
-
Khó khăn.
Mặc dù nhà trường đã mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi nhưng còn thiếu và chưa phong phú về chủng loại.
Trường chúng tôi nằm ở khu vực nông thôn, ®a sè lµ con em gia đình n«ng nghiÖp nªn đời sống của nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con cái, có một số gia đình bố mẹ đi làm ăn xa các bé ở với ông bà vì thế việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh có phần hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Số trẻ đông vì thế gây khó khăn cho việc phân nhóm hoạt động. Khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ thì không đồng đều.
Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa đủ từ, còn lúng túng trong giao tiếp, thiếu tự tin trong giao tiếp. Một số trẻ chưa phân biệt đựơc sự khác nhau trong phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung vì vậy nên trẻ chưa chú ý đến các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói. Đa phần trẻ nói và phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh, trẻ còn nói tiếng địa phương.
Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng cảm nhận các tác phẩm văn học thơ chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.
Bên cạnh các trẻ nhút nhát còn có một số trẻ quá hiếu động nên ảnh hưởng đến quá trình cảm thụ tích cực của trẻ.
Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài tôi tiến hành kháo sát học sinh lớp 4 tuổi B và đây là những kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]