SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
- Mã tài liệu: BM0044 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 698 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Phân loại khả năng giao tiếp của sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2A
– Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, lành mạnh
– Xác định những kĩ năng cơ bản trong giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh DTTS
– Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua hoạt động học tập
– Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
– Mở rộng môi trường giao tiếp ở gia đình và cộng đồng
– Tổ chức thi đua, động viên khen thưởng
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
Lời nói đầu:
Trong các kĩ năng sống cơ bản của con người thì giao tiếp là một kĩ năng cơ bản giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó thông thường. Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi là cầu nối liên kết con người với nhau trong xã hội.
Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa những mối quan hệ. Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện, hay bế tắc khi muốn trình bày ý tưởng của mình cho người khác nhất là trước đám đông hiểu. Đó là vì bạn chưa nắm được những bí quyết trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày. Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những người sử dụng và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất, họ biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.
1. Lí do chọn đề tài
Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số (vốn chịu nhiều thiệt thòi về hoàn cảnh gia đình, địa bàn…) là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, biết bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc… tạo được niềm tin, tích cực học tập và rèn luyện ở các em. Góp phần hình thành một trong những kĩ năng sống cơ bản ban đầu phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm từng em góp phần tạo điều kiện tốt cho các em học lớp trên đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay và phát triển nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng sau này.
Ngay trong Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về Đánh giá học sinh Tiểu học, thì cũng quy định đánh giá về “Năng lực” của học sinh tiểu học, trong đó tiêu chí “hợp tác” được biểu hiện cụ thể như: Mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi, ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng.
Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Học tập là việc làm suốt đời, ông cha ta có câu: “Học ăn học nói – Học gói học mở”. Chính vì thế, ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức cần thiết, tôi luôn có trăn trở: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số trong lớp? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng giao tiếp vào trong cuộc sống hằng ngày? Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
ở lớp 2A trường Tiểu học Thanh Tân 1”.
2. Mục đích nghiên cứu
– Giúp người giáo viên có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn để từ đó phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số một cách tốt nhất. – Học sinh dân tộc thiểu số sẽ mạnh dạn hơn, không còn ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với mọi người, các em có cơ hội phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong giao tiếp, học tập cũng như mọi hoạt động của lớp, của trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp, cách thức để rèn luyện phát triển khả năng giao tiếp cho các em học sinh dân tộc thiểu số.
4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp điều tra, trực quan, nêu gương, làm mẫu, hỏi đáp. – Phương pháp nghiên cứu kết quả của hoạt động. – Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
– Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, có mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình – nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối qua hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng.
– Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc.
– Có thể nói một cách không quá cường điệu là kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho trẻ. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau! Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Đến trường tiểu học, không gian được mở ra đối với các em, các em tham gia nhiều hơn vào các mối quan hệ thầy cô, bạn bè. Lúc ở nhà thì tình cảm của trẻ đối với cha mẹ, người thân là chủ yếu thì đến trường tình cảm của các em đối với thầy cô giáo, bạn bè, cộng đồng… là rất lớn.
– Một lớp học có nhiều học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) giao tiếp chưa tốt thì trong đó có trách nhiệm rất lớn thuộc về giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên phải luôn luôn bên cạnh các em, luôn là nguồn động viên, khuyến khích cổ vũ, hướng dẫn các em nói điều hay lẽ phải, chỉ cho các em thấy mặt hạn chế trong giao tiếp để kịp thời khắc phục.
II. THỰC TRẠNG: 1.Thực trạng chung việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh DTTS:
– Là một trường đóng trên địa bàn xã miền núi thuộc vùng đặc biệt khó khăn 135 của Huyện Như Thanh. Địa bàn rộng, dân số đông, giao thông đi lại khó khăn, trường có nhiều khu lẻ. Học sinh DTTS của trường là 223/367HS = 60,7% người dân tộc Thái chiếm chủ yếu, bên cạnh đó lại có cả một bộ phận dân tái định cư của người dân tộc Thái chuyển từ Thường Xuân về, các em hay phát âm sai: l/đ; l/n; d/r, một số từ ngữ dùng không đúng ngữ cảnh bị/được: bị ốm thì lại nói được ốm, bị phạt thì lại nói được phạt… Mỗi một em học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn nói chung, các em học sinh DTTS của trường chúng tôi nói riêng, biết dùng tiếng phổ thông để diễn đạt một nội dung cho đầy đủ các ý là ít có em làm được như vậy. Các em có biểu hiện, mức độ khó khăn khác nhau trong giao tiếp. Học sinh lớp 3,4,5 thì khả năng giao tiếp của các em có tốt hơn so với học sinh lớp 1,2 do vốn từ, sự tiếp cận với cộng đồng bên ngoài còn hạn chế.
– Hầu hết giáo viên yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, chăm lo chuyên môn. Tuy nhiên cũng có nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh nói chung và học sinh DTTS nói riêng. Một số giáo viên chỉ chú trọng công tác giảng dạy truyền thụ kiến thức cho các em, không quan tâm nhiều đến việc giáo dục rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Nếu nói rằng thầy cô giáo không quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng giao tiếp là không đúng, nhưng việc này là rất hạn chế nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa thì giáo viên còn mơ hồ, chưa nắm rõ các biện pháp về việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
– Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy khi các em gặp “vấn đề” trong giao tiếp thì phần nhiều còn giáo viên chưa khéo léo, chưa tận tình hướng dẫn các em nói đúng hơn về ngôn ngữ lẫn nội dung giao tiếp. Những em học TDTS ít nói, ngại giao tiếp, khó khăn trong giao tiếp, trong giờ học không xây dựng bài… một số giáo viên liền liệt kê các em đó vào loại học sinh “lầm lì”, “khó bảo”, “tự kỉ”… các em dần bị lãng quên trong lớp, nhất là trong các cuộc giao tiếp, các hoạt động tập thể. Như vậy cả giáo viên và học sinh trong lớp thường không quan tâm đến sự tiến bộ của các em, vô tình đã đẩy em co mình lại, lạc lỏng trong hoạt động học tập và vui chơi của lớp.
– Bên cạnh đó phụ huynh chỉ khuyến khích cho con học giỏi kiến thức mà quên hướng cho con em mình phát triển kĩ năng thực hành xã hội, trong đó có kĩ năng giao tiếp, rồi ngay cả cách xưng hô không chuẩn mực trong giao tiếp của các thành viên trong gia đình cũng làm cho trẻ bắt chước xưng hô thiếu thiện cảm.
2. Thực trạng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số lớp 2A
– Năm học ………, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2A, tổng số học sinh 28 em, có 18 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 21 em = 75%. (Chủ yếu là dân tộc Thái).
– Phần lớn các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ, thật thà. Các em hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ nên cũng sớm có ý thức tự lập và mong muốn học tập để vươn lên. Tuy nhiên phần lớn học sinh DTTS là con gia đình gặp khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí còn hạn chế, cha mẹ đi làm nương rẫy cả ngày nên ít được tiếp xúc với người Kinh, ít tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nên sự mạnh dạn khi hoạt động với bạn bè là chưa có.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]