SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi người dân tộc thiểu số
- Mã tài liệu: BC2040 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 793 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Tạ Thị Duyên |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ánh Trăng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Tạ Thị Duyên |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ánh Trăng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi người dân tộc thiểu số” triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Giáo viên cần phải hiểu ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ – tiếng mường) của trẻ để dạy trẻ học ngôn ngữ tiếng Việt.
3.2. Biện pháp tạo môi trường giao tiếp thường xuyên bằng tiếng việt để phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ.
3.3. Giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm và rèn giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ ở mọi thời điểm.
3.4. Tạo sự hứng thú và tự tin khi học tiếng Việt cho trẻ thông qua cách sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ.
3.5. Biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giúp trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Mỗi con người khi được sinh ra và lớn lên ở một vùng miền, một dân tộc khác nhau thì sẽ có một loại ngôn ngữ giao tiếp khác nhau, tuy nhiên khi đi ra xã hội nói chung thì cần có một loại ngôn ngữ chung nhất để giao tiếp và ngôn ngữ đó chính là tiếng Việt phổ thông. Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một ở trường tiểu học là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục mầm non, trong đó có việc chuẩn bị tiếng việt. Nhưng đối với vùng dân tộc thiểu số thì phần lớn trẻ em trước khi đi ra xã hội hay nói cụ thể đó chính là khi đến trường mầm non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ của người dân tộc thiểu số và điều kiện tiếp xúc với môi trường giao tiếp tiếng việt còn rất nhiều hạn chế. Khi đến trường trẻ em thích trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ (cụ thể ở vùng dân tộc nơi tôi làm việc đó chính là tiếng Mường) và có thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng mường) trong hoạt động chơi, trò chuyện hàng ngày và thậm chí ngay cả trong môi trường học tập. Theo đó trẻ em dân tộc thiểu số sẽ không có vốn tiếng việt ban đầu cần thiết để học tập bằng tiếng việt ở trường phổ thông nếu không được chuẩn bị từ trước. Những hạn chế về tiếng việt là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không ra lớp ở học sinh lứa tuổi Mầm non ở vùng dân tộc thiểu số và đây cũng chính là vấn đề rất khó khăn cho hoạt động chăm sóc, giáo dục của giáo viên cũng như chất lượng giáo dục học sinh không được tốt làm cản trở hoạt động của bản thân giáo viên cũng như nhà trường.
Tiếng việt hay còn gọi là tiếng phổ thông là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Mỗi trẻ em từ khi mới sinh ra và lớn đều phải được quan tâm và chăm sóc chu đáo, tuy nhiên có một bộ phận con em ở vùng dân tộc thiểu số thực sự vẫn chưa được quan tâm một cách toàn diện về sự phát triển, trong đó có việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt là một trong những vấn đề lớn cần được quan tâm và chia sẻ nhất. [1]
Ở trường mầm non Ngọc Sơn giáo viên đứng lớp cũng như cán bộ quản lí hầu hết là người bản xứ, cũng có nhiều giáo viên là người dân tộc thiểu số hoặc không phải là người dân tộc thiểu số nhưng đã sống lâu năm ở đây nên việc trao đổi hay nói chính xác hơn là giao tiếp với các cháu học sinh cũng không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên giảng dạy trên lớp không phải là người dân tộc thiểu số. Chính vì thế khi trực tiếp đứng lớp nuôi dạy cháu còn một số bất đồng ngôn ngữ bởi các cháu học sinh đại đa số là con em người dân tộc thiểu số, khi đến lớp hầu như giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ (Tiếng Mường).
_______________________________
Ghi chú ( Giải thích cho việc trích dẫn TLTK ở trang này):
– Trong mục 1: Đoạn từ “Tiếng Việt hay còn gọi………… chia sẻ nhất” được tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1.
Khi các cháu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ với các cô thì các cô không hiểu các cháu nói gì và muốn gì? Điều đó rất khó khăn để các cô nuôi dạy các cháu. Và đây cũng chính là một cản trở khá lớn đến chất lượng giáo dục cũng như chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu.
Xuất phát từ những lí do trên và chính bản thân tôi là một giáo viên mầm non được phân công đứng lớp 3-4 tuổi C1 tại trường Mầm non Ngọc Sơn. Tôi rất trăn trở đối với tình trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt của các cháu học lớp mình. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và đưa ra những biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng việt. Với trách nhiệm lớn lao của một người giáo viên, tôi nghĩ đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng tiếng Việt cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn” làm đề tài nghiên cứu nhằm giúp các cháu mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt khi bước vào môi trường học tập ngay từ mầm non và các cấp học tiếp theo.
- Mục đích nghiên cứu:
Tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn” nhằm đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Ngọc Sơn.
Nhằm giúp giáo viên có một số biện pháp linh hoạt sáng tạo trong công tác tổ chức phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ một cách cao nhất.
- Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường Mầm non Ngọc Sơn.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi chọn các phương pháp sau:
– Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết.
Tham khảo các tài liệu liên quan đến ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo người dân tộc thểu số. Các môn học có liên quan đến SKKN.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Khảo sát thực tế trên trẻ ở lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi C1, thu thập thông tin cần thiết khi điều tra trên trẻ.
– Phương pháp thống kê sử lý số liệu.
Điều tra và khảo sát được số liệu sau đó thống kê lại để sử lý số liệu phù hợp trong sáng kiến.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận:
V.I.Lênin nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Ngôn ngữ chỉ có ở con người và cũng chính từ lao động con người tiến hóa từ vượn thành người và phát triển. Đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung thì ngôn ngữ và giao tiếp có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy kí hiệu tượng trưng ở trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp vì thế ngôn ngữ cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực và kĩ năng xã hội của trẻ. Trẻ không chỉ sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với mọi người xung quanh mà còn để tiếp nhận, hiểu thái độ, suy nghĩ, tình cảm và giao tiếp của người khác. Trình độ phát triển ngôn ngữ và làm quen với đọc viết ban đầu còn góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông cũng như sự thành đạt trong cuộc sống sau này của trẻ. [2]
Theo sách “Hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non” của tác giả Trần Thị Ngọc Trâm – Bùi Thị Kim Tuyến (đồng chủ biên) Nhà xuất bản giáo dục đã nói: Một số đặc điểm của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số khi học tiếng Việt là: Về căn bản, học tiếng việt đối với trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số là học ngôn ngữ thứ hai. Khi đi học mẫu giáo, trẻ em nói chung đã có vốn hiểu biết và kỹ năng ban đầu về hoạt động ngôn ngữ nói, biết sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp hàng ngày. Kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) có thể coi là nhân tố thuận lợi giúp trẻ học tiếng Việt (Ngôn ngữ thứ hai) nếu có điều kiện thích hợp. Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số khi học tiếng Việt có một số đặc điểm như sau:
– Trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số bắt đầu học tiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt.
– Môi trường giao tiếp tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số thu hẹp về cả không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường lớp mầm non).
– Việc học tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất và sự giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng Việt.
– Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có khía cạnh ngôn ngữ cũng ảnh hưởng tới việc học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số.
– Sự khác biệt về điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số có tác động nhất định đối với việc học tiếng Việt của trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số. [1]
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]