SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3035 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 836 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ đầu năm học, tìm hiểu nguyên nhân số trẻ kém ăn trong nhóm lớp và lên kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng.
2.3.2. Tổ chức các bữa ăn cho trẻ một cách hợp lý, khoa học đảm bảo đủ cả về chất cũng như về lượng.
2.3.3. Nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ bằng cách trồng rau xanh, sạch, an toàn tại trường mầm non.
2.3.4. Vận dụng lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào một số hoạt động của trẻ.
2.3.5. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
1. Mở đầu | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung nghiên cứu | |
2.1. Cơ sở lý luận | |
2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu | |
2.2.1. Thực trạng chung | |
2.2.2. Thực trạng tại trường mầm non Thành Vân Thạch Thành | |
2.2.3. Kết quả thực trạng | |
2.3. Các biện pháp thực hiện | |
2.3.1. Nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ đầu năm học, tìm hiểu nguyên nhân số trẻ kém ăn trong nhóm lớp và lên kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng. | |
2.3.2. Tổ chức các bữa ăn cho trẻ một cách hợp lý, khoa học đảm bảo đủ cả về chất cũng như về lượng | |
2.3.3. Nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ bằng cách trồng rau xanh, sạch, an toàn tại trường mầm non. | |
2.3.4. Vận dụng lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào một số hoạt động của trẻ. | |
2.3.5. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục | |
2.4. Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp mới. | |
3. Kết luận kiến nghị | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị |
- Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”[4]
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, một vĩ nhân của dân tộc việt nam. Bác luôn có lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân đặc biệt là đối với các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác luôn chăm lo cho những mầm non tương lai của đất nước. Bác ví:‘‘Trẻ em như búp trên cành”. Đúng vậy trẻ em cũng như những chồi non phải được nâng niu chăm sóc, nếu như những chồi non đó được bảo vệ, được uống những giọt sương mai và đón ánh nắng mặt trời thì mới phát triển tốt thành cây và đơm hoa kết trái. Thì trẻ em cũng vậy cũng phải sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, của thầy cô giáo và toàn xã hội, được ăn ngon, ngủ ngon, được học tập, vui chơi mới giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt thể chất, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
Nhận định được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta luôn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em và trên thực tế giáo dục mầm non là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
Quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ chính là vun đắp, xây dựng những con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ trí thức và sức khỏe để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước trong mọi thời đại, đặc biệt là thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay cần có những con người phát triển toàn diện để đáp ứng mọi nhu cầu thị hiếu của xã hội ngày nay, đòi hỏi đứa trẻ phải có sức khỏe tốt sức khỏe là vốn quý giá nhất, có ý nghĩa sống còn với con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non.
Từ những nhận định và quan điểm đó người ta đã nhận thấy rằng “sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”[4]. Sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Chính vì thế mà trẻ em cần được quan tâm chăm sóc ngay từ khi mới sinh ra được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, người thân, được sự che chở của xã hội thì mới không có những trẻ em nghèo, trẻ em không người thân, không nơi nương tựa và đặc biệt không có những trẻ bệnh tật, ốm đau, suy dinh dưỡng. Trên thực tế có rất nhiều trẻ em Việt Nam có những hoàn cảnh khó khăn khác nhau vì vậy vấn đề chăm lo cho con em của chúng ta có một tương lai tươi sáng là nhiệm vụ hàng đầu của gia đình, của nhà trường và cô giáo.
Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non không ngừng phát triển. Do sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người nếu không có sức khỏe thì con người chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non do những đòi hỏi phát triển nhanh của cơ thể, về ăn uống cần phải thỏa mãn nhu cầu cao. Tuy nhiên không phải mọi trẻ em sinh ra đều khỏe mạnh, bên cạnh những “Bé khoẻ” vẫn còn những bé chưa khỏe, đó là những trẻ trẻ suy sinh dưỡng. Do những vấn đề ăn uống và cách chăm sóc của người lớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trẻ nhác ăn, ăn uống không điều độ, không đủ chất, không khoa học…Những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể trẻ.
Tóm lại cách ăn uống, cách nuôi trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng ở độ tuổi này rất quan trọng. Đây là giai đoạn trẻ cần được ăn nhưng cũng là thời điểm trẻ được‘‘học cách ăn” cần được làm quen với nếp ăn uống khoa học, hợp lý. Những sơ xuất trong cách chăm sóc, nuôi dưỡng và cách dạy trẻ ăn đều có thể gây ảnh hưởng xấu nhất định đến sự trưởng thành sau này của trẻ.[3]
Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tôi là một cô giáo mầm non tôi luôn băn khoăn trăn trở là làm thế nào để cải thiện được chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]