SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọc
- Mã tài liệu: BM5115 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 189 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọc” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.3.2. Để thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ Tập đọc
* Rèn phát âm đúng
* Rèn đọc đúng
* Đọc kết hợp giảng để học sinh hiểu nội dung văn bản.
2.3.3. Tổ chức thi luyện đọc dưới hình thức chơi trò chơi
Mô tả sản phẩm
1.Mở đầu
1.1. Lý do chọn sáng kiến:
Trong chương trình Tiểu học xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là:
– Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, (nghe, nói, đọc ,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
-Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy.
– Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hoá văn học Việt Nam và nước ngoài.
– Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
– Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt. Đọc tốt ở phân môn Tập đọc là các em được củng cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc hay học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội…Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm , đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm.
Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên cuối bậc tiểu học
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm. Rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc hay học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Nghiên cứu về đọc đúng và đọc diễn cảm qua tiết tập đọc. Học sinh lớp 5A trực tiếp học các tiết tập đọc theo nội dung và phương pháp mới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp đàm thoại, trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thực hành ; đọc theo mẫu, khẩu hình miệng..
– Phương pháp thử nghiệm; Phương pháp đối chứng.
– Phương pháp trò chơi
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
– Năm học ………sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy môn Tiếng Việt ( Phân môn Tập đọc) kết quả của các tiết dạy rất khả quan. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường, trao đổi với đồng nghiệp trong huyện về những giải pháp trong sáng kiến của tôi, các bạn đồng nghiệp đều ủng hộ và áp dụng. Năm học ………trên cơ sở sáng kiến cũ tôi tiếp tục áp dụng, không những thế tôi còn đưa thêm được giải pháp mới nhờ đó các tiết tập đọc ( Phần kỹ năng đọc) đã thu lại kết quả rất cao đó chính là:
-Tổ chức thi luyện đọc dưới hình thức chơi trò chơi để khích lệ học sinh, tăng hứng thú yêu thích môn học qua đó rèn tốt kỹ năng đọc cho các em.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
– Qua nhiều năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 và qua dự giờ trao đổi học tập lẫn nhau và được dự hội thi GVG cấp trường, cấp huyện tôi nhận thấy còn bộc lộ nhiều tồn tại:
+ Có những học sinh học tới lớp 5 đọc vẫn chưa lưu loát, chưa hay, ngắt nghỉ còn bừa bãi, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện. Các em không hiểu được nội dung không hiểu được nghệ thuật, không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Bởi vì trình độ học sinh không đồng đều, chưa nghiên cứu kỹ nội dung bài chưa cảm nhận được cái hay của bài tập đọc.
+ Mặt khác, địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên học sinh phần lớn còn đọc sai nguyên âm đôi: iê, ia, ươ, ưa, ua, uô đọc nhầm lẫn dấu hỏi với dấu ngã. Trong các giờ dạy tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng. Trong việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm. Ngược lại, trong giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh được đọc trong lớp ít, chưa biết lên giọng, hạ giọng khi nào, nhấn giọng ở những từ ngữ nào. Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật, qua đó giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học.
– Qua nhiều năm giảng dạy Tập đọc ở lớp 5, tôi đã vận dụng phương pháp giảng dạy theo chương trình, nội dung sách giáo khoa mới, do Bộ GD&ĐT quy định. Đồng thời, rút kinh nghiệm của bản thân qua từng tiết dạy; vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, tích cực phát huy chủ động sáng tạo của học sinh và chú ý rèn kỹ năng toàn diện cho học sinh. Trong những năm qua tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường.
– Do vậy kỹ năng đọc của học sinh nói riêng và chất lượng dạy, học môn Tiếng Việt nói chung thu được kết quả tốt. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết Tập đọc’’ để cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tiêu chung giáo dục cấp Tiểu học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Thực trạng
Đầu năm học ………tôi tiến hành khảo sát chất lượng đọc của học sinh ở những tiết học tập đọc . Cụ thể kết quả khảo sát như sau:
Lớp | T. số học sinh | Đọc phátâm sai | Đọc ngắtnghỉ sai | Đọc đúng | Đọc diễn cảm | ||||
Số lượng | Tỉ lệ% | Số lượng | Tỉ lệ% | Số lượng | Tỉ lệ% | Sốlượng | Tỉ lệ% | ||
5A | 36 | 28 | 77,8 | 28 | 77,8 | 8 | 22,2 | 5 | 13,9 |
Đồng thời tôi trao đổi trực tiếp với đồng chí giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm kỹ hơn về kỹ năng đọc của các em và tiếp tục tìm nguyên nhân dẫn đến phát âm sai, ngắt nghỉ sai, học sinh đọc diễn cảm còn yếu.
- Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn, ông bà, bố mẹ người lớn nói thế nào các em bắt chước như thế.
Ví dụ: Bố mẹ phát âm sai các từ có nguyên âm đôi như: iê, ia, ươ, ưa, ua, uô đọc nhầm lẫn dấu hỏi với dấu ngã thì con cái phát âm cũng rất dễ sai như vậy.
+ Về phía giáo viên :
– Chưa thường xuyên rèn đọc, rèn phát âm, những lỗi học sinh hay sai hay mắc phải. Chưa đầu tư quỹ thời gian và rèn dứt điểm dẫn đến ảnh hưởng tới học sinh. Nhiều giáo viên đọc chưa hay, chưa đúng nhất ở bậc mẫu giáo làm ảnh hưởng không ít tới việc đọc của học sinh khi học 29 chữ cái.
Hơn nữa trong giờ tập đọc còn có giáo viên chưa chú ý đến học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay. Các em này được làm việc liên tục trong giờ dạy do vậy các em đọc tốt càng đọc tốt, em đọc yếu vẫn hoàn yếu.
– Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình không chú ý năng lực chủ động của học sinh. Gọi học sinh đọc ít, kể cả khâu rèn đọc và đọc giảng. Nhất là khi đọc diễn cảm giáo viên chỉ gọi một em khá đọc mang tính hình thức. Chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh, nhận xét bạn đọc đúng hay sai để sửa cho bạn và điều chỉnh mình khi mình đọc sai. Khi học sinh đọc sai đọc lại để sửa thì chưa rèn dứt điểm đối với những lỗi sai của học sinh.
– Chưa chú ý đến đọc nhóm đôi nối tiếp, đọc cho bạn nghe và ngược lại.
– Chưa chú ý đến khâu rèn đọc thường xuyên ở các tiết dạy tập đọc và các tiết học khác.
+ Về phía học sinh :
– Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý đến cách hướng dẫn đọc của cô, không nghe những bạn đọc đúng để mình học tập, để mình đọc đúng.
– Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc diễn cảm (đọc hay) để thể hiện được cảm xúc, tình cảm thái độ qua giọng đọc và tính cách của các nhân vật như : đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ, và âm sắc.
– Việc chuẩn bị bài của các em ở nhà chưa kỹ, không luyện đọc nhiều lần
trước khi đến lớp.
2.3. Các giải pháp và biện pháp rèn đọc cho học sinh:
Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết tập đọc và khắc phục những nguyên nhân tồn tại đã nêu trên .Tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp, biện pháp những nội dung cụ thể sau:
2.3.1. Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Đối với cô :
– Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của cô trò ở từng đoạn của bài. Cô phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Nhất là những tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng.
– Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình.
– Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy
để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
– Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt.
* Đối với các em học sinh :
– Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà , có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe cô hướng dẫn sửa chữa và tự phát hiện ra tại sao mình đọc chưa đúng và tại sao mình đọc chưa hay.
– Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay trong các tiết tập đọc nói riêng.
– Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự luyện đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc.
2.3.2 Để thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ Tập đọc. Tôi chú ý đến các khâu sau :
* Rèn phát âm đúng: Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc tôi gọi học sinh khá đọc bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm bạn và phát âm lại. Gọi 3,4 em phát âm và giáo viên chốt lại cuối cùng.
Chẳng hạn: * Các em hay phát âm sai nguyên âm đôi: iê, ia, ươ, ưa, uô, ua giáo viên nói khi phát âm các từ ,tiếng có nguyên âm đôi các em cần lưu ý: Khi đọc các từ tiếng có chứa nguyên âm đôi iê, ia lưỡi đưa ra phía trước, âm sắc sáng,bổng, môi bẹt. Khi đọc các từ tiếng có chứa nguyên âm đôi ưa, ươ lưỡi nằm ở giữa, âm sắc trung hòa môi không bẹt, không tròn. Khi đọc các từ tiếng có chứa nguyên âm đôi uô, ua lưỡi rụt về phía sau, âm sắc tối trầm, môi tròn.
* Các em phát âm sai các từ,tiếng có dấu hỏi, dấu ngã giáo viên hướng dẫn học sinh khi phát âm các từ, tiếng đó các em lưu ý đối với dấu ngã: Khi phát âm luồng hơi nằm sâu trong cổ họng rồi mới đưa ra khoang miệng bật ra ngoài. Còn dấu hỏi: Khi phát âm luồng hơi từ trong khoang miệng bật ra ngoài luôn. Giáo viên phát âm mẫu cho học sinh nghe và nhìn khẩu hình miệng.
Ví dụ: Dạy bài : “Kì diệu rừng xanh”.
– Tôi chia bài này làm 3 đoạn :
+ Đoạn 1: Từ đầu ….đến lúp xúp dưới chân.
+ Đoạn 2 : Tiếp đến đưa mắt nhìn theo.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
– Gọi học sinh khá đọc, các em khác theo dõi đọc thầm theo, tìm tiếng khó đọc, hay phát âm sai.
– Cho học sinh đọc nối tiếp theo theo đoạn.
– Gọi học sinh trả lời (2,3 em). Giáo viên ghi bảng các từ học sinh đọc sai ( cây thưa, kiến trúc, nắng trưa, tia chớp, chuyển động, mải miết, rẽ, chiếc, xanh biếc,.. ).
– Gọi 2,3 học sinh đọc, nhận xét phát âm đúng hay sai, gọi học sinh đọc lại. (Đối với từng tiếng, từ khó đọc). Giáo viên thống nhất cách đọc đúng.
Do thời gian tiết tập đọc có hạn nên những học sinh phát âm sai ở tiết luyện tập buổi hai tôi rèn dứt điểm. Đối với một số học sinh hay phát âm sai tôi cho học sinh phát âm như sau:
* Luyện phát âm đúng nguyên âm đôi trong các từ sau:
cây thưa, kiến trúc, nắng trưa, tia chớp, chiếc, xanh biếc.
* Luyện phát âm đúng dấu hỏi, dấu ngã trong các từ sau: rẽ, mải miết, chuyển động,
Trong lớp tôi em Nhất, Nhung,Nhi, Khánh, Tú, Xuân Đạt, Quang Đạt,… khi đọc luôn phát âm sai các từ, tiếng có nguyên âm đôi; dấu hỏi, dấu ngã, tôi tìm nhiều từ có nguyên âm đôi; dấu hỏi, dấu ngã để gọi em phát âm. Gọi em khá đọc trước, em nghe đọc lại, đọc nhiều lần sửa đến khi em đọc đúng. Khi đã sửa cho em đọc đúng rồi, trong các tiết học sau tôi luôn luôn chú ý đến em khi đọc xem em còn mắc lỗi lại nữa không để kịp thời uốn nắn, sửa chữa nếu em mắc lại.Vì số lượng học sinh mắc lỗi này nhiều nên tôi sửa sai triệt để cho học sinh luyện đọc ngay trong giờ và luyện thêm ở những tiết dạy luyện tập buổi hai.
* Rèn đọc đúng:
– Đối với các lớp 1,2,3 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 5 kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao, nhiều học sinh có thể đọc đạt tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định. Do vậy tôi thường gọi một số học sinh khá, giỏi đọc làm mẫu trước toàn bài sau đó gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp giảng từ…. khi các em đọc tôi kết hợp :
+ Khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo.
+ Dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp. Mỗi đoạn gọi 2,3 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại chú ý đọc ngắt nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài bài văn xuôi.
+ Ví dụ: Bài : “Sự sụp đổ của chế độ a-pac-thai’
“Luật sư da đen Nen – xơn Man – đê – la,/ người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a- pác – thai,/ được bầu làm Tổng thống.//
– Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào bằng giấy hoặc bảng phụ gọi 2,3 em đọc .Các em khác nhận xét bạn phát âm các tiếng nước ngopaif đã đúng chưa? ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau với những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ để các ban khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc.
– Đối với những em đọc yếu tôi chú ý cho các em đó đọc nhiều hơn. Hôm nay đọc một câu, ngày mai đọc hai câu, và tăng dần số câu. Các em khác cần chú ý nghe nhận xét bổ sung bạn đọc. Nếu bạn vẫn đọc sai tiếp tục cho em đó đọc. Trong khi đọc nối tiếp đoạn kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời hiểu những từ được chú thích trong bài để học sinh hiểu nghĩa của từ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]