SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2045 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1793 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Cao Thị Quỳnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Mặt Trời Nhỏ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Cao Thị Quỳnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Mặt Trời Nhỏ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Giáo viên cần hiểu tâm sinh lý của trẻ.
Giải pháp 2: Giáo viên cần giúp trẻ phát triển vốn từ, mạnh dạn, tự tin.
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng tháng xuyên suốt 1 năm học.
Giải pháp 4: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Giải pháp 6: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác.
Giải pháp 7: Biện Pháp, giải pháp khác giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Giải pháp 8: Phối kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ông bà ta xưa có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như thế dạy tiếng Việt cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác, có khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ.
Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, là phương tiện cho việc dạy và học. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng.
Trẻ mẫu giáo có nhu cầu lớn về mặt nhận thức, trẻ khao khát khám phá, tìm tòi, tìm hiểu thế giới xung quanh mình trong đó ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩ biểu cảm của mình với mọi người. Đặc biệt hiện nay phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dạy trẻ của các trường mầm non.
Là một giáo viên trực tiếp dạy trẻ 3- 4 tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy trẻ phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Theo tôi để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, hình thành nhân cách trẻ, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của một người giáo viên mầm non ra thì việc xác định phương pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ thông qua hoạt động học khác tôi luôn tìm ra nhiều biện pháp để dạy trẻ phát âm chuẩn và chính xác. Vậy tìm biện pháp gì, phương pháp gì? Tìm ở đâu?. Tôi luôn tìm ra các giải pháp tốt để dạy trẻ phát triển toàn diện về nhân cách trẻ để trẻ lớp tôi nhận thức tiến bộ nhanh bắt kịp cùng trang lứa. Bản thân tôi trong 12 năm công tác mỗi năm tôi lại rút ra cho mình một kinh nghiệm. Muốn trẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần xây dựng biện pháp giáo dục hay và mở. Vì thế tôi đã dạy trẻ thông qua các môn học khác nhau và dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ được khám phá tìm tòi hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi ở trường Mầm Non Thị trấn Mường Lát” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có logic, có trình tự, chính xác.
– Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.
– Làm phong phú vốn từ cho trẻ.
– Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tôi tiến hành nghiên cứu là “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi ở trường Mầm Non Thị trấn Mường Lát”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp quan sát.
– Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ dể giao tiếp với mọi người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học. Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ. Cụ thể trẻ mẫu giáo bé nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 4-5 từ, có trẻ thì đã nói được câu 7-8 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản… chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo bé phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng nghe, hiểu, nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 3-4 tuổi nói riêng, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ loại trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết các từ biểu thị về các đặc điểm, tính chất, công dụng. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ là cả quá trình bền bỉ, lâu dài từ đó tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả, để từ đó trẻ vừa được học, vừa được chơi. Trẻ em ở độ tuổi này các cháu đang học ăn, học nói, học người lớn. Chính vì vậy người lớn chính là tấm gương. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
Chính vì vậy vai trò của người giáo viên hướng dẫn trẻ như thế nào để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt? Ta thấy trẻ nhỏ thường phát âm không chính xác (chẳng hạn như: Hình vuông – Hình guông, là – nà …. ). Việc trẻ phát âm không đúng của trẻ chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, chưa nhạy cảm và chưa chính xác, trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ và giọng nói cho phù hợp với nội dung nói. Vì vậy, để trẻ phát âm đúng cần phải được luyện tập thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, và thời gian lâu dài. Trong quá trình công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, sau một thời gian cho trẻ làm quen với các bài đồng dao, em thấy việc cho trẻ đọc các bài đồng dao kết hợp với các trò chơi đơn giản có tác dụng rất tốt cho việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Bởi vì nó có tính chất thi đua, bắt chước để kích thích trẻ luyện tập tốt.
* Đặc điểm sinh lý:
Lứa tuổi mầm non là thời kì phát triển và hoàn thiện về tất cả các cơ quan trong cơ trẻ. Đây chính là tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cơ quan thính giác của trẻ cũng được củng cố và hoàn thiện, kinh nghiệm nghe đọc thơ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]