SKKN “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ( thể loại vẽ )
- Mã tài liệu: BC3086 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1973 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ( thể loại vẽ )” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp trong giờ hoạt động tạo hình
Biện pháp 2: Làm đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ dùng vào hoạt động tạo hình(thể loại vẽ)
để phát triển thẩm mĩ cho trẻ
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài để giáo dục thẩm mĩ,rèn luyện
kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ
Biện pháp 4: Linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm
Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) ở mọi lúc, mọi nơi
Biện pháp 6: Tích hợp hoạt động tạo hình thể loại vẽ vào các hoạt động khác
Biện pháp 7: Quan tâm bồi dưỡng trẻ yếu và khuyến khích những trẻ có năng khiếu về hoạt
động tạo hình
Biện pháp 8: Tổ chức hội thi
Biện pháp 9: Công tác phối kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Môi trường giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,tình cảm,trí tuệ,thẩm mĩ,hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1;hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lí,năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng,những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Giáo dục thẩm mĩ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với trẻ nhỏ. Cùng với hoạt động âm nhạc,kịch… hoạt động tạo hình trong trường mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mĩ rất cao đặc biệt là thể loại vẽ nó giúp trẻ thể hiện được tình cảm,suy nghĩ giống như giao tiếp bằng lời hay cử chỉ. Chúng ta đều biết rằng tất cả mọi trẻ em đều biết vẽ trước khi biết viết. Khi khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện,hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả và lý thú nhất. Nét vẽ nguệch ngoạc,hồn nhiên hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng quan sát,cảm thụ cái đẹp và hình thành khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình mà cụ thể là thể loại vẽ trẻ có cơ hội tìm hiểu,nghiên cứu các đối tượng,miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng từ đó kích thích ở trẻ khả năng phân tích tổng hợp,kỹ năng so sánh,ghi nhớ,phát triển trí tưởng tượng,tư duy sáng tạo và thể hiện cảm xúc,sự hiểu biết của bản thân trẻ về thế giới xung quanh. Đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi,hoạt động tạo hình thể loại vẽ là một trong những hoạt động nghệ thuật giúp trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác,tri giác,giúp trẻ nhận ra màu sắc,hình dạng,đường nét,tỷ lệ… nhận thấy cái đặc trưng và đường nét đẹp trong sự vật hiện tượng mà trẻ miêu tả. Đồng thời thông qua hoạt động vẽ giúp phát triển thể chất: giúp cho đôi bàn tay của trẻ khéo léo,linh hoạt hơn,phát triển khả năng kết hợp của đôi tay và đôi mắt. Mặt khác hoạt động tạo hình thể loại vẽ còn tác động mạnh mẽ đến đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo. Khi vẽ trẻ được thỏa sức khai phá và thể hiện mình,những suy nghĩ,ý tưởng đầy mới mẻ của trẻ gửi gắm vào tác phẩm chính là lúc trẻ thể hiện niềm thích thú,sự say mê. Khi trẻ được tự tay làm ra những sản phẩm của mình,khi được cô giáo khen thể hiện niềm vui sướng tự hào từ đó kích thích trẻ hứng thú sáng tạo ra cái đẹp, biết yêu lao động,yêu cuộc sống,có ý thức trân trọng và bảo vệ thành quả lao động của mình.
Mặc dù có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nhưng trong thực tế việc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mĩ mà cụ thể là hoạt động tạo hình thể loại vẽ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non nói chung và lớp 4-5 tuổi do tôi phụ trách nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng trên là phương pháp tổ chức vẫn còn mang tính áp đặt,việc xây dựng môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài để phục vụ cho hoạt động tạo hình thể loại vẽ còn chưa được quan tâm đúng mức,khả năng tập trung chú ý,kỹ năng của trẻ còn kém. Phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của giáo dục thẩm mĩ cho trẻ đặc biệt là thể loại vẽ mà chỉ chú ý coi trọng đến việc học đếm,con số,học hát, đọc thơ kể chuyện,trong thực tế trẻ lại rất muốn được thể hiện những cảm xúc,những sáng tạo của mình qua thể loại vẽ. Điều này khiến cho những sản phẩm của trẻ còn nhiều hạn chế cả về nội dung lẫn hình thức. Xuất phát từ những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi,chính vì vậy bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ và lựa chọn để nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ( thể loại vẽ ) ở trường mầm non Minh Lộc”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề ra: Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình( thể loại vẽ) ở trường mầm non Minh Lộc
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu trẻ 4-5 tuổi lớp B7 thông qua hoạt động tạo hình(thể loại vẽ) ở trường mầm non Minh Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp lý luận: Nghiên cứu các tài liệu
– Phương pháp trực quan
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp trải nghiệm
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
– Phương pháp quan sát,phỏng vấn,đánh giá.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo,nó giúp trẻ tìm hiểu,khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh,những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm,tình cảm tích cực.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt của trẻ về đạo đức,trí tuệ,thẩm mĩ,thể chất và hình thành các phẩm chất,kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực,sáng tạo. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ và ấn tượng về cái đẹp và những xúc cảm chân thật,những phẩm chất tốt đẹp của con người. Về mặt đạo đức hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành những đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp,muốn tạo ra cái đẹp. Về mặt thể chất giúp trẻ vui vẻ phấn khởi và tác động đến hệ thần kinh,điều chỉnh chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể giúp trẻ ngày càng khéo léo và linh hoạt. Về mặt thẩm mỹ giúp trẻ hình thành cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình. Vì vậy hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ giúp trẻ hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá,tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn,mặt khác hoạt động này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ,những phương thức hoạt động mới,giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích,có tổ chức,biết lắng nghe lời chỉ bảo của cô. Hoạt động vẽ đối với sự hình thành cảm xúc của trẻ,trẻ tỏ ra hài lòng khi được làm quen với bút chì, bút dạ,sáp màu,màu nước…Trẻ có thể sử dụng những phương tiện đó để vẽ những gì trẻ muốn và trẻ thích. Thật thú vị quyết định mình sẽ làm gì,sử dụng phương tiện gì,có thể coi là cơ hội đầu tiên hình thành tính độc lập quyết định của trẻ. Hoạt động vẽ với sự phát triển tư duy của trẻ,với trẻ mầm non hoạt động nghệ thuật đồng nghĩa với thể nghiệm cảm giác. Bút sáp trườn trên giấy, màu tô cứ đầy dần lên,rồi lượn cổ tay sao cho khéo để vẽ ra hình ảnh. Khám phá vật liệu rất quan trọng vì nó đem lại cho trẻ kiến thức về vật liệu. Trẻ biết tính chất của vật liệu màu thể hiện trên giấy ra sao,tô cho đẹp với sáp màu dạ hay màu nước. Thông qua hoạt động tạo hình nói chung hoạt động vẽ nói riêng trẻ hiểu được cách lập kế hoạch hoạt động,biết đánh giá sản phẩm của mình bằng cách đưa ra hoặc nói ra những gì mình thích và nghe người khác nói họ thích những gì ở sản phẩm của trẻ. Và quan trọng hơn nữa trẻ dần dần sử dụng các ký hiệu,dấu hiệu đặc trưng khi vẽ. Đặc biệt đối với trẻ về ngôn ngữ,chậm nói,chậm viết,vốn từ ít thì hoạt động vẽ lại càng quan trọng vì đó là phương tiện thỏa mãn tâm hồn trẻ,cách luyện tập và khắc phục những khiếm khuyết trên. Hoạt động vẽ phối hợp tay với mắt trẻ,mắt nhìn hướng dẫn hoạt động của tay rất cần thiết cho hoạt động sau này của trẻ trong đó có viết chữ đẹp,thực hiện các thao tác toán học sơ đẳng.
Trong hoạt động vẽ có nhiều các hoạt động đó là: Hoạt động vẽ theo mẫu,vẽ theo đề tài,vẽ theo ý thích.
Vẽ theo mẫu: Đây là thể loại vẽ trẻ được hướng dẫn chức năng mới,các bài mẫu dành cho trẻ là những bài phối hợp các kỹ năng đã học ở các lớp dưới. Ở thể loại này tôi cần nắm kỹ yêu cầu của từng bài mẫu để chuẩn bị mẫu và giới
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]